Những mẫu xe nào bị khai tử nửa đầu 2022 tại Việt Nam?
Sau 6 tháng đầu năm 2022, thị trường ô tô trong nước đã ghi nhận một số mẫu xe tạm ngừng hoặc dừng bán chính thức.
Bước qua nửa đầu năm 2022, thị trường Việt Nam phải “chia tay” với nhiều mẫu xe từng có khoảng thời gian thành công, một số trong đó bì ngừng bán do hãng thay đổi chiến lược nhưng cũng có một số do tình hình khan hàng khiến sản lượng xuất xưởng bị giảm sút phải tạm ngừng bán.
Ford EcoSport
Trước khi thị trường Việt Nam có mặt các mẫu SUV đô thị cỡ nhỏ như Toyota Raize, KIA Sonet hay MG ZS, mẫu Ecosport của Ford chính là cái tên đã làm sống lại phân khúc này, kể từ sau sự ra đi của Daihatsu Terios. Thành công của Ford Ecosport được ghi nhận là khá tốt, thậm chí độc chiếm phân khúc cho đến năm 2018 mới bị cạnh tranh bởi Hyundai Kona.
Cuối tháng 2 vừa qua, Ford Việt Nam đã thông báo chính thức ngừng bán EcoSport ra thị trường, những chiếc xe cuối cùng dần được phân phối hết trong vài tháng vừa qua. Vấn đề đối với mẫu SUV đô thị này được hãng thông báo do Ford Ấn Độ tái cơ cấu nên ảnh hưởng đến các nhà sản lắp ráp xe và linh kiện, khiến EcoSport bị ảnh hưởng.
Ngàoi ra đây còn là một phần của chiến lược trên toàn cầu của hãng xe Mỹ khi lần lượt các thị trường đều khai tử EcoSport, điển hình như tại “quê nhà” của mẫu xe này từ tháng 9 năm ngoái. Tại Việt Nam, đây là mẫu xe thứ 5 chia tay khách hàng, sau những sản phẩm như: Mondeo, Escape, Fiesta và Focus; đồng thời, nhường chỗ cho mẫu Territory sắp được đưa về với giá từ 800 triệu đồng.
Hyundai Kona
Video đang HOT
Một mẫu SUV đô thị khác từng một thời cạnh tranh cùng Ford EcoSport chính là Hyundai Kona cũng đã bị dừng sản xuất và phân phối tại Việt Nam sau sự xuất hiện của Hyundai Creta – một mẫu SUV đô thị được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Trong công bố kết quả kinh doanh của tháng 5, TC Motor thông báo nhà máy của liên doanh Hyundai Thành Công tại Việt Nam đang gặp vấn đề về nguồn cung linh kiện lắp ráp nên nhiều mẫu xe đang thiếu hụt hàng tồn kho. Trong đó, Hyundai Kona chịu ảnh hưởng nặng nhất, dẫn đến việc gián đoạn quá trình sản xuất và lắp ráp tại nhà máy, cùng với đó là tạm dừng phân phối đến các đại lý từ tháng 6/2022 và chưa hẹn ngày bán trở lại.
Doanh số mẫu crossover cỡ B này trong các tháng vừa qua bị tác động do vấn đề này khi chỉ đạt 31 chiếc bán ra trong tháng 5; và tính từ đầu năm đến nay, tổng số xe Hyundai Kona bán ra ở thị trường Việt Nam chỉ đạt 1.265 chiếc, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Toyota Rush
Hãng xe Nhật Bản đánh cuộc vào cặp đôi Toyota Avanza Premio và Veloz Cross để quyết định khai tử Rush. Toyota đã quyết định loại bỏ mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ Rush khỏi thị trường Việt Nam. Từ cuối tháng 5, thông tin về sản phầm này đã không còn xuất hiện trên trang web chính thức của Toyota Việt Nam, trong khi 2 “đàn em” đang đạt doanh số ổn định.
Ra mắt thị trường Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2018, Toyota Rush vốn được kỳ vọng sẽ đem lại làn gió mới ở phân khúc vốn chỉ “một mình một ngựa” – SUV 7 chỗ giá rẻ. Vào thời điểm đó, mẫu xe này có giá bán 668 triệu đồng nhưng chỉ có 1 phiên bản được phân phối tại Việt Nam khiến người tiêu dùng hạn chế về lựa chọn. Sau khi khó cạnh tranh, mẫu xe này đã nhiều lần được Toyota điều chỉnh giá niêm yết và xuống mức 634 triệu đồng trước khi “bay màu”.
Doanh số hàng năm của Toyota Rush hiếm khi đạt được mức quá lớn, cao nhất vào năm 2020 cũng chỉ đạt 4.241 chiếc dù hãng rất tích cực triển khai các chương trình ưu đãi cho xe. Trong khi đó, khoảng đầu năm nay, mẫu SUV này đã dần hạn chế lượng xe bán ra, và đến tháng 3 và 4 vừa qua, Toyota Rush không phát sinh doanh số với sự thay thế tạm thời được cho đã thành công của Veloz Cross – mẫu xe cũng nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Nhiều tháng gần đây, Toyota Hilux liên tục không phát sinh doanh số hoặc chỉ bán được số lượng nhỏ khiến nhiều người nghi ngờ về việc mẫu xe bán tải này đã bị dừng bán tại Việt Nam. Tính từ đầu năm đến nay, mới chỉ có 10 chiếc Hilux đến tay khách hàng trong khi các năm trước đó, mẫu xe này luôn đứng thứ 2 trong phân khúc bán tải chỉ sau Ford Ranger.
Theo giải thích từ đại diện Toyota Việt Nam, Hilux thực tế đã bị ngừng nhập khẩu tại Việt Nam từ tháng 1/2022 do quy định các mẫu xe mới nhập khẩu về phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Mức 5 (tương đương Euro5). Trong khi đó, dầu diesel đạt chuẩn mức 5 (DO-V) chưa phổ biến, nếu khách hàng đổ nhiên liệu không đúng chuẩn có thể khiến động cơ gặp vấn đề.
Hiện chưa rõ mẫu xe này có thể tiếp tục được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam hay không nhưng trang web chính thức của hãng vẫn còn hiển thị thông tin Toyota Hilux, tăng thêm hy vọng cho người tiêu dùng trong nước.
Ngoài các mẫu xe này, thị trường Việt Nam còn một số trường hợp chưa rõ “số phận” hoặc có thể sắp bị dừng bán chính thức. Trong đó, KIA Rondo là một trong những cái tên được nhắc đến gây đây; khi năm 2022 xe chưa phát sinh doanh số.
Thông tin mẫu xe này sớm bị khai tử đang xuất hiện rất nhiều sau khi KIA Carens thế hệ mới được cho đã nhập khẩu số lượng nhỏ về Việt Nam để thực hiện các công việc kiểm định cần thiết trước khi bán ra thị trường, cạnh tranh trong phân khúc MPV giá rẻ.
Bên cạnh đó, vào những ngày đầu năm 2022, VinFast đã công bố kế hoạch chuyển hướng trở thành nhà sản xuất xe thuần điện với việc khai tử 3 mẫu xe xăng đang được bán trên thị trường sau khi kết thúc năm nay.
Thực tế, lượng xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 của VinFast hiện không còn nhiều, dự kiến khoảng vài nghìn chiếc trong khi hãng còn nợ một số lượng xe từ các tháng trước chưa giao. Với ưu đãi lớn mới đây cho 2 dòng xe này – áp dụng tối đa 3 voucher Vinhomes, số xe hiện đã không còn nhiều và sẽ sớm dừng bán chính thức. Trong khi đó, dòng xe Fadil dự kiến còn tiếp tục bán đến cuối năm nhưng cũng đang dần hạn chế sản lượng.
Ế ẩm giữa lúc thị trường "khát" xe
Đa phần mẫu ôtô khó tiêu thụ đều có tính cạnh tranh kém hoặc đến từ các thương hiệu không mạnh Nghịch lý trên thị trường ôtô hiện nay là nhiều mẫu xe "hot" của các thương hiệu được ưa chuộng đang khan hàng, còn không ít mẫu xe khác thì ế ẩm dù hãng và đại lý mạnh tay giảm giá, tăng ưu đãi.
Chật vật tìm khách
Theo ghi nhận của phóng viên, một số mẫu xe của Ford như Everest, Explorer... dù được giảm giá đến vài chục triệu đồng mỗi chiếc, hỗ trợ lệ phí trước bạ và tặng kèm gói phụ kiện, bảo hiểm vật chất nhưng vẫn bán ra khá chậm. Tương tự, Honda cũng phải chật vật tìm khách hàng với chính sách tặng gói bảo hiểm vật chất, camera hành trình, cảm biến lùi, phim cách nhiệt, lót sàn, viền che mưa, bệ bước chân...
Trong khi nhiều mẫu xe đang "cháy" hàng thì không ít mẫu bị khách hàng thờ ơ
Khá nhiều thương hiệu xe hơi trên thị trường không được khách hàng dành nhiều sự quan tâm như Nissan, Suzuki, Mitsubishi, Isuzu, MG, Subaru... cũng phải đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng. Đơn cử, khách mua xe Isuzu được giảm giá 40 triệu đồng, tặng thêm máy lọc không khí, camera hành trình, cảm biến áp suất lốp. Volkswagen vừa chào bán mẫu SUV đô thị mới T-Cross tại thị trường Việt Nam với giá bán chỉ khoảng 1 tỉ đồng cùng nhiều ưu đãi lên đến 200 triệu đồng để gây chú ý. Hãng Suzuki hỗ trợ 1 năm bảo hiểm vật chất, 100% lệ phí trước bạ. Hãng Mitsubishi tặng camera lùi, camera 360 độ, bộ phụ kiện, bảo hiểm vật chất, phiếu nhiên liệu trị giá 10-30 triệu đồng... Trong khi đó, Subaru ưu đãi gần 200 triệu đồng cho khách mua xe Forester, bao gồm 100% lệ phí trước bạ, bảo dưỡng, màn hình đa phương tiện.
Đáng chú ý, ngay cả thương hiệu nổi tiếng Toyota cũng có nhiều mẫu xe ế ẩm trong thời gian dài, chẳng hạn Land Cruiser, Hiace, Granvia, Alphard. Nhiều mẫu giá rẻ của hãng này như Wigo, Rush hay Avanza cũng không được thị trường đón nhận, lượng xe bán ra rất thấp.
Cạnh tranh khốc liệt
Nguyên nhân chính khiến nhiều mẫu xe luôn ế ẩm dù thị trường đang "khát" xe là bởi khả năng cạnh tranh không cao. Chẳng hạn, mẫu Toyota Wigo kén khách do không thể cạnh tranh được với các mẫu xe khác có dải giá tương đương như Hyundai Grand i10, Kia Morning hay VinFast Fadil. Hoặc mẫu Toyota Innova dù từng "làm mưa làm gió" trên thị trường cách đây khoảng 10 năm nhưng nay không cạnh tranh được với XL7, Xpander có nhiều tiện ích, công nghệ hơn và giá rẻ hơn đến 200-300 triệu đồng/chiếc.
Giới kinh doanh xe cho hay mỗi hãng đều có một số mẫu chiến lược với doanh số dẫn đầu, hàng tồn kho không nhiều, thậm chí không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường ở một số thời điểm. Ngược lại, hãng nào cũng có những mẫu tiêu thụ chậm dù chính sách ưu đãi rất lớn. "Các hãng không thể chỉ tập trung vào những dòng xe chiến lược mà luôn phải đa dạng hóa các mẫu xe nhằm đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng và cạnh tranh với các hãng khác theo từng phân khúc. Đó là lý do mặc dù sức mua chậm nhưng nhiều hãng vẫn sản xuất các mẫu xe không thật sự hấp dẫn thị trường" - ông Bùi Thanh Tuấn, phụ trách kinh doanh đại lý ôtô ở TP Thủ Đức (TP HCM), lý giải.
Theo ông Trang Hoàng Long, chủ showroom ôtô Thiên Minh Saigon, đa phần khách mua xe đều chọn thương hiệu mạnh, có tiếng lâu năm. Bởi thông thường những sản phẩm của các hãng này có độ bền cao; chi phí sửa chữa thấp; dễ tìm phụ tùng hoặc linh kiện; không bị mất giá nhiều sau thời gian sử dụng... Do vậy, dễ hiểu vì sao nhiều mẫu của các thương hiệu không mạnh thường có tồn kho lớn, phải bán "xả" hàng với chính sách giảm giá hấp dẫn.
Hyundai Kona dừng bán tại Việt Nam Do khó khăn về nguồn cung ứng linh kiện, Hyundai Kona đã bị tạm dừng sản xuất và phân phối tại Việt Nam từ tháng 6 năm nay. Theo thông báo từ TC Motor, nhà máy tại Việt Nam của liên doanh Hyundai Thành Công đang gặp vấn đề về nguồn cung linh kiện lắp ráp nên nhiều mẫu xe đang thiếu hụt...