Những mẹo nhỏ giúp bạn đi du lịch dài ngày bằng ô tô an toàn
Những chuyến đi đường dài là trải nghiệm không thể thiếu của những người đam mê phiêu lưu luôn mong muốn thám hiểm và khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trên khắp thế giới bằng xe ô tô.
Nhờ các công nghệ kết nối và an toàn trên phương tiện hiện nay đang ngày càng phát triển cùng cơ sở hạ tầng được cải thiện trên khắp thế giới, việc du lịch xuyên quốc gia dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chuẩn bị thật kỹ trước mỗi chuyến đi, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc, cũng như tránh được những rủi ro không lường trước. Dưới đây là 7 mẹo nhỏ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận cho chuyến du lịch xuyên quốc gia bằng ô tô của mình.
1. Lên kế hoạch, lên kế hoạch nữa, lên kế hoạch tiếp
Du lịch đường dài trong nước là một việc tương đối dễ dàng, nhưng một khi bạn đã vượt qua biên giới nước khác, nhiều tình huống phức tạp sẽ có thể xảy ra. Vì vậy hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Sau khi chọn được điểm đến, để tiết kiệm thời gian và công sức bạn nên vạch rõ lộ trình và các điểm dừng. Lên ngân sách cho chuyến đi và đặt trước khách sạn nếu bạn không muốn mình rơi vào cảnh vừa không biết tiếng bản địa lại vừa không có nơi nào để ở khi đặt chân đến một đất nước xa lạ.
Lên kế hoạch chi tiết để chuyến đi thêm hoàn hảo hơn
Một trong những khâu gây nhiều khó khăn nhất trước mỗi chuyến xuất ngoại là hàng loạt thủ tục bạn cần phải hoàn thành, bao gồm việc xin thị thực (visa), tiêm phòng vacxin (nếu nước bản địa yêu cầu), đổi tiền cũng như thông báo cho công ty tín dụng/ ngân hàng của bạn về chuyến đi sắp tới. Tất cả đều là những chi tiết nhỏ nhưng cần thiết để giúp bạn thoải mái và không vướng phải rắc rối gì.
2. Chuẩn bị phương tiện sẵn sàng cho chuyến đi dài
Chiếc xe được chăm sóc kĩ lưỡng sẽ giúp chuyến đi thêm an toàn
Trước bất kì chuyến đi đường dài nào, bạn hãy mang xe tới đại lý chính hãng tại địa phương để kiểm tra ít nhất một tuần trước khi xuất phát. Lốp xe (bao gồm cả lốp dự phòng), ắc quy, hệ thống phanh, các loại chất lỏng quan trọng cho vận hành của xe (dầu phanh, dầu máy,…), ống dẫn và các đai liên kết đều cần được kiểm tra kĩ càng.
3. Hãy là người hiểu rõ chiếc xe của mình nhất
Nếu bạn sắp đến nơi có địa hình và thời tiết khắc nghiệt, hãy đọc kỹ sách hướng dẫn và hiểu khả năng mà chiếc xe của bạn sở hữu. Những tính năng như Hệ thống quản lý địa hình (TMS) của Ford sẽ giúp bạn kiểm soát động cơ, hộp số và hệ thống phanh sao cho phù hợp với các điều kiện đường khác nhau. Từ đó bạn không cần phải lo lắng khi đi qua những địa hình đầy thử thách và khó khăn như vậy.
Hiểu rõ chiếc xe giúp bạn tránh được những tình huống ngặt nghèo
Video đang HOT
Một trong những chướng ngại lớn nhất bạn sẽ gặp phải là lái xe trên những điều kiện đường khác nhau mà bạn chưa từng trải nghiệm trước đây. Có thể nói tuyết là bề mặt khó xử lý nhất vì tính trơn trợt, nhưng với hệ thống kiểm soát địa hình TMS trên chế độ tuyết, bạn có thể dễ dàng băng qua bề mặt này một cách đầy tự tin.
4. Đóng gói đồ đạc một cách thông minh
Một trong những điều tuyệt vời nhất khi đi du lịch đường bộ là việc không bị giới hạn số lượng hành lý. Mặc dù vậy bạn vẫn chỉ nên mang theo vừa đủ số đồ đạc cần thiết. Với mỗi 40 cân khối lượng được đặt thêm vào xe của bạn, hiệu suất nhiên liệu sẽ giảm từ 1% – 2%, vì vậy sắp xếp hành lý thông minh chính là cách tiết kiệm tiền bạc và thời gian của bạn.
