Những mẫu xe Mỹ có sức ảnh hưởng đến nền công nghiệp ô tô toàn cầu
Dưới đây là các mẫu xe Mỹ đã có những cú chuyển mình mạnh mẽ, giúp tạo ra sự đa dạng và cải tiến của nền công nghiệp ô tô trên toàn cầu.
Đây là mẫu xe ô tô đầu tiên có mức giá cả phải chăng trên thế giới, phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Mức giá này là kết quả của cuộc cải tiến mà hãng xe Ford đã thực hiện khi quyết định lắp ráp xe theo công nghệ dây chuyền, thay vì làm thủ công như trước đó. Sự ra đời của mẫu Ford Model T đã đặt nền móng cho các nhà máy sản xuất và quy trình sản xuất xe hàng loạt trên toàn thế giới.
Hình ảnh chiếc xe đầu tiên được sản xuất theo dây chuyền. Ảnh: Hotcars.
Không chỉ được biết đến như là một trong những mẫu xe sang của thời trước, chiếc Cadillac Type 51 còn là chiếc xe được trang bị tay lái nghịch đầu tiên trên thế giới. Trước đó, hầu hết các mẫu xe ô tô xuất hiện trên thị trường đều có vô-lăng đặt phía bên phải. Chính nhờ bước cải tiến này mà Type 51 đã được quân đội Hoa Kì chọn để làm phương tiện di chuyển chính.
Chiếc Cadillac Type 51 đi ngược với trào lưu tay lái thuận. Ảnh: Hotcars.
Quả không sai khi nói Chrylser Airflow là mẫu xe đi trước thời đại tới hàng thập kỉ bởi chiếc xe được thiết kế với khái niệm khí động học. Bên cạnh đó, chiếc xe cũng được phân bổ trọng lượng các phần hợp lí, qua đó tăng cường khả năng xử lí của xe. Chưa hết, Chrylser Airflow còn sở hữu những trang bị, thiết kế tiêu chuẩn của thời hiện đại như kính chắn gió, đèn pha uốn cong và chắn trước hàn cứng vào thân xe.
Chiếc xe có khái niệm khí động học. Ảnh: Hotcars.
Video đang HOT
Tổng thống Eisenhower đã từng gọi Willys Jeep là “một trong ba vũ khí quyết định mà Mỹ có được trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2″. Vào thời điểm này, với những thế mạnh về độ bền bỉ, tính đa dụng của mình, chiếc Willys Jeep đã trở thành phương tiện vận chuyển then chốt của quân đội Hoa Kì thời bấy giờ.
Một trong những sự lựa chọn hàng đầu của quân đội Hoa Kì. Ảnh: Hotcars.
Mặc dù sở hữu trọng lượng khá nhẹ nhưng chiếc xe lại được trang bị động cơ V8 với sức mạnh khủng khiếp. Chiếc xe này được sản xuất để dành riêng cho đua xe và ở thời điểm đó Shelby Cobra 289 dễ dàng đánh bại tất cả những chiếc Ferrari, Corvettes hay Jaguars và thống trị mọi giải đua tại Mỹ và châu Âu. Chính điều này đã mở đường cho sự ra đời của hàng loạt những mẫu siêu xe với tốc độ siêu khủng như hiện nay.
Shelby Cobra 289 được trang bị động cơ khủng V8. Ảnh: Hotcars.
Chiếc Pontiac GTO đã khơi mào xu hướng xe cơ bắp tại thị trường Mỹ. Xe sở hữu động cơ lớn cùng hiệu suất quái vật và ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của đông đảo giới trẻ nước Mỹ. Ước tính doanh số bán xe của Pontiac GTO đã lập kỉ lục khi bán ra được 32.000 chiếc vào thời kì cao điểm.
Đây là “người” đi đầu trong xu hướng xe cơ bắp tại Mỹ. Ảnh: Hotcars.
Tính đến thời điểm hiện tại, chiếc Tesla Model S là chiếc xe điện có phạm vi di chuyển lớn nhất (390 dặm). Vào năm 2013, Tesla Model S là chiếc xe điện đầu tiên thống trị bảng xếp hạng doanh số bán xe hàng tháng tại Mỹ. Hãng xe điện nước Mỹ luôn tạo ra những giới hạn tưởng chừng như không thể vượt qua và liên tục đặt ra những thách thức mới cho các đối thủ của mình, từ đó tạo ra những cuộc đua khốc liệt trên thị trường xe điện toàn cầu.
Ông vua doanh số của làng xe điện. Ảnh: Hotcars.
Ford Mustang
Chiếc xe Ford Mustang đầu tiên trong lịch sử được công nhận là một trong những mẫu xe thành công nhất của nền công nghiệp ô tô Mỹ. Chiếc xe đã tạo ra một hiệu ứng về ngôn ngữ thiết kế xe trên toàn cầu khi có rất nhiều hãng xe khác đã học hỏi sự sáng tạo này, điển hình như chiếc Chevrolet Camaro hay Toyota Celica.
“Bài mẫu” của nhiều mẫu xe trên thế giới. Ảnh: Hotcars.
Chevrolet Corvette
Không quá lời khi nói rằng chiếc Chevrolet Corvette chính là công thức thành công của nền công nghiệp ô tô Mỹ nói riêng và của cả thế giới nói chung. Chevrolet Corvette có giá cả phải chăng, sở hữu động cơ V8 huyền thoại, hiệu suất di chuyển cao cùng với những thông số kĩ thuật “điên rồ” thực sự đã tạo ra một cú nổ lớn trong nền công nghiêp ô tô thế giới.
Công thức thành công của nền công nghiệp ô tô. Ảnh: Hotcars.
Ford GT40
Lại thêm một cái tên nữa đến từ hãng Ford. Chiếc Ford GT40 là chiếc xe duy nhất được thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại Mỹ dành chiến thắng tại giải đua danh giá Le Mans. Khác với những mẫu xe cùng thời khi không sở hữu ngoại hình “quá khổ”, chiếc Ford GT40 thực sự là một cải tiến vượt bậc bởi có phần khung nhẹ nhưng phần động cơ V8 7.0L lại vô cùng mạnh mẽ.
Chiếc xe dành ngôi vị quán quân tại giải đua danh giá nhất nhì hành tinh. Ảnh: Hotcars.
Ford Model 18
Mặc dù không được biết đến rộng rãi như người anh em cùng nhà như Model T nhưng chiếc Model 18 này vẫn là một bước ngoặt lớn khi đây là chiếc xe giá rẻ đầu tiên được trang bị động cơ V8. Bởi lẽ vào những năm 1930, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới đủ tiền để chi trả cho những chiếc xe có cỗ máy động cơ V8.
Chiếc xe đầu tiên sở hữu động cơ V8 nhưng lại có mức giá phải chăng. Ảnh: Hotcars.
Cadillac Eldorado
Được ra mắt vào năm 1950, chiếc Cadillac Eldorado đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp ô tô. Xe được trang bị động cơ V8 6,4L mạnh mẽ, sản sinh công suất lên tới 325 mã lực cùng hộp số tự động 4 cấp. Chưa kể đây còn là một trong những chiếc xe hai cửa đầu tiên trên thế giới.
Chiếc xe hai cửa đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Hotcars.
Tesla Model S - ôtô điện đạt quãng đường kỷ lục
Tesla Model S phiên bản Long Range Plus trở thành ôtô điện đầu tiên vượt qua mốc 643 km mỗi lần sạc.
Hôm 15/6, Tesla tuyên bố, rằng Model S chạy được quãng đường 402 dặm (647 km) với mỗi lần sạc đầy, vượt qua mốc 400 dặm (644 km) theo xếp hạng của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA). Khả năng của Model S 2020 cũng tăng gần 20% so với Model S 100D 2019 với cùng thiết kế gói pin.
Model S phiên bản Long Range Plus có thể chạy được 647 km mỗi lần sạc. Ảnh: Tesla
Hồi tháng 4, trong cuộc họp về vấn đề tài chính của hãng, giám đốc điều hành Elon Musk nói rằng EPA đã mắc sai lầm trong lần thử nghiệm trước đối với mẫu sedan cao cấp Model S Long Range Plus.
Theo Musk, EPA để mở cửa xe và để chìa khóa trong cabin qua đêm, khiến chiếc Model S Long Range Plus liên tục ở chế độ chờ tài xế (waiting-for-driver). Ông chủ hãng ôtô điện của Mỹ cũng nói, rằng việc làm trên đã khiến lượng pin giảm mất 2% trước khi thử nghiệm bắt đầu. Kết quả thử nghiệm của EPA lần đó cho thấy chiếc Model S chạy được 629 km với một lần sạc đầy.
Từ khi ra mắt Model S năm 2012 với quãng đường 426 km mỗi lần sạc, các sản phẩm của Tesla đều đặn được nâng cấp hiệu suất sử dụng năng lượng, tăng quãng đường đáng kể. Model S bản Long Range Plus 2020 cũng là xe điện đầu tiên vượt qua mốc 643 km mỗi lần sạc.
Các hãng xe Nhật, Hàn tại Mỹ hồi phục trở lại trong tháng 5 nhờ 'thuốc' trợ giá và bán online Sau khi bị virus COVID-19 nhấn chìm trong tháng 4, làng xe Mỹ đã trở lại phần nào trở lại trong tháng 5. Dù không ít thương hiệu xe lớn công bố mức giảm doanh số tới hơn 40% trong tháng 4, tháng 5 là giai đoạn khởi sắc hơn rất nhiều khi tạm thời doanh số tại quốc gia này đã trở...