Những mẫu ô tô giúp nhà sản xuất thoát khỏi phá sản
Khủng hoảng tài chính những năm 30, chiến tranh thế giới thứ 2,…đều là mốc thời gian rất khó khăn với nhiều hãng ô tô thế giới.
Ford 1949 gặt hái thành công, cứu Ford thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Nạn dịch Covid-19 đang gợi nhớ những khó khăn mà nhiều hãng sản xuất ô tô tưởng chừng không thể vượt qua.
Khủng hoảng tài chính những năm 30, chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc khủng khoảng dầu mỏ những năm 70, những năm 80 và 2008, tất cả đều là mốc thời gian đáng nhớ với nhiều hãng ô tô thế giới.
Ford 1949
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các hãng xe Mỹ phải vật lộn và tìm mọi cách để tồn tại. Những cái tên như Ford, Chrysler, và General Motors không muốn theo vết xe đổ phá sản của nhiều thương hiệu trước đó.
Henry Ford, cha đẻ của ngành công nghệ ô tô nước Mỹ
Trong số này, Ford bị thiệt hại nhiều nhất, đặc biệt sau khi người sáng lập Henry Ford qua đời (năm 1947). May cho Ford là người thừa kế Henry Ford đã xuất hiện kịp thời. Toàn bộ xe trước thời chiến được thay thế bằng Ford 1949.
Ford 1949 không có tên cụ thể. Thời đó, các hãng xe chỉ bán duy nhất một model với nhiều biến thể và kiểu xe khác nhau.
Model 1949 được thiết kế hoàn toàn mới và là mẫu xe mới đầu tiên sau Thế chiến 2. Ford 1949 gặt hái thành công, cứu Ford thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Hãng xe Đức bán được hơn 3.000 xe Mercedes-Benz 300SL từ năm 1955 tới 1957
Sau Thế chiến 2, Đức gặp rất nhiều khó khăn vì là một nước bại trận. Hãng xe Mercedes-Benz gần như không thể tiếp tục hoạt động sản xuất. Các nhà máy Mercedes-Benz bị phá hủy, nhiều model xe trước thời chiến đã lỗi thời và không thể cạnh tranh với đối thủ mới hơn.
Năm 1952, kỹ sư trưởng Rudolf Uhlenhaut tạo ra mẫu xe W194 thắng hầu hết giải đua lớn. Với thiết kế cực nhẹ và phần cơ khí thông minh, W194 thắng giải 24 Hours of Le Mans và Carrera Panamericana.
Khi đó, Max Hoffman, nhà nhập khẩu Mercedes-Benz lớn nhất nước Mỹ, nhìn thấy cơ hội kinh doanh nên đã đề nghị hãng xe Đức phát triển mẫu xe đua đường thường dựa trên thiết kế W194.
Video đang HOT
Mercedes-Benz 300SL ra đời từ đó. Xe xuất hiện tại triển lãm New York Auto Show năm 1954 và được sản xuất năm 1955. Với hai phiên bản Gullwing Coupe và Roadster, Mercedes-Benz 300SL 1955 trở nên đắt khách. Hãng xe Đức bán được hơn 3.000 xe từ năm 1955 tới 1957.
Chiếc sedan cỡ nhỏ dễ lái, chi phí bảo dưỡng thấp ngay lập tức gây chú ý và thật kỳ diệu đã giúp níu lại BMW ngay trên bờ vực phá sản
Cũng như người đồng hương đến từ nước Đức Mercedes-Benz, BMW gặp khó khăn sau Thế chiến 2. Gánh nặng tài chính và hạ tầng bị phá hủy khiến hãng xe Đức gần như không thể duy trì hoạt động.
BMW thậm chí còn bị cấm tái sản xuất ô tô. Hãng chuyển sang sản xuất đồ nhà bếp và xe đạp. Tới năm 1948, BMW được phép sản xuất mô tô, và năm 1952 mới được phép sản xuất ô tô.
Năm 1952 đánh dấu cột mốc mới với mẫu sedan hạng sang 501. Năm 1955, BMW bắt đầu sản xuất xe cỡ nhỏ Isetta theo dạng giấy phép.
Tuy nhiên, doanh số bán chậm khiến BMW suýt phá sản cuối những năm 1950. Trước đó, BMW còn ra mắt mẫu xe 507 (năm 1956) nhưng không thành công do chi phí cao, thu không đủ bù chi.
Tình hình bi đát tới mức BMW phải chấp nhận đề nghị mua lại của Mercedes-Benz. Tuy nhiên, chỉ ít tháng trước khi thỏa thuận sáp nhập được chốt lại, BMW ra mắt mẫu xe 700.
