Những mẹ Việt sục sạo khắp vùng biên tìm con gái bị bắt sang Trung Quốc
Bà Vu Thi Dinh mất nhiều tuần lùng sục khắp vùng biên Việt Nam – Trung Quốc, sau khi con gái và bạn thân mất tích.
Bà Vu Thi Dinh đi đâu cũng cầm theo ảnh con gái và bạn thân của cô bé, hỏi thăm tung tích.
Cầm tên tay ảnh hai thiếu nữ có gương mặt tròn, 16 tuổi, bà Dinh bày tỏ lo lắng hai cô bé đã bị bán sang bên kia biên giới để làm vợ đàn ông Trung Quốc. Dua và Di mất tích hồi tháng hai lúc đi chơi ở Mèo Vạc, vùng núi nghèo cách biên giới Trung Quốc bằng khoảng cách một hòn đá ném, theo AFP.
“Tôi mong con bé gọi về báo tin nó vẫn bình yên, nói rằng ‘đừng lo cho con, con đi rồi nhưng vẫn an toàn’”, Dinh vừa nói vừa khóc.
Bà là một trong vô số những người mẹ có con gái biến mất sang Trung Quốc, nơi tình trạng mất cân bằng giới tính đã thúc đẩy ngành buôn bán cô dâu trái phép phát triển.
Đa số người dân ở vùng núi phía bắc Việt Nam đều có đôi câu chuyện buồn về nạn buôn bán cô dâu. Học sinh trung học bàn về chuyện có người thân bị bắt cóc. Chồng nhớ lại cảnh vợ biến mất trong đêm. Hay những người mẹ như Dinh, lo lắng sẽ không bao giờ được gặp lại con.
“Tôi đã dặn con bé chớ ngồi sau xe hay gặp gỡ người lạ ngoài chợ”, Dinh vừa nói vừa nhìn vào tủ quần áo của con gái trong ngôi nhà nền đất. Bà không biết tin con kể từ khi Dua mất tích, không thể liên lạc với con bằng điện thoại di động mà cô bé mới mua vài tuần trước khi biến mất.
Nạn nhân thường xuất thân trong cộng đồng nghèo, bị bạn trai lừa bán hay bắt cóc sang biên giới bằng những lời hứa hẹn kết hôn hay tìm việc lương cao. Giống như nhiều người mất tích, Dua và Di là người dân tộc thiểu số H’mong, một trong những cộng đồng dân tộc nghèo nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Những kẻ buôn người thường nhằm vào các cô gái đi chợ phiên cuối tuần, nơi các thiếu nữ ăn mặc đẹp, bắt chuyện với những chàng trai trẻ, ngắm nhìn những chiếc điện thoại thông minh sản xuất ở Trung Quốc, hay mua sắm son môi và kẹp tóc lấp lánh.
Hoặc nạn nhân đã bị tán tỉnh từ nhiều tháng qua Facebook trước khi bị dụ dỗ sang Trung Quốc. Đó là cách chúng lợi dụng phong tục bắt vợ truyền thống của người H’mong, khi chú rể bắt cóc cô dâu mà không cần sự đồng ý của cô gái.
Một số nạn nhân bị lôi kéo bởi lời hứa hẹn về tương lai tươi sáng hơn đa số những cô gái chọn lựa ở lại Hà Giang, với truyền thống bỏ học sớm, tảo hôn và bán mặt cho ruộng đất.
“Họ qua biên giới để kiếm tiền nhưng rất dễ rơi vào bẫy của bọn buôn người”, Le Quynh Lan, chuyên gia của tổ chức phi chính phủ Plan International tại Việt Nam cho hay.
Từ năm 2012 tới 2017, Việt Nam ghi nhận hồ sơ 3.000 vụ buôn người, nhưng con số thực tế “chắc chắn cao hơn”, bà Lan nói, bởi khu vực biên giới rất khó kiểm soát.
Ly Thi My không ngờ con gái mình sẽ bị bắt cóc, vì Di rất nhút nhát, hiếm khi ra chợ chơi hay thích trò chuyện với bọn con trai. Chỉ hai tuần sau khi chụp ảnh với Dua, hai cô gái biến mất ở cánh đồng gần nhà và không bao giờ trở lại.
“Chúng tôi nghĩ rằng con bé đã bị lừa bán sang Trung Quốc làm cô dâu. Chúng tôi không biết nó đang ở đâu”, bà My nói.
Bà sợ nhất là hai thiếu nữ bị buộc phải làm vợ người khác, hoặc bị ép bán dâm trong các nhà thổ ở Trung Quốc – quốc gia mà số đàn ông đang nhiều hơn phụ nữ 33 triệu.
Trieu Phi Cuong, một cán bộ đội điều tra tội phạm ở Mèo Vạc cho hay rất dễ để vượt qua vùng biên dài 1.300 km.
“Địa hình khu vực này gồ ghề, khó theo dõi”, Trieu nói lúc đang đứng ở cửa khẩu biên giới đánh dấu bằng vài cây cột cao ngang hông, gần đó có một người đàn ông Việt Nam đang bán một chuồng chim bồ câu cho khách hàng Trung Quốc.