Đóng gói đồ gọn gàng
Nếu bạn tới những vùng khí hậu khác nhau, hãy mang theo các loại quần áo phù hợp. Còn khi đi cùng trẻ nhỏ, đừng quên mang đồ ăn nhẹ và một vài trò giải trí để giúp lũ trẻ không đói cũng như quá chán khi ngồi ghế sau. Và đặc biệt đừng quên mang theo đủ thuốc cho cả chuyến đi cùng một bản sao kê đơn của bác sĩ nếu bạn đang phải uống thuốc theo chỉ định để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra.
5. “Nhập gia tùy tục” – Hãy học luật lệ giao thông ở nơi bạn tới
Nghiên cứu về luật giao thông và các yêu cầu đặc biệt của nơi bạn sắp ghé thăm vì chắc chắn sẽ có rất nhiều sự khác biệt so với quốc gia của bạn. Tìm hiểu xem có cần phải chuẩn bị bằng lái xe quốc tế không, nếu có thì hãy dành đủ thời gian để đăng ký trước chuyến đi. Hơn hết, đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang cầm đúng bảo hiểm cho phương tiện của mình và mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm cùng các giấy tờ liên quan (cả bản chính và bản sao): hóa đơn mua, giấy đăng ký, đăng kiểm xe.
Luôn luôn tuân thủ luật lệ giao thông
Một trong những thử thách khi lái xe tại nước ngoài đối với nhiều tài xế là tay lái nghịch, cùng với đó nhiều điều kiện giao thông khác biệt. Nếu bạn chưa từng trải nghiệm qua trước đây, điều này có thể dễ dàng gây hoang mang như thể đây là lần đầu bạn tập lái xe, vì thế hãy từ tốn và thận trọng.
6. Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có lúc sai lệch, vì vậy hãy luôn trong tâm thế phòng bị
Hãy hiểu và chấp nhận sự thật này ngay bây giờ – cho dù bạn đã lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ đến đâu thì vẫn sẽ có lúc mọi thứ đi chệch khỏi quỹ đạo của nó, và điều này hoàn toàn bình thường. Xe xịt lốp, đường cấm bất ngờ hoặc tai nạn đều có thể làm trì hoãn chuyến đi của bạn một hai ngày, vậy nên hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều “bất ngờ”.
Luôn chủ động trong mọi tình huống
Chuẩn bị một bộ dụng cụ khẩn cấp với đầy đủ các trang bị sau: cáp nối, đèn flash, bộ sơ cứu, đèn LED để ra tín hiệu, chăn, cùng nước đóng chai và đồ ăn nhẹ. Để cẩn thận hơn, bạn nên tìm trước các số điện thoại khẩn cấp tại nơi bạn tới, đề phòng trường hợp bạn cần sự trợ giúp khẩn cấp khi đang trên đường.
7. Vui vẻ tận hưởng trọn vẹn chuyến đi
Điều kì diệu nhất của một chuyến đi đường dài chính là những khoảnh khắc ngẫu nhiên khi bạn tìm ra những thành phố mới, những điểm đến thú vị, trở thành điểm nhấn trong hành trình của bạn. Vì vậy hãy cho bản thân cơ hội để được tùy hứng.
Tận hưởng chuyến đi theo cách của bạn
Chuyến phiêu lưu mà bạn sắp sửa tham gia vào sẽ dẫn bạn tới những trải nghiệm để đời, vì vậy đừng ngần ngại mà hãy tiến tới với tâm thế cởi mở, sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ của một nhà thám hiểm.
Theo Cartimes
Những tình huống khiến 'tài mới' tá hỏa khi sử dụng ô tô
Nhiều "tài mới" rơi vào tình huống "dở khóc dở cưới" do thao tác lái không đúng cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các tính năng trên ô tô.
Vô lăng bị khóa chặt
Không ít tài xế trong thời gian đầu sử dụng ô tô phải gọi điện "cầu cứu" nhân viên bán hàng hay bộ phận kỹ thuật của đại lý bán xe do gặp phải tình huống vô lăng của xe bị khóa chặt, không thể đánh lái.
Tuy nhiên, đây không phải lỗi hệ thống lái mà thực chất là một tính năng an toàn được nhà sản xuất thiết kế để chống trộm. Khi ô tô tắt máy, trợ lực tay lái không hoạt động nếu tài xế vẫn cố xoay vô lăng để chỉnh hướng bánh xe thì vô lăng sẽ bị khóa. Vì vậy, khi khởi động lại, một số tài xế thường "tá hỏa" khi không thể xoay vô lăng. Đặc biệt, một số dòng xe sử dụng chìa khóa cơ, khi vô lăng đã bị khóa, tài xế sẽ gặp khó khăn khi tra chìa khóa vào ổ để khởi động máy.
