Những mốc lịch sử đáng nhớ của game online Việt (Phần cuối)
Tháng 9, 10/2008 – Choáng trước hai tài khoản VLTK 1,8 tỷ đồng
Thời gian này, giới game thủ xôn xao trước thông tin một “đại gia” bỏ ra 1,8 tỷ VNĐ để mua hai tài khoản cùng vật phẩm ảo trong VLTK, đây được coi là phi vụ có giá trị lớn nhất trong lịch sử game online Việt được công bố rộng rãi nhưng kết cục thì vẫn trong màn bí mật.
1 trong hai tài khoản có giá 1,8 tỷ VNĐ.
Người ra giá mua là ông Phạm Trường Sơn – giám đốc một công ty chuyên kinh doanh đồ ảo trong trò chơi trực tuyến, chính vì thế cộng đồng đều cho rằng thương vụ trên chỉ là “đòn gió” nhằm quảng bá cho doanh nghiệp còn non trẻ.
Trong hai tài khoản game được mua, một tài khoản môn phái Nga My có tên “moAmi”, đẳng cấp 183, tài khoản còn lại thuộc môn phái Võ Đang có tên gọi “Tam-Hắc”, đẳng cấp 174. Cả hai đều sở hữu những vật phẩm “cực khủng”, có một không hai.
Tháng 04/2009 – “Truyền nhân” Gunbound xuất trận
Gunny cùng TAAN ra mắt đã chức thức khai hỏa cho cuộc chiến tranh giành thị trường game bắn súng theo lượt vốn bị bỏ trống sau sự ra đi của Gunbound. Đây cũng là điều dễ hiểu vì dù Asiasoft đã đóng cửa trò chơi từ lâu, sức hút đến từ các server lậu vẫn rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, cả hai tựa game này còn chưa thể làm được điều này do thua xa về cả lối chơi lẫn đồ họa (thậm chí Gunny chỉ là một webgame). Tới cuối năm 2009, TAAN đã chính thức từ giã cộng đồng và trở thành game online đầu tiên do FPT Online “khai tử”.
Gunny và TAAN khó có thể xóa nhòa Gunbound.
Tháng 4, 5/2009 – Bộ ba “bom tấn” xáo động thị trường
Chưa bao giờ các tựa game được gắn mác “đỉnh” trên thế giới lại cập bến Việt Nam nhiều đến thế.
Có tới 3 game thuộc cùng thể loại MMORPG 3D là: Atlantica (VTC Game), Granado Espada (FPT Online) và Độc Bá Giang Hồ (Asiasoft) ra mắt game thủ với kỳ vọng làm nóng thị trường nhập vai đang có dấu hiệu nguội lạnh bởi sự vươn lên của MMOFPS và webgame.
Atlantica dù rất hay vẫn thất bại nặng nề tại Việt Nam.
Thế nhưng, “thảm họa” đã tới khi 3 tựa game trên thất bại toàn diện trên thị trường Việt Nam. Lượng người chơi ít, doanh số thấp thậm chí cả việc để hack tràn lan (Độc Bá Giang Hồ) đã giết chết cả 3 “hàng khủng”. Đây là bài học đắt giá cho các NPH trong nước về chuyện thị hiếu game thủ Việt.
Tháng 06/2009 – Shock vì webgame nhập vai
Video đang HOT
Nếu như Gunny đã tạo nên một bất ngờ nho nhỏ vì những gì webgame có thể làm được thì sự ra mắt của Vua Pháp Thuật lại một lần nữa nhắc người ta về sức mạnh của trò chơi trên trình duyệt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Tuy chỉ là một webgame nhưng Vua Pháp Thuật có đồ họa cũng như cách chơi không thua nhiều so với một MMORPG thông thường. Tuy vậy sản phẩm của VTC Game không thể đua tranh được với nhiều tựa game hút khách sau đó như Kiếm Thế…
Vua Pháp Thuật không cạnh tranh được với các MMORPG thông thường.
Tháng 08/2009 – Thuận Thiên Kiếm chào đời
Giành được quá nhiều mối quan tâm từ phía game thủ, cuối cùng tựa game online đầu tiên có công sức của người Việt xây dựng đã ra đời. Thậm chí trong nhiều giờ đồng hồ đầu tiên, thế giới TTK còn “đơ” vì quá tải tài khoản đăng nhập.
Cho tới tận hiện tại, sau hơn nửa năm thử nghiệm và sắp sửa open beta vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng dành cho sản phẩm của VinaGame. Dẫu vậy dù sao NPH miền Nam cũng đã tạo dựng được bước đi đầu tiên cho ngành công nghiệp phát triển trò chơi trực tuyến nước nhà.
Một cảnh “tắc đường” trong Thuận Thiên Kiếm.
Tháng 09/2009 – Game online Việt góp mặt tại WCG
WCG là đại hội thể thao điện tử lớn nhất hành tinh. Với quy mô và tầm vóc của mình, giải đấu này luôn nhận được sự quan tâm từ không chỉ các game thủ eSport.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, chất lượng và quy mô của WCG Việt Nam 2009 đi xuống rõ ràng. Tuy nhiên đây lại là một mốc quan trọng với game online Việt khi lần đầu tiên trò chơi trực tuyến TAAN Online được đưa vào nội dung thi đấu chính thức.
TAAN đã trở thành game online đầu tiên có mặt tại WCG Việt.
Tháng 10/2009 – “Cơn lốc” Kiếm Thế trình làng
Được coi là phiên bản 2D cuối cùng và hoàn hảo nhất của dòng game 2D đã làm nên danh tiếng của NPH lớn nhất Việt Nam – Kiếm Thế đã chính thức ra mắt game thủ sau một thời gian ngắn thử nghiệm.
Với chiến lược marketing đúng đắn, mạnh mẽ cộng thêm sức hút của game, Kiếm Thế đã nhanh chóng thu được thành công to lớn và trở thành cây chốt tuyệt vời của VinaGame trong năm 2009.
Tuy nhận không ít sự cạnh tranh từ các đối thủ đặc biệt là Tây Du Ký vào đầu năm 2010 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ tựa game này sẽ hạ nhiệt.
Phải rất lâu sau VLTK, mới lại có một tựa game hút khách như Kiếm Thế.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua những mốc lịch sử đáng nhớ nhất trong chặng đường của ngành công nghiệp game online Việt từ buổi đầu sơ khai cho tới hết năm 2009. Hi vọng 2010 sẽ là một năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.
Những mốc lịch sử đáng chú ý của game online Việt (Phần 3)
Chương ba của lịch sử game online Việt Nam bắt đầu xuất hiện những "tử sỹ" đầu tiên trong cuộc chiến khắc nghiệt này.
>> Những mốc lịch sử đáng nhớ của game online Việt (Phần 2)
Sau một thời gian bị kìm hãm mạnh mẽ, game online Việt dần định hình và phát triển theo những hướng khác nhau. Cuộc đua nào cũng vậy, có người thành công nhưng cũng không bao giờ thiếu bóng dáng của những kẻ thất bại.
Vì những nguyên do khác nhau không ít game online đã buộc phải dời khỏi thị trường Việt Nam đầy khốc liệt. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và "hoành hành" mạnh mẽ của các "hot girl" trong giai đoạn này cũng không thể bỏ qua.
Tháng 9/2006 - SilkRoad về Việt Nam
Tuy không được thu được nhiều thành công tại thị trường Việt Nam nhưng thật thiết sót nếu không nhắc đến sự tồn tại của tựa game này.
Được coi là game online có cộng đồng game thủ đông đảo và chuyên nghiệp nhất trên các sever quốc tế lúc bấy giờ, Silkroad là một trong số ít các game online thân thuộc với game thủ Việt ngay từ khi chưa ra mắt phiên bản tiếng mẹ đẻ.
Con đường tơ lụa có lối chơi vẫn hay cho tới hiện tại.
Silkroad ngay khi về Việt Nam đã nhận được không ít sự quan tâm từ game thủ, thậm chí sau nhiều năm qua cộng đồng yêu thích sản phẩm này vẫn rất đông đảo và trung thành. Thế nhưng do game có lối chơi khá khó cộng thêm cấu hình tương đối "chua chát" với đa phần máy tính lúc bấy giờ khiến không ít người chơi phải "chào thua".