Nhiều nạn nhân thậm chí không biết mình đã sang tới đất Trung Quốc, hoặc không ý thức được mình đã bị bán.
Lau Thi My, 35 tuổi, chán ngấy ông chồng suốt ngày say xỉn và đánh đập vợ, đã mang theo con trai sang Trung Quốc. My được một người hàng xóm hứa hẹn tìm cho việc làm lương cao ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng, cô trở thành con mồi của kẻ buôn người.
My bị tách khỏi con, bị trao tay bán ba lần cho những kẻ môi giới khác nhau, trước khi được một người đàn ông Trung Quốc mua làm vợ giá 2.800 USD.
“Anh ta nhiều lần nhốt tôi lại, tôi ghét anh ta”, My nói. Cô đã bỏ trốn sau 10 năm ở cùng người chồng Trung Quốc, với số tiền gom góp ít ỏi.
Bây giờ, My quay lại với ông chồng người Việt – kẻ vẫn nát rượu, ở trong ngôi nhà mà cô đã bỏ trốn 10 năm trước. My vẫn đau đáu với nỗi đau xa con.
“Tôi đã quay lại, thân tàn ma dại, còn con trai vẫn ở Trung Quốc. Tôi rất nhớ cháu”, My nói.
Theo Hồng Hạnh (VNE)
Hà Giang: Khởi sắc sau gần 9 năm triển khai xây dựng nông thôn mới
Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Hà Giang đã có 23 xã/195 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Nông thôn mới; trong năm 2018, tỉnh Hà Giang phấn đấu có thêm 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (gồm 4 huyện vùng cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần). Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Giang có trên 19 dân tộc cùng sinh sống (chủ yếu là dân tộc thiểu số như Mông, Nùng, Sán Dìu, Lô Lô, Giấy...) trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác của đồng bào mang tính manh mún, nhỏ lẻ....là một trong những khó khăn lớn đối với Hà Giang khi triển khai các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Trung Thành huyện Vị Xuyên, Hà Giang tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Ảnh: Văn Phú
Sau gần 9 năm thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Hà Giang đã có 23 xã/195 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Nông thôn mới; trong năm 2018, tỉnh Hà Giang phấn đấu có thêm 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đó là: Xã Linh Hồ, xã Kim Thạch huyện Vị Xuyên; xã Yên Định huyện Bắc Mê; xã Tân Trịnh huyện Quang Bình; xã Việt Vinh, Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang; xã Quyết tiến huyện Quản Bạ; xã biên giới Lũng Cú huyện Đồng Văn và xã Xín Mần huyện Xín Mần; phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh Hà Giang có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Chương trình XDNTM đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, được đông đảo quần chúng dân nhân đồng tình hưởng ứng; nhờ đó, đã có hàng nghìn ngày công được huy động; người dân đã tự nguyện hiến hàng chục nghìn m2 đất của gia đình để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương; các doanh nghiệp, các tổ chức đã quyên góp ủng hộ hàng chục tỷ đồng nhằm phục vụ chương trình XDNTM...Để đạt được những kết quả đó, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về mục đích, ý nghĩa của quá trình XDNTM, từ đó họ tự nguyện đóng góp ngày công và hiến đất để mở đường và xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương, tạo thành phong trào của toàn dân chung tay XDNTM.
Trong quá trình triển khai, Ban chỉ đạo Chương trình XDNTM của tỉnh Hà Giang từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông của địa phương tập trung tuyên truyền về các nội dung như: Mục tiêu và tầm quan trọng của quá trình XDNTM trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; những kết quả trong quá trình triển khai; những cách làm hay; những nhân tố mới điển hình tại các địa phương trong quá trình XDNTM.
Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn của tỉnh đã vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào hoạt động hướng về XDNTM như: Mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp", "Xây dựng công sở xanh, sạch , đẹp", "Mỗi gia đình một mô hình kinh tế hộ", "Tuổi trẻ Hà Giang chung tay XDNTM"... Từ kết quả đó, đã có hàng trăm cuộc ra quân XDNTM với hàng chục nghìn lượt hội viên tham gia và đã có hàng trăm nghìn gia đình đăng ký thực hiện các mục tiêu về XDNTM.
Đến nay, chương trình XDNTM đã thực sự trở thành mục tiêu chung, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi của các cơ quan, đơn vị và của toàn thể nhân dân trong tỉnh. Đó cũng chính là nền tảng quan trọng tạo nên thành công bước đầu và trong giai đoạn tiếp theo của quá trình XDNTM trên địa bàn của tỉnh Hà Giang./.
Phạm Văn Phú
Theo https://cpv.org.vn
Cháu bé ngủ ngoài đường trong đêm tối: Không có chuyện mẹ đẻ ruồng bỏ con Theo lãnh đạo xã Khâu Vai (Mèo Vạc, Hà Giang) trước khi đi bước nữa, chị Già Thị Sua (mẹ của H) muốn đưa cả H và anh H (hiện đang ở với mẹ) đi cùng, nhưng bác ruột của H không đồng ý. Đi bước nữa, người mẹ muốn chăm sóc cả 2 con Mới đây, nhiều người xót xa hình ảnh...