Nhiều "tài mới" thường gặp tình huống vô lăng bị khóa
Theo anh Đinh Viết Quang - chuyên gia kỹ thuật của Sài Gòn Ford: "Trong trường hợp này, tài xế chỉ cần phối hợp giữa thao tác lắc nhẹ vô lăng sang phải hoặc trái đồng thời tra chìa khóa vào ổ và đề máy, vô lăng sẽ được mở khóa". Bên cạnh đó, với một số dòng xe, khi thực hiện thao tác đỗ xe không nên đánh hết lái, bởi sau khi tắt máy rút chìa khóa vô lăng cũng có thể bị khóa.
Không rút được chìa khoá ra khỏi ổ sau khi tắt máy
Ngoài việc vô lăng bị khóa, một số tài mới sử dụng ô tô số tự động thường gặp tình huống không thể rút chìa khóa sau khi đã tắt máy, kéo phanh tay. Theo nhân viên bán hàng của một đại lý Toyota tại TP.HCM, không ít khách hàng sau khi mua xe, trong thời gian đầu sử dụng thường gọi điện hỏi về "sự cố" này
Một số tài mới sử dụng ô tô số tự động thường không thể rút chìa khóa sau khi đã tắt máy...
Tuy nhiên, việc không rút được chìa khóa sau khi xe đã tắt máy, kéo phanh tay thực chất xuất phát từ chính sai lầm trong thao tác đỗ xe của tài xế. Theo đó, môt số dòng xe số tự động sử dụng khóa cơ, người lái sẽ không thể rút được chìa khóa ra khỏi ổ nếu cần số chưa được chuyển về P. Đây là cách thiết kế của các nhà sản xuất ô tô nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng xe bị trôi do người lái vẫn để cần số ở vị trí D, R sau khi đã tắt máy.
...nguyên nhân xuất phát từ việc cần số vẫn ở vị trí D, R
Theo lời khuyên các chuyên gia, để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ hộp số, đồng thời đảm bảo, khi đỗ xe, các lái xe nên thực hiện theo các bước: Đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay sau đó chuyển vị trí cần số từ D hoặc R về vị trí P rồi mới tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe.
Chìa khóa thông minh hết pin
Nhiều mẫu ô tô hiện nay được trang bị chìa khóa thông minh, giúp thao tác đóng, mở cửa hay khởi động xe trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, hầu hết các loại chìa khóa thông minh hiện nay đều sử dụng pin để hoạt động. Vì vậy, không ít "tài mới" thường lúng túng không biết cách để mở cửa rồi khởi động xe khi chìa khóa bất ngờ hết pin.
Hầu hết chìa khóa thông minh trên các mẫu ô tô hiện nay đều có thêm một chìa cơ sơ cua
Thực chất khi thiết kế, các nhà sản xuất ô tô cũng đã tính đến tình huống này. Vì vậy, hầu hết chìa khóa thông minh trên các mẫu ô tô hiện nay đều có thêm một chìa cơ sơ cua đi cùng. Để sử dụng chìa khóa này, tài xế cần mở chốt để rút ra, một số loại chìa khó chỉ cần bấm vào nút nhỏ để chìa khó cơ tự bật. Người dùng có thể cắm chìa khóa vào ổ trên tay nắm cửa và mở như bình thường.
Sau khi mở cửa xe, tùy vào cấu tạo mỗi mẫu xe, tài xế vẫn có thể khởi động máy. Với các xe có khe cắm chìa khóa thông minh, chỉ cần tra chìa khóa là có thể khởi động được. Tuy nhiên, với một số mẫu xe trang bị nút khởi động như Fortuner thế hệ mới bản máy xăng 2.7V, chỉ cần áp sát hoặc quay dọc đầu chìa khóa vào nút khởi động Start/Stop để khởi động máy.
Theo Thanhnien
5 quy tắc an toàn khi lái ô tô, 'tài mới' nên biết Để đảm bảo an toàn khi lái xe trên mọi cung đường, các bác tài nên nắm vững một số quy tắc về cách giữ khoảng cách, thao tác chân ga, phanh hay ngay cả cách mở cửa khi rời khỏi xe... An toàn luôn được xem là yếu tố hàng đầu khi lái ô tô tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong...