Những mộ phần bị trấn ếm ở Ba Lan
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di hài bị thực hành phép trấn từ xa xưa, được cho là có thể ngăn ngừa quỷ dữ trỗi dậy từ nấm mồ tại quốc gia Đông Âu.
Một bộ hài cốt bị trấn bằng lưỡi liềm – Ảnh: Antiquity
Sự trỗi dậy của ngoại giáo từ lâu đã thổi bùng nỗi sợ vào thời Trung cổ, và truyền thuyết về quỷ dữ như ma cà rồng đã tạo nên nỗi ám ảnh đối với người dân thời đó. Trong lúc khai quật một nghĩa trang tại miền đông bắc Ba Lan, nhóm nhà khảo cổ học quốc tế đã phát hiện một số hài cốt tại đây được chôn cùng với lưỡi liềm sắt nhọn.
Theo hai nhà nghiên cứu Marek Polcyn và Elbieta Gajda, tập tục kỳ lạ này có thể nhằm ngăn chặn các phần lực hắc ám chui lên khỏi mặt đất và quay lại gây hại cho cộng đồng, hoặc giúp bảo vệ người đã mất.
Những nấm mồ đặc biệt này đã được tìm thấy tại nghĩa trang Drawsko, có niên đại từ thế kỷ 17 – 18. Nhà khảo cổ học Marek Polcyn, học giả thỉnh giảng tại Đại học Lakehead (Canada), cùng đồng sự đã khai quật hơn 250 ngôi mộ tại đây từ năm 2008. Trong số này, có 4 hài cốt được chôn trong tư thế bị lưỡi liềm chắn ngay cổ, và di hài thứ 5 cố định bằng lưỡi liềm ngang hông. Trước đó, những trường hợp chôn cất kiểu này được cho là dùng để trị ma cà rồng, nhằm ngăn chặn người chết bật dậy và bước ra khỏi mộ, gây họa cho người sống.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới trên chuyên san Antiquity, chuyên gia Polcyn và đồng tác giả Elzbieta Gajda, thuộc Viện Bảo tàng Ziemi Czarnkowskiej, giờ đây đã bác bỏ suy đoán trên.
Thay vào đó, các nhà khảo cổ học thiên về một giả thuyết khác và dùng thuật ngữ “chống quỷ dữ” để đề cập đến những trường hợp trên, một phần do ma cà rồng không phải là nỗi ám ảnh duy nhất của người thời đó. Ngoài ra, di hài của người chết cũng không bị cắt xẻo hoặc nhồi tỏi vào miệng như thường thấy ở những ngôi mộ thực hiện phép ếm ma cà rồng. Người ở dưới mộ đều là dân địa phương. Do vậy, chôn cùng lưỡi liềm cũng có thể là phương pháp ngăn cản những thế lực tà ác hành hạ linh hồn của người đã mất, hay còn gọi là phép trấn tà.
Video đang HOT
Vẫn chưa rõ lý do tại sao người thời đó lại chọn ra 5 đám tang để thực hiện phép trấn này. Theo suy luận của các nhà nghiên cứu, có thể người chết đã qua đời một cách bất thường, chứ không phải trải qua quá trình già yếu, bệnh tật và tử vong. Những cái chết xấu bao gồm chết đuối, chết do sẩy thai, tự tử, chết trước khi làm lễ rửa tội, hoặc thậm chí qua đời trong tang lễ của chính mình, đều được liệt vào dạng có thể hóa thành quỷ dữ. Cũng có thể lúc sinh thời những người này có các đặc điểm khiến dân làng liệt họ vào dạng có quyền lực siêu nhiên hoặc mang dấu ấn đặc biệt nào đó trên cơ thể.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Khóc thét với kiểu tra tấn dã man nhất thời trung cổ
Lột da, tứ mã phanh thây, kẹp ngực... là những hình thức tra tấn dã man nhất thời trung cổ.
Lột da, tứ mã phanh thây, kẹp ngực... là những hình thức tra tấn dã man nhất thời trung cổ. 1. Voi dày: Hình thức tử hình bằng voi dày là cho voi nghiền nát, dày xéo. Cách tử hình này được sử dụng tại phía Nam và Đông Nam Á trong hơn 4.000 năm. Có nguồn tin cho biết nó từng được sử dụng bởi người La Mã và triều Nguyễn tại Việt Nam.
