Những máy bay của Lào, Campuchia khiến phi công Việt Nam phải mơ ước
Được điều khiển những loại máy bay có trong trang bị của Lào và Campuchia sau đây vẫn là ước mơ của các phi công quân sự Việt Nam.
1. Máy bay vận tải hạng nặng Il-76
Máy bay Il-76TD thuộc sở hữu của Imtrec Aviation, Lào
Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ phản lực được thiết kế với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị nặng đến các khu vực xa xôi có cơ sở hạ tầng kém trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết nhằm thay thế cho Antonov An-12.
Il-76 cất cánh lần đầu ngày 25/3/1971, chính thức vào biên chế tháng 6/1974 và hiện vẫn đang được sản xuất tại Tashkent, Uzbekistan. Số lượng xuất xưởng các phiên bản Il-76 tính đến nay đã lên đến trên 960 chiếc.
Máy bay có chiều dài 46,59 m; sải cánh 50,5 m; cao 14,76 m; trọng lượng rỗng 92.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 195.000 kg; kíp lái gồm 5 người.
Động cơ phản lực trang bị cho phiên bản Il-76TD-90 là loại Aviadvigatel PS-90-76 công suất 171 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 900 km/h; tầm bay 4.300 km với tối đa tải trọng 50 tấn; trần bay 13.000 m.
Video đang HOT
Il-76 Candid có một biến thể máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không là A-50 Mainstay và một phiên bản máy bay tiếp dầu được định danh Il-78 Midas.
Hiện nay có duy nhất một chiếc Il-76TD đang phục vụ trong đội bay của Imtrec Aviation, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2. Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26
Trực thăng Mi-26T của Không quân Hoàng gia Campuchia
Mil Mi-26 Halo là trực thăng vận tải lớn nhất và mạnh nhất từng được sản xuất tại Liên Bang Xô Viết, được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực dân sự lẫn quân sự.
Chiếc trực thăng hạng nặng này cất cánh lần đầu tiên ngày 14/12/1977; chính thức ra mắt năm 1983; được sản xuất hàng loạt từ năm 1980 và tính đến nay đã có khoảng 316 chiếc xuất xưởng.
Mi-26 Halo có chiều dài 40,025 m; đường kính rotor 32 m; cao 8,145 m; trọng lượng rỗng 28.200 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 56.000 kg; kíp lái 5 người (2 phi công, 1 hoa tiêu, 1 kỹ sư, 1 kỹ thuật viên).
Máy bay được trang bị 2 động cơ Lotarev D-136 công suất 8.500 kW mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 295 km/h; tầm bay 1.920 km (khi mang thêm bình nhiên liệu phụ); trần bay 4.600 m; tải trọng hàng hóa 20.000 kg hoặc có thể chở 90 lính hay 60 cáng cứu thương.
Hiện nay Không quân Hoàng gia Campuchia có trong biên chế tất cả 2 chiếc Mi-26T, chúng được khai thác chủ yếu cho mục đích quân sự mặc dù mang màu sơn như những máy bay dân sự.
Có thể dễ dàng nhận thấy hai loại máy bay vận tải trên có nhiều ưu thế hơn so với những chiếc An-26 hay Mi-8/17 đang có trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Theo Đại Lộ
Sợ tàu sân bay "ăn" tên lửa, Trung Quốc đóng thêm tàu bảo vệ
Tàu khu trục type 052C (type 052 còn gọi là lớp Lữ Hỗ) mang tên Tế Nam là chiếc tàu mới nhất của Hải quân Trung Quốc vừa được hạ thủy ngày 22/12/2014 và đưa vào hoạt động ngay sau đó vài ngày. Tàu Tế Nam sẽ gia nhập hạm đội bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh
Hải quân Trung Quốc hiện đã có 5 chiếc tàu khu trục type 052C và 5 chiếc type 052D được thiết kế để kết hợp với nhau nhằm bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu sân bay đang đóng để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của máy bay đối phương.
Tàu khu trục type 052C được trang bị rất nhiều vũ khí, khí tài nội địa mà Trung Quốc tự hào như tên lửa phòng không HQQ-9A (copy từ S-300 của Nga), tên lửa chống hạm YJ-62 và pháo phản lực 18 nòng.
Được trang bị các radar nội tối tân nhất của Trung Quốc như Radar mảng pha quét chủ động Type 348, radar phòng không type 517H-1 và radar kiểm soát bắn type 327G.
Ngoài những trang bị nội địa trên type còn được trang bị thêm một trực thăng nội địa Z-9 và 3 ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên, Type 52C và 52D lại sử dụng động cơ mà Trung Quốc mua từ Ukraine.
Trung Quốc có kế hoạch đóng một tàu khu trục loại 052C và hơn 7 chiếc 052D. Đô đốc Yin Zhuo nói rằng các tàu lớp 052C là tương tự như các tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Tuy nhiên các tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ có tải trọng 9000 tấn, lớn hơn nhiều so với các tàu lớp 052C. Điều đó cũng có nghĩa là các tàu của Mỹ có tể mang theo nhiều tên lửa và hệ thống vũ khí hơn 052C.
Trung Quốc đang phát triển đầu tư hiện đại hóa phần lớn lực lượng Hải quân để tăng sự hiện trong khu vực Thái Bình Dương của họ. Ngoài việc đóng mới tàu chiến type 52, Trung Quốc đang có tham vọng nghiên cứu phát triển tuần dương hạm type 055 hoạt động đa năng.
Mặc dù tàu thuộc type 055 nhỏ hơn tàu thuộc lớp Zumwalt rất nhiều, nhưng theo ước tính con tàu được trang bị đến 128 tên lửa phóng thẳng khi được triển khai trực chiến.
Ngoài ra, Trung Quốc đã có một hạm đội tàu ngầm cực lớn. Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hiện tại được trang bị nhiều tàu chỉ thua Mỹ và Nga. Trong số tàu ngầm của Trung Quốc có tới 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân có khả năng bắn vào nước Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.
Theo Một Thế Giới
Tên lửa đạn đạo DF-16 Trung Quốc đáng ngại cỡ nào? Tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-16 của Trung Quốc không chỉ có thể tấn công căn cứ, thành phố mà còn cả tàu sân bay Mỹ, Nhật Bản. Vào tháng 9/2014, Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa Trung Quốc) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo DF-16 thế hệ mới tại trường bắn ở Tân Cương....