Những mẹo vặt sửa xe máy dành cho nam giới
Ở Việt Nam đa số sử dụng xe máy như một phương tiện chính để di chuyển, nhưng để tự chăm sóc và sửa chữa nhanh người bạn đồng hành của mình bị “thương tích” không phải ai cũng biết.
Tìm hiểu mẹo nhỏ cách chăm sóc xe tốt, để xe luôn hoạt động hiệu quả, êm ái mà không cần kỹ thuật hay sách hướng dãn dưới đây.
1. Chú ý tới săm lốp
Với săm xe máy, người dùng không nên vá nhiều, nếu phải vá từ 2-3 miếng trở lên thì ta nên thay, vì chi phí vá săm khi đó cũng gần bằng việc thay săm mới, và quan trọng nhất là việc dùng săm vá nhiều sẽ không đảm bảo an toàn, đặc biệt khi di chuyển với tốc độ cao.
Người dùng nên mua săm chính hãng (Honda, Yamaha…) hoặc săm có thương hiệu như Sao vàng, Casumina…và để sẵn trong cốp xe, bởi thông thường các tiệm sửa xe luôn “chặt chém” đáng kể đối với những người thay săm giữa đường. Nếu có săm thì việc mặc cả công thay sẽ đơn giản hơn rất nhiều.Trong khi đó, đối với lốp xe, người dùng nên quan sát chi tiết hoa văn trên lốp để cảm nhận độ mòn.
Chú ý tới săm lốp của xe
Nếu không thành thạo, người dùng có thể nhờ tiệm sửa xe quen biết để ý giúp, bởi lốp xe là phụ tùng khó “hỏng” nhưng cần phải biết thay khi đã mòn để đảm bảo an toàn, nếu không săm xe sẽ dễ bị cán đinh, nhanh xịt…
Tương tự săm xe, người dùng cũng nên lựa chọn lốp xe tiêu chuẩn (với kích thước phù hợp loại xe) ở các đại lý phân phối chính hãng hoặc tên tuổi.
Thông thường, sau mỗi 40.000km, người dùng sẽ thay lốp để đảm bảo an toàn.
2. Thay dầu định kỳ cho máy
Dầu nhớt là thành phần không thể thiếu, giúp duy trì khả năng vận hành hiệu quả cho máy xe. Nhiều người không để ý hoặc cố tình không thay dầu đúng lịch như 3-4 tháng, cả năm mới thay nhớt 1 lần. Trên thực tế, bạn hãy lưu ý quy định thường hay lấy mốc di chuyển cứ mỗi 1.500km thì thay dầu nhớt một lần.
Tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại dầu nhớt tốt, đặc biệt thì quãng đường thay dầu sẽ dài hơn, có khuyến cáo đi kèm, mức độ thường xuyên di chuyển quãng đường dài…còn dầu nhớt phổ biến thì cứ định kỳ mỗi 1.500 km là nên thay.
Thay dầu định kỳ giúp xe vận hành trơn tru hơn
Một mẹo nhỏ để người dùng dễ nhớ là dán một mẩu giấy vào dưới yên xe, trong đó ghi số KM lúc thay dầu (cùng ngày tháng), vậy là khi nào “ke” thấy đi hết 1.500 km thì ta có thể thay dầu. Khách hàng nên trung thành một thương hiệu dầu nhớt nhất định, tránh ngoài hàng bị dầu nhớt rởm (nhớt thải đun lại) rất hại cho xe. Để yên tâm bạn có thể mua dầu nhớt từ chính đại lý phân phối uy tín rồi mang thuê công thay chỉ từ 5.000 – 10.000 đồng. Hãy nổ xe trước khi cầm lái máy xe sẽ luôn “khỏe” và đảm bảo vận hành bền bỉ theo thời gian.
Video đang HOT
3. Má phanh cần nhạy
Rất nhiều người đi xe máy chủ quan với phanh, lúc nhấn bóp cả 2 phanh thì xe vẫn phải di chuyển thêm…vài mét mới dừng hẳn. Việc tinh chỉnh phanh “ăn” là rất cần thiết và quan trọng, khi bóp 2 phanh thì gần như xe sẽ phải dừng/khựng ngay lập tức. Lâu ngày má phanh sẽ bị ăn mòn dần, người dùng cần đi siết phanh chặt hơn ở các tiệm sửa.
Má phanh cần nhạy để người sử dụng có cảm giác an toàn hơn khi lái xe
Nếu mòn quá thì thay mới, má phanh là một trong những loại phụ tùng không “hỏng” tới mức mắt thường nhìn thấy, nhưng người dùng cần chủ động thay trước khi quá muộn. Thông thường, nên thay mới má phanh sau quãng đường di chuyển 25.000 – 30.000km.
4. Nhông, xích và đĩa xe máy
Theo thời gian, xích xe máy sẽ bị rão dần, còn nhông, đĩa bị mòn. Khi xích rão, thợ sửa xe sẽ tiến hành căng xích cho tới lúc xích không thể căng được nữa thì thay. Hoặc cắt bỏ bớt mắt xích, chỉ nên làm một lần. Khi xe máy bị rão xích sẽ thấy tiếng động va chạm rất khó chịu mỗi khi tăng ga hay di chuyển, vì xích chạm vào hộp xích. Tránh dùng xích rão gây nguy hiểm, tuột giữa đường khi đi tốc độ cao và gây tai nạn giao thông. Nên thay cả bộ nhông – xích – đĩa mới khi đi được 15.000 – 20.000km.
Theo thời gian, xích xe máy sẽ bị rão dần, còn nhông, đĩa bị mòn4. Bình ắc quy xe máy
Hiện nay, loại ắc-quy khô đang được dùng chủ yếu, vì sự tiện dụng, an toàn.
Thường chúng ta chỉ thay ắc-quy khi loại phụ tùng này hỏng hẳn, thể hiện qua việc “bỗng dưng” không đề được xe, còi xe yếu hoặc mất hẳn, đèn ở mặt đồng hồ và đèn xi nhan mờ…
Nếu mua ngoài (không phải thay trong các cửa hàng sửa xe) thì chi phí tiết kiệm hơn, bởi nhiều cửa hàng bán ắcquy chính hãng giúp thay luôn ắcquy (công thay ngoài tiệm chỉ khoảng 5.000 đồng).
Những thương hiệu ắc-quy chất lượng và dễ tìm là Pinaco (Đồng Nai) hay Habaco (Hải Phòng)…
Theo Cartimes
Những mẹo nhỏ giúp bạn lái xe an toàn hơn
Lái xe giỏi không chỉ là tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày, mà còn là việc rèn luyện cho mình những kỹ năng và những thói quen tốt.
Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn lái xe ngày một giỏi hơn, an toàn hơn cho bạn và người bên trong cũng như bên ngoài xe.
Luôn thắt dây an toàn
Túi khí luôn được nhắc đến như là thần hộ mệnh, những chiếc xe sau khi va chạm không bung túi khí luôn bị chê bai là thiếu an toàn. Điều này chưa hẳn đã đúng, nếu va chạm chưa đủ mạnh để làm thương vong người bên trong xe, túi khí thường sẽ không bung.
Trong khi đó, dây an toàn là thứ quan trọng nhất bảo vệ người bên trong xe thì không ít người lại lãng quên nó. Đặc biệt là ở hàng ghế sau, nhiều người quên mất sự tồn tại của dây an toàn.
Theo nghiên cứu của Ford, việc đeo dây an toàn ở mọi vị trí ngồi trên xe giúp giảm một nửa nguy cơ chấn thương khi xảy ra va chạm, và giảm nguy cơ tử vong tới 45%.
Tốt nhất mỗi lần lên xe, hãy thắt dây an toàn và nhắc nhở tất cả mọi người làm điều đó, trước khi cho chiếc xe chuyển bánh.
Hiểu rõ chiếc xe
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi cầm lái một chiếc xe lạ, bạn sẽ có cảm giác thiếu tự tin. Bởi vì bạn thấy chiếc xe có nhiều thứ lạ lẫm, không quen thuộc và không thuận tay. Vì vậy, mỗi khi cầm lái một chiếc xe mới, nên dành vài phút để làm quen tìm hiểu chiếc xe trước khi vận hành.
Chỉnh gương, ghế, vô lăng là những điều cơ bản nhất. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu công tắc đèn pha, cần gạt mưa, nút kiểm soát hành trình, nút bật đèn cảnh báo... để có thể sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra, cũng nên tập thói quen quan sát hệ thống cảnh báo người lái và ghi nhớ những ký hiệu cảnh báo để có thể phát hiện sớm các nguy cơ xảy ra với chiếc xe (ít xăng, thiếu áp suất lốp, cửa chưa đóng chặt, lỗi động cơ...)
Ngoài ra, nhiều mẫu xe hiện đại có trang bị các công nghệ hỗ trợ người lái, từ kiểm soát hành trình chủ động tới phanh tự động khẩn cấp hay cảnh báo lệch làn, thậm chí công nghệ tự lái bán tự động. Làm quen với công nghệ sẽ khiến bạn tự tin hơn khi cầm lái xe.
Giữ tập trung khi lái xe
Một vài giây mất tập trung khi lái xe có thể khiến bạn phải trả giá bằng một vụ tai nạn. Các nguyên nhân gây mất tập trung khi lái xe là không thể liệt kê hết, như thiếu ngủ, nghe nhạc quá lớn, chỉnh điều hòa, ăn uống trên xe, trang điểm, trẻ em quậy phá...
Đặc biệt, điện thoại là kẻ thù số một làm mất đi sự tập trung khi lái xe. Đọc thông báo trên điện thoại, đọc tin nhắn, trả lời tin nhắn, lướt mạng xã hội... đều sẽ khiến mức độ tập trung khi lái xe của bạn ở mức báo động.
Nếu chiếc xe có thể kết nối với smartphone, hãy làm điều đó trước khi xe lăn bánh, và tận dụng công nghệ đàm thoại rảnh tay trên những chiếc xe. Một số xe còn có hỗ trợ điều khiển giọng nói, hãy sự dụng thành thạo và bạn sẽ làm được nhiều việc, trong khi tay vẫn chắc vô lăng và mắt vẫn tập trung vào chặng đường phía trước.
Tất nhiên, không sử dụng bia hay các chất kích thích khi điều khiển xe.
Luôn cẩn trọng khi cầm lái
Những nguy cơ xảy ra tai nạn luôn tiềm ẩn bất cứ lúc nào, dù bạn lái xe chậm rãi trong thành phố đông đúc, hay đang chạy với tốc độ lớn trên cao tốc. Phát hiện sớm nguy cơ sẽ là chìa khóa vàng giúp bạn tránh được những tai nạn bất ngờ.
Luôn quan sát xung quanh, đặc biệt khi xe lùi ra điểm đỗ, chuyển làn, chuyển hướng, chạy cắt qua giao lộ, thậm chí vượt đèn xanh. Luôn điều khiển vô lăng bằng cả 2 tay, điều này sẽ giúp bạn phản ứng nhanh và quan trọng là chính xác với những tình huống bất ngờ.
Nếu gặp một chiếc xe phóng nhanh vượt ẩu, hay một chiếc xe tải chạy chậm trên cao tốc, hãy bình tĩnh, kiên nhẫn và cẩn trọng. Không nên nóng nảy, không nên lao vào cuộc đua tốc độ hay vội vã vượt xe. Hãy nhớ, điều quan trọng nhất khi lái xe là về tới đích an toàn.
Đề phòng thời tiết
Theo dõi tình hình thời tiết luôn không hề thừa, dù bạn đang cầm lái 1 chiếc xe hơi, vốn được coi là mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu. Mưa bão, ngập lụt sẽ không phải là lúc thích hợp để lái xe ra đường khi có nhiều rùi ro rình rập, từ ngập nước tới cây đổ hay hố sâu trên đường.
Tất nhiên đó là khi thời tiết cực xấu, còn với thời tiết mưa gió bình thường, đó là lúc bạn luyện tập kỹ năng lái xe. Đừng ngại cầm lái trong điều kiện thời tiết xấu, cảm giác lái từ mặt đường ướt, từ điều khiển vô lăng tới hiệu quả phanh sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm lái xe và xử lý các tình huống khó.
Có thể chọn những địa điểm an toàn để trải nghiệm lái xe khi mưa gió và nâng cao khả năng điều khiển chiếc xe. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn học được cách đánh vô lăng chậm lại, nhẹ chân ga và phanh sớm hơn khi đường trơn ướt.
Kiểm tra xe
Tập thói quen kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát hay nước rửa kính, hệ thống đèn là cần thiết mỗi lần cầm lái, điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ xe phải nằm đường.
Ngoài ra, luôn ghi nhớ lịch thay dầu nhớt và bảo dưỡng định kỳ. Chiếc xe sẽ vận hành trơn tru và kéo dài tuổi thọ đáng kể khi người lái chăm sóc đúng cách.
Tuấn Khanh - Phong Vân
Ảnh: IIHS, Autodeal, Rac
Theo zing.vn
Mang thức ăn thừa ủ đúng chỗ này, 3 tháng sau cây mọc xanh um, hái mỏi tay không hết Trồng một vườn rau không chỉ giúp bạn có đồ ăn sạch, tươi ngon mà cũng là một thú vui nhàn hạ bên gia đình. Để tiết kiệm thời gian, công sức nhiều người khi trồng rau, trồng cây ăn quả quyết định mua phân bón hóa học từ bên ngoài về bón cho cây. Tất nhiên, hiệu quả của những loại phân...