Những mẫu xe thương mại có thiết kế phức tạp nhất thế giới
Cấu tạo của những mẫu xe này phức tạp đến mức người ta phải mất nhiều tháng mới có thể hiểu được phần nào đó cấu tạo và chức năng của chúng.
Việc làm ra một chiếc xe hơi không hề đơn giản, đặc biệt có nhiều mẫu xe có cấu tạo vô cùng phức tạp với hàng chục nghìn chi tiết nhỏ, dưới đây là những mẫu xe như thế.
Những chiếc xe đua công thức 1 vốn đã nổi tiếng về độ phức tạp, tuy nhiên “lằng nhằng” nhất trong số đó chính là chiếc Mercedes-Benz W05.
Chiếc xe này phức tạp đến nỗi các kỹ sư làm việc với xe công thức 1 không thể nào sao chép được thiết kế cũng của xe. Đặc biệt là bộ tăng áp turbo riêng biệt và vô-lăng của xe.
Alfa Romeo Montreal là mẫu xe tuyệt đẹp được thiết kế bởi Bertone, nhưng chiếc xe này gặp phải hai vấn đề rất lớn. Một là chất lượng lắp ráp, việc tháo rã cũng như lắp lại cần phải được thực hiện một cách chính xác thì xe mới có thể hoạt động.
Khó khăn thứ hai là hệ thống bơm nhiên liệu Spica, hệ thống này hết sức phức tạp bởi nó còn có cả một động cơ nhỏ riêng. Không phải vô cơ mà Alfa Romeo lại trang bị hệ thống này cho Montreal, trang bị này được làm ra nhằm đáp ứng tiêu chuẩn khí thải ngặt nghèo của chính phủ Mỹ.
Video đang HOT
Theo mô tả của nhiều người, Mitsubishi là mẫu xe có cấu tạo phức tạp với động cơ V6 đặt nằm ngang, bộ tăng áp turbo kép, hai bộ tản nhiệt, hệ dẫn động bốn bánh, hệ thống lái bốn bánh, hệ thống treo điều chỉnh điện tử, ống xả có khả năng hiệu chỉnh và các chi tiết khí động học chủ động khác. Thêm vào đó, xe còn có mui xếp bằng kim loại, cũng vì vậy mà khối lượng của chiếc xe này lên đến 2 tấn.
Có lẽ vì được chế tạo và trang bị quá nhiều thiết bị phức tạp nên doanh số của chiếc Volkswagen Phaeton rất thấp. Một người chủ sở hữu của Volkswagen Phaeton từng chia sẻ rằng dù đã sở hữu chiếc xe được khoảng nửa năm nhưng anh vẫn chưa thể biết hết những chức năng cơ bản của xe. Trên xe có khoảng 140 nút bấm và cần gạt khác nhau, có lẽ sốc nhất là sách hướng dẫn sử dụng của xe dày đến nỗi nếu trải dài ra thì có thể đạt độ dài hơn 3km.
Mazda RX-7 là một mẫu xe được nhiều người yêu thích, đặc biệt là dân độ xe. Tuy nhiên đã có nhiều người phải loại bỏ hệ thống tăng áp turbo kép của động cơ xi-lanh quay trên xe, sau đó thay vào bộ tăng áp đơn, bởi thiết kế nguyên bản của xe quá phức tạp.
Toyota đã phải mất 10 năm để phát triển triển siêu xe Lexus LFA, công đoạn mất thời gian nhất trong dự án này chính là phát minh ra việc dệt sợi carbon để phục vụ chế tạo LFA. Bên cạnh đó, việc chế độ mẫu xe này cũng rất mất nhiều công sức và hầu như rất khó để thực hiện. Nếu muốn độ một chiếc xe Nhật Bản thì Nissan GT-R sẽ là sự lựa chọn sáng suốt.
Bugatti Veyron
Để mô tả về độ phức tạp của siêu xe Bugatti Veyron thì có lẽ chỉ cần nhắc đến các chi tiết sau: Thứ nhất Bugatti đã làm ra một khối động cơ 16 xi-lanh dung tích 8 lít, đi kèm 4 bộ tăng áp turbo hoạt động cực kỳ hiệu quả và không phát nổ trong khi vận hành. Thứ hai là lốp xe được trang bị cho chiếc xe này có thể chịu được tốc độ lên đến 430 km/h. Cuối cùng là xe có đến 10 két nước làm mát. Chỉ riêng 3 điểm này thôi cũng đã cho thấy sự phức tạp của siêu xe này, chưa cần kể đến nhiều chi tiết khác.
Sự phức tạp của xe được mô tả bằng cụm từ “bức phù điêu với nhiều hệ thống thủy lực”.
Cụ thể, mọi thứ trên xe đều chịu sự chi phối của hệ thống thủy lực được nén ở áp suất 3.200 psi. Hệ thống thủy lực này cũng chỉ sử dụng duy nhất một loại dầu khoáng nhất định.
Có thể kể ra một số bộ phận và thiết bị được điều khiển bằng thủy lực như cửa sổ, ghế trước/sau, hệ thống thoát khí, hệ thống cửa, nắp cốp, cửa sổ trời và hệ thống treo.
Đi sâu hơn, toàn bộ cửa sổ xe được điều khiển bởi một nút bấm có trị giá 11.200 USD. Khi ấn nhẹ nút này, các cửa sổ sẽ đóng lại một cách chậm rãi, nếu ấn mạnh thì lực đùng để đóng cửa sổ thậm chí có thể khiến ai đó đứt lìa tay.
Một điều bất cập gây ra bởi hệ thống này là cốp xe không thể được đóng bằng tay mà hệ thống thủy lực của xe sẽ làm việc này. Nếu cố tính dùng tay để đóng cốp thì hệ thống thủy lực của xe sẽ bị hỏng, bất kỳ bộ phần nào chịu sự chi phối của hệ thống thủy lực đều sẽ mất chức năng.
Và đó mới chỉ là một phần nhỏ liên quan đến hệ thống thủy lực trên xe.
Định nghĩa đầy đủ của chiếc Porsche 918 là: một siêu xe V8 hybrid sử dụng chất liệu sợi carbon và động cơ đặt giữa với mômen xoắn định hướng. Theo nhận định của nhiều người thì sẽ phải mất rất nhiều tháng để hiểu được toàn bộ chiếc xe nếu có bản thiết kế trong tay. Nhưng tất nhiên là Porsche sẽ không công bố bản thiết kế của siêu xe này.
Theo Trí thức trẻ
Xe tự chế của chàng trai 21 tuổi nhanh như siêu xe
Chiếc xe Rally MC2 do Alex Kelsey thiết kế và chế tạo có khả năng tăng tốc từ 0 - 200 km/h trong vòng 7 giây.
Những chiếc siêu xe có khả năng tăng tốc nhanh nhất thế giới hiện nay đều là các siêu xe hybrid như McLaren P1, Ferrari LaFerrari và Porsche 918. Những nhà thiết kế và kỹ sư tạo ra siêu xe này đều đã có hàng chục năm kinh nghiệm mới có thể tạo ra được những con "quái vật tốc độ" như thế.
Tuy nhiên một sinh viên người New Zealand chỉ mới 21 tuổi vừa làm các nhà thiết kế, kỹ sư cũng như tín đồ tốc độ phải bất ngờ khi tự mình tạo ra một chiếc xe đua Rally có khả năng tăng tốc tương tự như những siêu xe nhanh nhất hiện nay.
Alex Kelsey, một sinh viên 21 tuổi người New Zealand bằng niềm đam mê và ước mơ sở hữu một chiếc xe đua đã tự mình tạo ra chiếc MC2 (Mad Creation 2) từ nhiều bộ phận khác nhau. Dàn áo của xe được Kelsey lấy từ một chiếc Peugeot, vì anh thích kiểu dáng của chiếc xe này. Trong khi đó, sức mạnh mà chiếc xe có được đến từ khối động cơ Renault V6.
Bên cạnh đó hệ thống treo ở bốn bánh của xe đều được Kelsey tự mình hiệu chỉnh và lấy từ . Một điểm đáng chú ý nữa là nhiều chi tiết trên xe bằng sợi carbon và sợi kevlar được đích thân Kelsey chế tạo. Các loại vật liệu này sẽ giúp chiếc MC2 trở nên nhẹ và chắn chắn hơn rất nhiều.
Sau 18 tháng thiết kế và chế tạo, Alex Kelsey đã tạo ra một chiếc xe đua với khả năng tăng tốc từ 0 - 200 km/h trong vòng 7 giây, tương đương với các siêu xe hybrid hàng đầu hiện nay.
Mặc dù là một chiếc xe đua Rally nhưng chiếc xe này vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để lưu hành trên đường phố.
Theo TTVN
Lexus LFA thế hệ mới - Siêu xe Nhật Bản, công nghệ Đức Lexus LFA thế hệ mới có khả năng sẽ mượn công nghệ dẫn động hybrid của BMW i8. Theo tạp chí Best Car của Nhật Bản, hai hãng BMW và Lexus hiện đang cùng nhau phát triển siêu xe LFA thế hệ thứ hai. Đây là một phần trong thỏa thuận hợp tác giữa hai tập đoàn BMW và Toyota từ trước đó....