2. Ném vào vạc dầu: Ném vào vạc dầu là hình thức tra tấn hết sức dã man. Nạn nhân sẽ bị ném thẳng vào vạc dầu đã được đun sôi . Hình thức này sẽ khiến nạn nhân đau đớn và chết ngay thức thì.
3. Kẹp ngực: Dành riêng cho phụ nữ mắc tội, thiết bị này có được vót nhọn ở đầu và thường được nung nóng mỗi khi kẹp vào ngực của phụ nữ. Các móng vuốt có thể xé tuộc bộ ngực còn vết nóng sẽ làm bỏng phần thân trên của họ, gây ra đau đớn tột độ.
4. Tứ mã phanh thây: Tứ mã phanh thây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng, từ đó bốn sợi dây kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành nhiều mảnh. Phạm nhân sau đó có thể bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân.
5. Tùng xẻo (lăng trì): Là hình thức được dùng phổ biến tại Trung Quốc. Người ta dùng một con dao cắt đi từng phần trên cơ thể của phạm nhân khiến họ chết dần chết mòn. Lăng trì được dùng cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như tội phản quốc, giết người hàng loạt, con giết cha mẹ... Một số hoàng đế dùng nó để trừng phạt các thành viên trong gia đình kẻ thù.
6.. Thiêu sống: Thiêu sống chủ yếu được thực hiện tại Rome, Akragas ở Sicily, Ý, Anh và một số vùng Bắc Mỹ. Cơ thể phạm nhân sẽ bị đốt theo trình tự từ bắp chân, đùi, bàn tay, thân, cánh tay, ngực, ngực trên, mặt và sau đó là chết. Người ta còn đổ cả nhựa thông vào để ngọn lửa cháy nhanh hơn.
7. Lột da: Lột da là phương pháp tàn bạo nhất và thiếu văn minh nhất thời trung cổ. Người ta lột da của những tù nhân vẫn còn sống. Sau khi da đã bị lột hết, người bị kết án vẫn bị quăng quật để chảy máu cho đến chết. Những người thực thi hình phạt này còn dùng muối để tăng thêm đau đớn cho phạm nhân. Biện pháp trừng trị này dành cho tội phạm, tù binh và "phù thủy", được sử dụng cách đây 1 ngàn năm ở Trung Đông và Châu Phi.
8. Đóng đinh sắt vào đầu: Nạn nhân của hình phạt này bị trói tay chân, cỏ bị gông chặt. Khi hành hình, đầu nạn nhân bị kẹp chặt sau đó đầu sẽ bị người ta dùng búa đóng vào vào đinh sắt xuống đầu. Nạn nhân sẽ vô cùng đau đớn khi đón nhận cái chết.
9. Cưa người: Cưa người được sử dụng thời La Ma, Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Á. Phạm nhân sẽ bị treo ngược người lên. Chiếc cưa được đưa từ trên xuống đi dọc cơ thể, cắt người làm 2 mảnh. Người bị xử thường sẽ không chết cho đến khi bị cưa đến đỉnh đầu.
10. Con bò rống: Con bò rỗng ruột được đúc bằng đồng nguyên chất với một mảnh rắn được gắn với cánh cửa từ bên trong để tội nhân có thể bám vào mà ... chịu phạt. Nạn nhân bị đặt cố định trong thân con bò, bên dưới là lửa đốt liên tục cho đến khi khối kim loại ấy chuyển từ màu vàng sang đỏ vì bị nung nóng. Kiểu tra tấn khủng khiếp này bắt nguồn từ Silicy. Nạn nhân sẽ từ từ bị nướng cho đến chết với những tiếng kêu gào thảm thiết vì đau đớn, tiếng hét sẽ qua đường ống, phát ra ngoài như tiếng con bò thực sự đang rống lên.
Theo_Kiến Thức
Khám phá nhà thờ cổ nổi tiếng nhất đất nước Bulgaria Nhà thờ cổ Boyana được biết đến như một trong những di tích được bảo tồn nguyên vẹn nhất của nền nghệ thuật Đông Âu thời Trung cổ. Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến...