Những mẫu thiết kế phòng bếp độc đáo được ưa chuộng năm 2021
Việc tìm hiểu về các kiểu thiết kế nhà bếp sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi phù hợp sở thích đối với khu vực nấu nướng của gia đình.
Nhà bếp kiểu hành lang bao gồm hai bức tường song song cách nhau khoảng 1,2 mét sau khi tủ đã được lắp đặt xong. Phòng bếp hành lang là một không gian chật, hẹp thường thấy ở các chung cư, căn hộ, khu dân cư dành cho một gia đình nhỏ.
Nhà bếp kiểu hành lang sẽ hạ thấp giá trị bán lại của căn nhà nếu nhà đủ rộng để xây dựng một nhà bếp lớn hơn. Đồ họa: Phương Duy
Ưu điểm:
Về mặt chức năng nhà bếp, bố trí kiểu hành lang có ưu thế khi tất cả tiện ích quan trọng đều nằm trong tầm tay. Nhà bếp kiểu hành lang được thiết kế trong một khu vực riêng biệt, để lại nhiều diện tích sàn hơn trong nhà dành cho các hoạt động khác.
Nhược điểm:
Nhược điểm chính của nhà bếp hành lang là chúng thường chỉ phục vụ cho nấu nướng. Do không gian chật hẹp, khó có thể bố trí một khu vực ăn uống hoặc đảo bếp trong nhà bếp. Tuy nhiên, do khoảng cách của hai quầy song song gần nhau nên không cần đảo bếp.
Thiết kế nhà bếp hình chữ L
Thiết kế nhà bếp hình chữ L là một thiết kế cổ điển đáp ứng nhu cầu của hầu hết các ngôi nhà có diện tích trung bình và đã được sử dụng thành công trong nhiều thập kỷ.
Phòng bếp sẽ được thiết kế theo hình chữ “L”, tủ trải rộng theo hai hướng, thường có một phần tủ dài hơn phần còn lại. Đồ họa: Phương Duy
Video đang HOT
Ưu điểm:
Thiết kế này sử dụng khái niệm tam giác nhà bếp, quy trình làm việc được tổ chức theo hình tam giác giữa bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa. Mặc dù đây không phải là cách bố trí duy nhất để tận dụng lợi thế của tam giác nhà bếp, thiết kế hình chữ L nhỏ gọn và tiết kiệm chi phí nhất trong sử dụng tam giác nhà bếp.
Thiết kế này cũng mở rộng không gian sàn để bổ sung thêm khu vực ăn uống hoặc một đảo bếp.
Đồng thời, nhiều nhà sản xuất tủ bếp có các bộ tủ âm tường phù hợp với thiết kế nhà bếp hình chữ L.
Nhược điểm:
Không gian tủ đặt trong góc sâu sẽ khó lấy vật dụng. Do đó, không gian tủ ở góc cuối cùng thường trở thành một kho chứa đồ cũ, lọ và các vật dụng ít sử dụng khác. Có một cách để khắc phục vấn đề này là lắp đặt kệ lazy susan để dễ dàng sử dụng các vật dụng trong không gian hẹp này.
Thiết kế phòng bếp một bức tường
Thiết kế bố trí nhà bếp một bức tường rất phù hợp cho những không gian dài và hẹp. Mọi thứ trong nhà bếp, bao gồm tủ, bồn rửa, tủ lạnh, bếp nấu và máy rửa bát đều tập trung trên một bức tường dài.
Đồ họa: Phương Duy
Ưu điểm:
Thiết kế phòng bếp một bức tường rất đơn giản và dễ lắp đặt. So với chi phí sửa sang lại theo các thiết kế nhà bếp khác, thiết kế một bức tường khá rẻ vì nó sử dụng ít tủ hơn.
Mặc dù nó không sử dụng quy tắc phòng bếp hình tam giác cổ điển, nhưng thiết kế của nó vẫn đảm bảo sự thuận tiện cho người sử dụng.
Nhược điểm:
Không gian quầy cực kỳ hạn chế. Có thể giảm thiểu vấn đề này bằng cách lắp đặt một đảo bếp chạy song song với các tủ bếp. Bên cạnh đó, các tiện ích nhà bếp bị đặt cách xa nhau hơn so với các kiểu bố trí khác.
Thiết kế bố cục nhà bếp hình chữ U
Thiết kế nhà bếp hình chữ U bao gồm ba phần tủ cơ sở tạo thành chu vi của một không gian, với một lối mở. Thiết kế hình chữ U cần phải có sẵn ba bức tường để có thể lắp đặt. Tuy nhiên, thay vì cần bức tường thứ ba, bạn có thể lắp đặt một đảo bếp ngoài bên cạnh hai bức tường. Đảo bếp này có thể bao gồm tủ và một quầy bếp.
