Những mẻ cá đồng đầu tiên sau lũ muộn
Dù nước lũ về trễ hơn năm trước 1 tháng, nhưng sau khi tràn đồng. hàng trăm hộ dân tại các huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, bắt đầu mưu sinh thu về những mẻ cá đầu tiên sau lũ muộn.
Theo Báo Tuổi Trẻ
An Giang: Hết tháng 8 rồi lũ về ít quá, cá đồng giá cao chưa từng thấy
Đã cuối tháng 8 dương lịch nhưng nước từ thượng nguồn đổ về hạ lưu rất ít, lượng tôm, cá cũng ít dần, từ đó không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Hiện, các mặt hàng cá đồng như: cá lóc, cá rô, cá trê trắng, tôm sông ở tỉnh An Giang đã "lên ngôi", vì được nhiều người tìm mua với giá cao.
Mực nước thấp
Những ngày gần đây, ở các chợ từ biên giới đến nội địa, mặt hàng cá đồng (hay còn gọi là cá thiên nhiên) như: cá lóc, cá rô, cá trê trắng, cá chốt, cá trèn bầu, cá leo, cá kết... trở nên khan hiếm, từ đó giá tăng kỷ lục so với những năm trước đây.
Cụ thể, cá lóc đồng loại 300 - 500gr, có thời điểm người tiêu dùng phải bỏ ra 180.000 đồng mới mua được 1kg cá lóc. Riêng mặt hàng cá leo sông (loại 7 - 10 kg) có giá từ 230.000 - 250.000 đồng/kg.
Không chỉ vậy, các loại cá khác như: cá hột mít, cá rô biển, cá chốt, cá sặc điệp cũng có giá từ 130.000 đồng/kg trở lên.
Bình quân mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Cường (xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên) bắt được 10kg cá lóc đồng, thu nhập từ 1,2 triệu đồng/ngày.
"Cá đồng giá cao nhưng tìm mua mặt hàng đúng là cá lóc đồng không dễ. Để có cá ngon, tôi thường phải đặt trước người bán cá ngoài chợ. Khi có cá ngon, người ấy gọi điện cho hay, ra cân mang về chứ không phải muốn mua, chạy ra là có..." - chị Trần Thị Kiều (phường Long Thạnh, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) chia sẻ.
Cá đồng khan hiếm, "lên ngôi", một mặt do nhu cầu tìm ăn các loại cá thiên nhiên ngày càng tăng cao, mặt khác năm 2019 lũ trên sông Tiền, sông Hậu ở mức thấp so cùng kỳ nhiều năm nên cá đồng rất ít và trở nên khan hiếm.
Theo kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn, mực nước lũ ở ĐBSCL năm nay đang ở mức thấp so với trung bình nhiều năm (TBNN) và thấp hơn nhiều so với các năm gần đây. Lưu vực hạ lưu sông Mekong ít mưa, thủy triều ở mức trung bình.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, những tháng vừa qua như tháng 6, tháng 7-2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn sông Mekong ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10 - 20%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 0,1 - 0,2m.
Vì vậy mùa lũ 2019, vùng đầu nguồn ít có khả năng xuất hiện lũ sớm, từ đó cá sẽ không có nhiều như những năm trước.
"Lũ không có, ngoài việc cá đồng khan hiếm, còn ảnh hưởng đến sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân chuyên sống với nghề chài lưới. Một tháng trở lại đây, lũ không có, số hộ dân đã chuẩn bị sẵn phương tiện đánh bắt cá trở nên thất nghiệp. Một số hộ vẫn đang tiếp tục chờ lũ về, số còn lại đành gác lại việc câu lưới, lên đường đi Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh làm thuê kiếm sống. Riêng những hộ chuyên trồng rẫy trong lũ (để bán giá cao) cũng thất vọng, vì lũ thấp, các mặt hàng đồ rẫy sẽ không có giá" - ông Lê Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) thông tin.
Nhu cầu tăng
Trước nhu cầu tăng cao trong tiêu thụ cá thiên nhiên của người tiêu dùng trong tỉnh An Giang, cư dân dọc biên giới Việt Nam - Campuchia tại các địa phương như: Tân Châu, An Phú, Châu Đốc, Tịnh Biên đã nghĩ ra nhiều hình thức khai thác cá đồng để mang ra chợ bán cho những người có nhu cầu.
"Chúng tôi chuyên đi mua cá đồng mang về phân phối cho các nhà hàng, quán ăn, các chợ huyện, thị xã, thành phố đến chợ vùng nông thôn. Tổ chức một mạng lưới thu gom cá như thời những năm 1980 nhà nước tổ chức thu mua lương thực vậy. Mỗi địa bàn, chúng tôi đều có điểm thu mua. Ngư dân đánh bắt được cá đồng là mang đến để chúng tôi cân với giá sỉ, sau đó phân loại và mang đi giao cho mối...", ông Nguyễn Văn Thanh (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên) thông tin.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, năm nay không có lũ nên lượng cá đồng giảm đáng kể, từ đó cá đồng có giá rất cao. Cá sặc điệp, cá trê trắng, các nhà hàng mua để kho sả, nấu canh khoai ngọt, phục vụ thực khách đã lên đến 150.000 đồng/kg.
Ông Thanh cho biết, nếu năm 2017 - 2018, vào thời điểm này, bình quân mỗi ngày ông thu mua được từ 300 - 500kg cá đồng thì nay con số này chỉ còn 1/3. Lượng cá đồng đánh bắt được ít, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao nên cá đồng năm nay "lên ngôi".
Chẳng những cá đồng mà các loại cá nuôi như: cá sặc bổi (84.000 đồng/kg), cá lóc (52.000 đồng/kg), cá điêu hồng (40.000 đồng/kg), cá he (60.000 đồng/kg), giá cũng tăng cao.
"Năm nay, bệnh dịch tả heo Châu Phi xuất hiện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, người tiêu dùng đa phần chuyển sang ăn các loại cá nuôi, còn người khá giả thì ăn cá đồng, vì vậy các mặt hàng từ cá nuôi đến cá thiên nhiên đều có giá" - bà Nguyễn Thị Huệ, bạn hàng cá chợ Mỹ Bình (TP. Long Xuyên) chia sẻ.
"Năm nay, ĐBSCL không có lũ nên cá đồng trở nên khan hiếm, khó đánh bắt. Nhiều mặt hàng cá sông như cá rô biển có giá gấp đôi năm rồi nhưng vẫn có người tìm mua..." - chị Phan Thị Lành, bạn hàng cá chợ Tân Châu (TX. Tân Châu) thông tin.
Theo Minh Hiển (Báo An Giang)
Cá linh non đầu vụ khan hiếm, giá 230.000 đồng/kg Hiện nay, đã gần hết tháng 8 nhưng cá linh non ở ĐBSCL chưa xuất hiện nhiều khiến giá bán khá cao. Hàng năm, đặc sản cá đồng theo nguồn nước về sớm nhất là cá linh non xuất hiện nhiều ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia như: An Giang, Đồng Tháp và Long An. Đây là loài cá chỉ xuất hiện...