Những mẹo đơn giản xóa sạch các vết mốc trên kính ô tô
Người sử dụng ô tô có thể dùng chanh, thậm chí là nước tẩy bồn cầu để tẩy những vết mốc, ố vàng trên kính ô tô.
Nếu không rửa ô tô thường xuyên, kính ô tô cũng rất dễ bị hình thành những vết ố
Kính ô tô bị ố vàng, nguyên nhân từ đâu?
Khi ô tô đi dưới trời mưa, hoặc rửa xe xong, nếu không lau khô kính ngay thì nước sẽ đọng lại. Đây là nguyên nhân chính kiến kính ô tô bị ố vàng.
Việc bảo quản xe trong điều kiện ẩm ướt, để dưới mưa hoặc thường xuyên để xe ở tình trạng tiếp xúc với nước cũng làm cho kính bị ố dần theo thời gian. Hơn nữa, việc sử dụng hóa chất rửa xe, hoặc nước rửa kính không đúng tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.
Ngoài ra, việc không thường xuyên rửa xe, vệ sinh kính chắn gió cũng khiến các vết ố, vết mốc hình thành.
Sau khi dùng chanh, cần phải rửa bằng nước sạch và lau thật khô
Có thể cắt chanh theo lát nhỏ, hoặc vắt quả chanh, để nước chanh chà trực tiếp lên những bề mặt bị ố vàng và mốc của kính ô tô. Sau đó dùng nước sạch để rửa lại và lau khô (nếu quên rửa lại và lau khô, hậu quả sẽ tồi tệ hơn).
Video đang HOT
Sử dụng nước tẩy bồn cầu
Sử dụng chanh chỉ để tẩy những vết ố mới, đối với những vết ố lâu ngày thì rất khó dùng chanh để tẩy. Phương pháp tốt nhất là dùng những loại nước tẩy bồn cầu thông dụng của nhãn hiệu Vim, Duck, Gift,….
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chất tẩy bồn cầu được sản xuất cho mục đích tẩy rửa bồn cầu (bề mặt men sứ) nên có được khả năng tẩy rửa cao, hàm lượng chất tẩy trong các dung dịch tẩy bồn cầu rất mạnh đi đôi với độ ăn mòn cao nên nếu chẳng may những dung dịch này dây vào da, mắt,… sẽ rất nguy hiểm.
Như vậy, nếu quá lạm dụng chất tẩy bồn cầu để tẩy kính ô tô thì kính sẽ rất nhanh hỏng. Do đó chỉ nên sử dụng chất tẩy bồn cầu để tẩy ố kính ô tô trong trường hợp cần vệ sinh gấp.
Sử dụng chất tẩy riêng cho ô tô
Trong các cách tẩy vết ố trên kính, sử dụng dung dịch tẩy ố kính chuyên dụng được đánh giá là hiệu quả, đơn giản và an toàn nhất. Tương tự chất tẩy bồn cầu, dung dịch tẩy ố kính ô tô cũng chứa hàm lượng chất tẩy nhưng ở mức nhẹ hơn nên không gây ăn mòn kính. Mặt khác, thay vì tập trung tẩy các vết bẩn chứa lượng lớn vi khuẩn như ở chất tẩy bồn cầu thì chất tẩy ố kính xe sẽ tập trung tẩy cặn canxi, tẩy các vết ố mốc, vết đốm bảy màu… do nước mưa, nước bẩn, dầu mỡ… gây ra.
Sử dụng chất tẩy riêng cho kính ô tô sẽ cho kính được bền lâu hơn và an toàn hơn cho người sử dụng
Trong tất cả các cách xử lý kính ố mốc trên, sử dụng dung dịch tẩy ố mốc kính chuyên dụng được xem là cách tốt nhất. Người sử dụng ô tô không mất nhiều thời gian, công sức cũng lại có thể tẩy sạch kính nhanh chóng và hiệu quả, an toàn.
Cách xử lý đèn ô tô bị ố vàng không cần đến gara?
Hiện nay, có một số giải pháp phổ biến và hiệu quả trong việc làm mới cho đèn pha bị ố vàng và hoàn toàn có thể thực hiện nó ngay tại nhà.
Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ố vàng của đèn ô tô
Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng. Tuy nhiên, không nhiều người dùng có thể biết được nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Đó là vì ô tô không được chăm sóc đúng cách, nhựa đèn pha sẽ chuyển sang màu vàng, mờ đi và cản trở ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Và nếu xe có đèn pha ngả sang màu vàng, có lẽ người sử dụng đã không làm sạch đèn đúng cách.
Việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ
Trong đó, việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ về lâu dài mà màu ố vàng chính là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV, bụi bẩn, sự ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác mà xe gặp trên đường. Ngoài ra, việc đỗ xe ở nơi không có mái che, để xe và đèn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến đèn xe trở nên ố vàng và xuống cấp.
Kem đánh răng vốn được biết với khả năng có thể làm sạch rất tuyệt vời
Cách khắc phục hiện tượng ố vàng của đèn ô tô đơn giản nhất
Hiện nay, có một số giải pháp phổ biến và hiệu quả trong việc làm mới cho đèn pha bị ố vàng và hoàn toàn có thể thực hiện nó ngay tại nhà. Trong đó, một số vật dụng cần thiết mà người sử dụng xe cần chuẩn bị là kem đánh răng, một ít sáp đánh bóng xe... Tùy vào điều kiện và trường hợp cụ thể mà sẽ áp dụng những phương pháp khắc phục phù hợp.
Nên lưu ý lau theo hình tròn một cách chậm rãi để có kết quả tốt nhất sau đó rửa lại với nước sạch và quan trọng nhất là lau khô lại bằng khăn sạch và mềm
Dùng kem đánh răng
Kem đánh răng vốn được biết với khả năng có thể làm sạch rất tuyệt vời, ngay cả nhựa polycarbonate. Đây được xem là một giải pháp nhanh chóng để tẩy đi vết ố vàng trên bề mặt của đèn pha. Vì kem đánh răng có các hóa chất giúp loại bỏ mảng bám nên phát huy được hiệu quả trong việc xử lý quá trình oxy hóa của đèn pha. Quá trình làm sạch đèn pha bằng kem đánh răng rất đơn giản, chỉ cần thêm một ít kem đánh răng vào miếng rửa chén bát hoặc giẻ sạch và sau đó chà trực tiếp lên bề mặt của vỏ đèn.
Nên lưu ý lau theo hình tròn một cách chậm rãi để có kết quả tốt nhất sau đó rửa lại với nước sạch và quan trọng nhất là lau khô lại bằng khăn sạch và mềm. Cuối cùng là bôi sáp sau đó đánh bóng để có đèn pha trong suốt như mới. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể duy trì hiệu quả được khoảng 2 đến 4 tháng.
Giấy ráp cũng có thể khắc phục tình trạng đèn pha bị mờ
Dùng giấy ráp
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô của nhiều chuyên gia, nếu muốn đèn pha sạch và sáng rõ trong một thời gian dài, có thể áp dụng giải pháp chà giấy ráp cho đèn pha. Những dụng cụ cần chuẩn bị: giấy ráp, nước sạch, cồn, dung dịch phủ bóng để chống tia UV và khăn sạch, mềm. Đầu tiên là làm ướt đèn pha bằng nước sạch và làm ướt cả phần giấy ráp. Sau đó, đánh bóng phần đèn pha theo vòng tròn cho đến khi hoàn thành xong toàn bộ khu vực đèn.
Trong lúc chà giấy ráp, nên xịt một lượng nước vừa phải. Sau đó, rửa sạch và lau khô lại bằng khăn sạch. Đến khi đèn khô hoàn toàn, hãy làm sạch bằng cồn và lau sạch bằng khăn giấy để đảm bảo nó không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV.
Bước tiếp theo là che xung quanh khu vực đèn pha. Tiếp đến xịt dung dịch phủ bóng tạo thành một lớp phủ rõ ràng và để khô ít nhất trong vòng một ngày. Nếu chỉ rửa xe bằng nước thông thường sẽ không đảm bảo cho đèn pha giữ được độ sáng lâu dài. Vì vậy, cần phải tạo ra lớp phủ ngăn tia UV tác động trực tiếp đến đèn.
4 mẹo giúp 'hạ nhiệt' khoang nội thất ô tô mùa nắng nóng Dùng tấm che nắng, dán phim cách nhiệt kết hợp việc đóng mở cửa xe... sẽ góp phần làm hạ nhiệt nhanh cho khoang nội thất ô tô vào những ngày thời tiết nắng nóng. Để tạo cảm giác không ảnh hưởng đến sức khỏe... khoang nội thất cần được làm mát giữa thời tiết nắng nóng Một số tỉnh, thành trên cả...