Đồ họa: Phương Duy
Ưu điểm:
Thiết kế nhà bếp hình chữ U ưu việt hơn nhiều cách bố trí khác vì nó gói gọn nhiều chức năng hơn vào trong một không gian.
Thiết kế này cho phép nhà bếp có nhiều tủ tường phía trên hơn so với các cách bố trí khác.
Nhược điểm:
Thiết kế nhà bếp hình chữ U sẽ tạo nên một ngõ cụt ngăn cản sự di chuyển trơn tru trong ngôi nhà.
Bên cạnh đó, trừ khi bạn có đủ không gian, nếu không, sẽ rất khó để sử dụng một đảo bếp đủ lớn và thực sự hữu ích trong một thiết kế nhà bếp hình chữ U.
5 đặc điểm của một nhà bếp được thiết kế hoàn hảo
Nhà bếp là trái tim của căn nhà, là nơi các thành viên trong gia đình thường dành thời gian quây quần bên nhau, nên cần được thiết kế chu đáo để lôi cuốn mọi người đến với nhau.
Bố trí không gian bếp khoa học
Việc làm cho không gian, sắp xếp bố cục nhà bếp trở nên tiện dụng và sang trọng là một trong những mục tiêu chính của bất kỳ công trình cải tạo nào. Hầu hết các nhà thiết kế hiện đại sẽ chia nhà bếp thành ít nhất hai phần: "nóng" - để nấu ăn và "lạnh" - để lưu trữ.
Một trong những ý tưởng hình mẫu về căn bếp đẹp được thiết kế hoàn hảo đó là: bố trí tủ lạnh ra xa các đồ dùng, máy móc như: máy rửa bát, bồn rửa. Mặt bàn bếp cần đủ rộng để đặt thớt sơ chế thực phẩm mà vẫn còn nhiều không gian trống. Ngoài ra, không gian bếp đủ rộng để cho phép ít nhất ba người chuẩn bị thức ăn cùng một lúc. Và cũng cần có một không gian ngăn cách quầy bếp với bàn ăn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy thiết kế bố trí căn bếp thân thiện với gia đình bạn, đảm bảo sự thoải mái và phù hợp với thói quen, phong cách sinh hoạt của chủ nhân căn bếp.
Bố trí ánh sáng hoàn hảo
Ánh sáng ở phòng bếp chiếm vị trí quan trọng để mang đến những món ăn ngon cho cả gia đình. Ở đây, việc bố trí ánh sáng cần cân nhắc, hài hòa giữa nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo. Ánh sáng ở bếp đầy đủ chiếu sáng tốt sẽ giúp thao tác trong bếp núc dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời giúp bạn thấy rõ để nấu ăn bất cứ thời gian nào trong ngày.
Phụ kiện trang trí chi tiết
Những chi tiết độc đáo sẽ khiến căn bếp của bạn trở nên nổi bật. Tủ cổ điển, cốc lưu niệm, tủ chạm khắc, tường có màu khác, bức tranh trên trần hoặc gạch khảm màu là một số ý tưởng bạn có thể thấy trong nhà bếp thiết kế riêng, có phong cách độc đáo, bắt mắt.
Điều khiển bằng công nghệ
Một trong những thứ đầu tiên bạn sẽ thấy có trong một căn bếp hiện đại là những thiết bị công nghệ tiên tiến. Chức năng và sức bền là hai trong số những đặc điểm thiết yếu của những đồ vật đó. Một người sử dụng nhà bếp phải hài lòng sử dụng các thiết bị của mình trong suốt nhiều năm. Thậm chí, những máy móc, thiết bị công nghệ trong nhà bếp cần được dễ dàng sử dụng cho mọi thành viên.
Tối ưu hóa chức năng
Một nhà bếp được thiết kế tốt sẽ không khiến bạn lãng phí hoặc sử dụng không triệt để các đồ gia dụng, nội thất. Bởi mọi bố trí, sắp xếp, trang bị đều phải có mục đích sử dụng rõ ràng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhanh- gọn- tiện lợi.
Cuối cùng, nếu nhà bếp là trái tim của ngôi nhà, thì nó phải đại diện cho bạn và phong cách của bạn. Những ý tưởng trên hy vọng sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về những gì mà một nhà bếp được thiết kế hoàn hảo cần phải có.
9 lưu ý cần tránh khi lên ý tưởng thiết kế nhà bếp Việc đưa đèn chùm vào nhà bếp hay gắn đèn lên các thiết bị trong khu vực này khiến căn bếp của bạn trở nên dị hợm. Tủ bếp không có tay nắm: Theo sự phát triển của công nghệ, những chiếc tủ đóng mở cảm ứng ngày càng được yêu thích vì tính tiện lợn, sang trọng và đẳng cấp. Nhưng trên...