Những “mẹ hiền” lặng thầm mà cao cả
Đó là những “ mẹ hiền” có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Thời gian gần đây, môi trường giáo dục nước ta phần nào bị ảnh hưởng bởi những vụ việc đáng tiếc như gian lận thi cử, bạo lực học đường, lạm thu tài chính… Đó là những mảng tối rải rác trong sân trường, đã ít nhiều gây hoang mang dư luận.
Nhưng thật đáng mừng, bất chấp những tồn tại đó, bao năm qua, bức tranh giáo dục nước nhà vẫn sáng lên những gam màu tươi vui, trong trẻo với đông đảo những tấm gương nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước, trọn đời sống và làm việc với tâm huyết “tất cả vì học sinh thân yêu”.
Sát cánh cùng đội ngũ giáo viên đông đảo trong các trường phổ thông, nhiều nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ chuyên biệt, đang ngày đêm tận tụy gieo niềm hy vọng cho những trẻ em thiệt thòi, có hoàn cảnh đặc biệt ở các trường chuyên biệt.
Đó là những tấm gương mẫu mực, xứng đáng được xã hội tôn vinh và đội ngũ nhà giáo cả nước noi theo.
Nghề giáo đòi hỏi một sự hy sinh, yêu nghề, mến trẻ và đối với các giáo viên dạy trẻ khuyết tật, sự hy sinh này còn lớn lao, vất vả, gian khổ cực nhọc hơn rất nhiều.
Người dạy học ở các trường chuyên biệt phải có một ý chí, nghị lực phi thường và trên hết phải có tấm lòng yêu thương cao cả thì mới có thể bám trụ được với nghề.
Niềm hạnh phúc của nhà giáo dạy trẻ khuyết tật là giúp cho học sinh lạc quan, tự khẳng định bản thân, có niềm tin vào cuộc sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trong đội ngũ nhà giáo đang ngày đêm dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, nổi bật lên những tấm gương sáng mẫu mực, đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến trong giáo dục học sinh khuyết tật, chuyên biệt, đóng góp cho xã hội một cách lặng thầm với nghị lực phi thường và tấm lòng yêu thương học sinh cao cả.
Có thể kể đến cô giáo Phạm Thị Thu Thanh, giáo viên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, (Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) với hành trình hàng chục năm trời miệt mài chăm nuôi, dạy dỗ trẻ khiếm thị.
Cô là một trong số các giáo viên từng được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các nhà giáo dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội.
Đó là cô Hoàng Thị Nguyệt, giáo viên Trường giáo dục Chuyên biệt Hy Vọng quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, suốt 23 năm qua luôn dành nhiều tâm huyết để dạy dỗ học sinh chuyên biệt, được các em yêu mến, có uy tín với phụ huynh học sinh.
Với tình yêu nghề nồng cháy, cô xác định việc dạy học sinh chuyên biệt là niềm hạnh phúc của bản thân, thôi thúc cô luôn tận tâm với công việc mình đã chọn.
Sát cánh cùng đội ngũ nhà giáo đương nhiệm là những cựu giáo chức đáng kính, những nhà giáo tuy đã nghỉ hưu vẫn tâm huyết với công tác nuôi dạy trẻ chuyên biệt.
Có thể kể đến cô giáo Trương Thị Thu Cúc, 64 tuổi, ngụ huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Từ sau ngày nghỉ hưu đến nay, cô mở lớp học tình thương dạy những trẻbị bệnh Down, thiểu năng trí tuệ hay có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, trích lương hưu mua sách vở, bút mực cho các em.
Video đang HOT
Cô còn vận động các mạnh thường quân hỗ trợ dụng cụ học tập, tặng quần áo, xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mua thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho tất cả các em.
Tiếp theo là cô giáo Trần Thị Mươn (59 tuổi, ngụ Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Tuy gia đình chẳng mấy khá giả nhưng thấy nhiều em nhỏ trong xóm không được đến lớp, cô bèn tự đi học lớp sơ cấp sư phạm, xong về quê bỏ tiền túi mở lớp tình thương xóa mù chữ, sắm bàn ghế, tập sách, quần áo, rồi đi đến từng nhà vận động những đứa trẻ không được đến trường, đến lớp học xóa mù chữ dành riêng cho những em nhỏ nhà nghèo, cảnh đời bất hạnh và thiếu thốn tình thương.
Cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga được nhận giải thưởng KOVA 2016 ở hạng mục “Sống đẹp” (Ảnh: baovinhlong.com.vn).
Cạnh đó là cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga (62 tuổi, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) là một trong 7 cá nhân trên toàn quốc vinh dự được nhận giải thưởng KOVA ở hạng mục Sống đẹp về “những việc làm tốt đẹp, lan tỏa tính nhân văn trong cộng đồng”.
Gần 20 năm qua cả lúc đang công tác lẫn khi nghỉ hưu cô mở lớp tình thương dạy miễn phí cho trên 700 trẻ em mồ côi, thiểu năng, tâm thần nhẹ, lang thang cơ nhỡ không có điều kiện đến trường, khiến mọi người khâm phục.
Thêm một nhà giáo đáng kính khác là cô giáo Hoàng Thị Yên, ngót 60 tuổi, có thâm niên hơn 37 năm dạy tiểu học ở huyện vùng cao Ba Chẽ (Quảng Ninh).
Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, lại chưa từng được đào tạo về chuyên ngành dạy trẻ khuyết tật, nhưng bằng tình yêu thương, trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề nghiệp, qua gần 40 năm cô đã giảng dạy và giúp rất nhiều học sinh khuyết tật vùng cao hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
Nhiều cựu giáo chức thủ đô Hà Nội cũng nêu cao những tấm gương sáng mẫu mực.
Đó là nhà giáo Đỗ Thị Thoa, sinh năm 1943, ở thị xã Sơn Tây, từ khi nghỉ hưu năm 1993 cho đến nay, cô tự trích lương hưu của mình, mua đồ dùng học tập, đồ ăn, nước uống và đồng phục cho học sinh, gây dựng và duy trì lớp học tình thương dành riêng cho các em thiểu năng trí tuệ, câm điếc.
Một tấm gương khác: cô Nguyễn Thị Côi ở quận Hoàng Mai, năm nay gần 80 tuổi, đã hơn 20 năm lập lớp học tình thương dạy miễn phí cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ, trẻ em nghèo và bị thiểu năng trí tuệ, mắc các bệnh về thần kinh… trên địa bàn thủ đô.
Còn nhiều lắm những tấm gương nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật, mà với dung lượng một bài báo khó có thể kể ra hết được.
Các cô đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến trong giáo dục học sinh khuyết tật, chuyên biệt. Dù đang công tác hay đã nghỉ hưu, với nghị lực phi thường và tấm lòng yêu thương cao cả, các cô luôn tự nguyện đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục trẻ kém may mắn, lặng thầm đóng góp cho xã hội, luôn được xã hội trân trọng.
Những tấm gương bình dị mà rất đỗi cao quý, những việc làm đậm tính nhân văn của các cô đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giúp những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn vượt lên nghịch cảnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, hoàn toàn xứng đáng được xã hội tôn vinh.
Suốt bao năm qua, các cô hàng ngày cần mẫn nuôi dạy đàn con bất hạnh như những bà mẹ nhân hậu trong ca khúc quen thuộc “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.
Đó là những “mẹ hiền” có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Với những cống hiến lặng thầm mà cao cả, các cô là những tấm gương rạng ngời đáng kính, đáng trọng, trọn đời tận tụy cống hiến, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp “trồng người”, đã góp phần to lớn làm đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ, kính phục, xin chúc các “mẹ hiền” luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để tiếp tục chăm nuôi dạy dỗ trẻ em kém may mắn, đồng hành với sự nghiệp “trồng người” cao quý.
Đỗ Thành Dương
Theo giaoduc.net
Trung tâm Đào tào trẻ tự kỷ Tâm Việt: Đã chấm dứt hoạt động tại Trường Thể dục thể thao Bắc Ninh
PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - Hiệu trưởng Trường Thể dục thể thao (TDTT) Bắc Ninh khẳng định: Từ ngày 30/9/2019, Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt không còn bất kỳ hoạt động nào tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đến ngày 30/9/2019, Trung tâm Đào tào trẻ tự kỷ Tâm Việt không còn bất kỳ hoạt động nào ở ký túc xá Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ảnh: Internet
Ngày 30/10, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã có báo cáo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh về hoạt động của Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho biết: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhận được giấy đề nghị thuê phòng và sân bãi của Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt, với mục đích sử dụng là "nơi lưu trú và tập luyện cho trẻ khuyết tật".
Sau khi xem xét mục đích, ý nghĩa nhân đạo của hoạt động giáo dục hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật, nhà trường đã đồng ý cho Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt thuê 8 phòng ở, 1 bếp ăn, 1 khu vực tập tuyện để sử dụng theo mục đích lưu trú và tập luyện thể thao cho trẻ khuyết tật.
Thời gian sử dụng bắt đầu từ 1/5/2019.
Theo nội dung hợp đồng, Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến quản lý học sinh, các vấn đề về sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm và các vấn đề khác có liên quan đến người ở.
Sau thời gian 1 tháng hoạt động, nhà trường nhận thấy các hoạt động của Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt là chưa phù hợp với môi trường đào tạo, giảng dạy của nhà trường, không đảm bảo điều kiện về an toàn, an ninh cho người học; nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở.
Tuy nhiên, Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt không khắc phục. Vì vậy, ngày 1/6/2019, nhà trường đã có thông báo đề nghị chấm dứt hợp đồng thuê cơ sở vật chất đối với Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt, thời gian chấm dứt từ ngày 1/9/2019.
Và đến ngày 30/9/2019, Trung tâm Đào tào trẻ tự kỷ Tâm Việt đã thực hiện bàn giao lại toàn bộ cơ sở vật chất cho nhà trường và chấm dứt mọi hoạt động tại Trường. Từ đó đến nay, Trung tâm Đào tào trẻ tự kỷ Tâm Việt không còn bất kỳ hoạt động nào tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Ngày 30/10, ông Phan Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Đào tào trẻ tự kỷ Tâm Việt xác nhận, hiện tất cả học sinh của Trung tâm đã được chuyển đến đào tạo tại Phòng Khám chữa bệnh huyện Đông Anh, Hà Nội (thuộc Trung tâm Hội Chữ thập đỏ Việt Nam).
Trung tâm cũng đã tiến hành kỷ luật cô giáo N.T.T.D - giáo viên mắng chửi học sinh như báo chí phản ánh.
Trước đó, sáng 29/10, báo chí đã phản ánh về việc giáo viên của Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt có hành vi mắng chửi, đe dọa học sinh và để học sinh vệ sinh bẩn.
Theo thông tin đăng tải trên báo chí, sự việc xảy ra vào tháng 7/2019, trong quá trình dạy, các giáo viên của Tâm Việt thẳng tay đánh hoặc nhục mạ khi học sinh không chịu tập luyện.
Đáng lên án, khi có khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, giáo viên tại trung tâm này đã ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: "Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé".
Ngoài ra, thông tin phản ánh cũng cho thấy, phòng tập của các em học sinh tràn ngập mùi khai, hôi do các học sinh đi vệ sinh không được lau dọn kỹ càng. Có em đang tuổi phát triển dậy thì, có hành vi thường xuyên nghịch 'vùng nhạy cảm' trong lớp học, nhưng các thầy cô ở đây cũng lúng túng trong cách xử lý.
Chưa hết, có em sau hơn 1 tháng nhập học tại Tâm Việt, trung tâm đã phải gọi điện về gia đình thông báo lên đón về vì sức khỏe không ổn.
Gia đình em cho biết, sức khỏe em suy kiệt, mặt mũi sưng húp, tất cả phần da không có quần áo che bị chi chít hàng trăm vết muỗi đốt. Mỗi bước đi, cháu đều ôm bụng, gào khóc. Em sụt 4 kg...
Khi đón về gia đình đã phải đưa em đi bệnh viện chữa trị hơn 1 tháng trời mới dần bình phục vì bác sĩ kết luận em bị nhiễm vi khuẩn HP
Sự việc xảy ra nghiêm trọng như vậy nhưng khi gia đình phản ánh với trung tâm, đề nghị gặp Giám đốc để làm rõ, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: "Chúng tôi không biết", "Giám đốc đi vắng"...
Trước khi đưa học sinh về học tập tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (Từ Sơn, Bắc Ninh), cơ sở này từng có thời gian đóng tại một ngôi chùa ở xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).
Đáng nói, theo đại diện nhà chùa, nhà chùa cho các cháu ăn ở, sinh hoạt hoàn toàn miễn phí, không phải đóng góp bất cứ khoản nào, nhưng Trung tâm họ kinh doanh, mỗi tháng thu hàng chục triệu đồng/cháu/tháng từ các bậc phụ huynh.
Được biết, Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt có khoảng 45 học sinh nhưng không phải tất cả các em đều mắc hội chứng tự kỷ. Có người hơn 30 tuổi, được Trung tâm giới thiệu "mắc bệnh trầm cảm vì vợ "ngoại tình" cũng được đưa vào đây. Học sinh học ở đây đủ các lứa tuổi (bé nhất 6 tuổi) đến ngoài 20 tuổi đều học chung...
Hải Hà
Theo thanhtra
Buổi sinh nhật đặc biệt bằng 'ngôn ngữ kí hiệu' của những học sinh PTCS Xã Đàn Không còn bị giới hạn bởi rào cản ngôn ngữ, Tiin.vn và các em học sinh đã có những khoảnh khắc hạnh phúc ngọt ngào bên nhau. Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) là điểm dừng chân cuối cùng của Tiin.vn trong chuỗi sự kiện Sinh nhật cùng Tiin.vn . Đây một ngôi trường chuyên biệt nhận dạy trẻ khuyết tật. Các em...