Xét một cách công bằng, đây vẫn là sản phẩm mang lại nhiều vinh quang cũng như thành công nhất cho VDC-Net2E, nhất là nếu đặt bên cạnh người kế nhiệm Linh Thạch (Metin 2).
Tháng 10/2006 - Game online đầu tiên đóng cửa
Nạn nhân đầu tiên của cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Việt Nam là game Con Đường Bá Vương (game gốc có tên Rick Your Life).
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự bất lực cũng như yếu kém của NPH Quang Minh DEC và công tác quản lý game. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua yếu tố cấu hình - liều thuốc độc số một của các game online phát hành trong nước.
Chất lượng không tồi nhưng RYL vẫn phải "ra đi".
Sự ra đi của RYL cũng thể hiện rõ ràng nhất sự quan trọng của yếu tố NPH khi mà đa phần game thủ đều đánh giá đây là một tựa game hay và có triển vọng phát triển.
Tháng 11/2006 - Xuất hiện các "miss Audition"
Ai cũng biết rằng Miss Audition chính là tiền thân của cuộc thi Miss Teen quy mô lớn ngày nay. Không ai có thể phủ nhận Miss Audition chính là sự kiện dành cho teen thành công nhất trong lịch sử Việt Nam tính đến thời điểm này.
Chính vì thế chỉ sau 3 năm tồn tại, cuộc thi đã chính thức đổi danh xưng thành Miss teen - cái tên đánh dấu sự mở rộng của giải.
Miss Audition đã thành công hơn cả mong đợi.
Miss Audition thành công và gây được chú ý lớn một phần là bởi nó "nâng tầm" cho không ít "hot girl" tại Việt Nam. Hẳn ai cũng biết đến những cái tên như: Bảo Thy, Hương Ly, Huyền Baby, Quỳnh Nga... đều được cuộc thi này "lăng xê" từ khi còn chưa có mất tiếng tăm.
Tháng 4/2007 - Giải đấu game online lớn nhất Việt Nam ra đời
Không ai phủ nhận sức hút của game VLTK đối với cộng đồng game online thời gian đầu. Với đặc điểm về lượng người chơi và cộng đồng đông đảo của mình, "Thiên hạ đệ nhất bang" được đánh giá là giải đấu dành cho game lớn nhất Việt Nam.
Chỉ tính riêng giải thưởng Kim Nguyên Bảo dành cho game thủ tham gia đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Nếu tính toán dựa theo giá trị giao dịch, phần thưởng dành cho các đội tham gia THĐNB (đặc biệt là những mùa giải đầu) còn... lớn hơn giải thưởng cho các đội tham gia V-League.
Thiên hạ đệ nhất bang là giải đấu game lớn nhất Việt Nam.
Đặc biệt, phần thưởng cho giải đấu này luôn luôn giữ kỷ lục về giá vật phẩm ảo từ đó đến hiện giờ. Thậm chí, cho dù dã bớt nóng nhưng cuộc đấu giá gần nhất vẫn thu về hơn một tỷ VNĐ.
Tháng 4/2007 - Á quân casual "chào sân"
Được đánh giá là "á quân" của thị trường casual suốt một thời gian dài ra mắt, với lối chơi đơn giản, đồ họa ngộ nghĩnh, Boom Online nhanh chóng thu hút game thủ đặc biệt là các game thủ nhí. Cho đến thời điểm hiện tại, khi mà thị trường game casual đang ảm đạm, game vẫn là một điểm sáng hiếm hoi của phân khúc đáng quan tâm này.
Có thể nói sản phẩm của VinaGame đã thành công trong việc thổi một luồng gió mới vào thị trường game online Việt khi ấy đang bị "độc chiếm" bởi nữ hoàng Audition. Boom còn được chú ý đặc biệt bởi là một trong không nhiều game vượt được cột mốc 70.000 CCU.
Theo GameK
Những "Tin sốc" trong làng game online Việt tuần vừa qua Trong tuần vừa qua thị trường game online Việt đã thực sự sôi động với rất hàng loại tin tứ và sự kiện đáng chú ý. Làng game online trong nước lại tiếp tục một tuần mới với vô vàn thông tin về các game online chuẩn bị cập bến thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tuần thứ hai của tháng 3...