Chiếc sedan cỡ nhỏ dễ lái, chi phí bảo dưỡng thấp ngay lập tức gây chú ý và thật kỳ diệu đã giúp níu lại BMW ngay trên bờ vực phá sản.
Sau BMW 700 là New Class (1962), loạt xe giúp BMW hồi sinh mạnh mẽ và trở thành hãng xe độc lập về tài chính. New Class sau đó được thay thế bằng 3-Series và 5-Series.
Honda Civic được ra mắt lần đầu năm 1970
Honda từng là một trong số những xe sản xuất xe máy lớn nhất thế giới những năm 1960. Thế nhưng sản xuất ô tô lại rất nhỏ và không thành công, doanh số thấp đến mức hãng xe Nhật phải cân nhắc đóng cửa mảng này.
Cố gắng lần cuối được Honda thực hiện năm 1970 khi ra mắt Civic thay thế N600. Lớn hơn thế hệ trước, nhiều tính năng hiện đại và tốt hơn, Civic lập tức nổi tiếng tại Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ khi đó cũng giúp Civic thành công không chỉ tại Nhật Bản. Civic được ưa chuộng tại Mỹ nhờ tiết kiệm nhiên liệu, đánh bại các đối thủ từ Ford, Chevrolet, và AMC.
Civic làm mưa làm gió thị trường xe cỡ nhỏ, là một trong những mẫu xe bán chạy nhất thế giới tới năm 2020.
Civic trải qua hơn 10 thế hệ, thông dụng tại Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu. Mẫu xe này không chỉ cứu rỗi mảng sản xuất ô tô Honda mà còn mang lại thành công cho hãng xe Nhật Bản.
Golf đã giúp Volkswagen tránh khỏi phá sản và biến Volkswagen thành một trong những hãng ô tô lớn nhất thế giới
Sau thành công của Beetle, Volkswagen cần một cái tên thay thế khi mẫu xe con bọ trở nên già nua vào những năm 70.
Do quá phụ thuộc vào Beetle trong hơn 3 thập kỷ, Volkswagen gặp khó khi thị trường tràn ngập các mẫu xe cỡ nhỏ hiện đại những năm 60.
Sau khi NSU sáp nhập với Auto Union, Volkswagen hợp tác với Audi phát triển mẫu xe Passat. Quá trình hợp tác này còn cho ra đời Golf, phiên bản nhỏ hơn nhiều của Passat.
Golf dễ lái và chi phí bảo dưỡng thấp. Năm 1974, Golf ra mắt thị trường và ngay lập tức trở thành hiện tượng. Xe được nhập khẩu vào Mỹ với cái tên Rabbit.
Cũng giống Civic của Honda, Golf đã giúp Volkswagen tránh khỏi phá sản và biến Volkswagen thành một trong những hãng ô tô lớn nhất thế giới.
Ford bán được 2 triệu chiếc Taurus, từ năm 1986 đến năm 1991
Đầu những năm 80, Ford một lần nữa gặp khó khăn. Hầu hết đối thủ khi đó đều chuyển sang phân khúc xe cỡ vừa.
Trong khi đó, Ford LTD đã quá lỗi thời. Xe dùng hệ dẫn động cầu sau kém ưu việt hơn đối thủ dùng dẫn động cầu trước. Ford cần đổi mới, và Taurus đã ra đời.
Không như thế hệ trước, Taurus tập trung vào công thái học và tiện nghi. Với thiết kế mang hơi hướng tương lai, Taurus có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ khi ra mắt thị trường năm 1985. Ford bán được 2 triệu chiếc tới năm 1991.
Thế hệ Taurus thứ hai trở thành xe bán chạy nhất thị trường Mỹ. Taurus là thiết kế quan trọng nhất của Ford kể từ Ford 1949.
Giống nhiều hãng xe thể thao hạng sang, Aston Martin phải vật lộn để sống sót qua giai đoạn 1980 và đầu những năm 90
Giống nhiều hãng xe thể thao hạng sang, Aston Martin phải vật lộn để sống sót qua giai đoạn 1980 và đầu những năm 90.
Hãng xe Anh sản xuất DB7 năm 1994. Chiếc Grand Tourer này mang lại nhiều giá trị cho Aston Martin, cứu vãn một bàn thua trông thấy.
Tới năm 2002, Aston Martin sản xuất được 6.000 chiếc DB7, hơn toàn bộ series DB trước đó cộng lại. Lợi nhuận từ DB7 giúp Aston Martin thiết kế nên DB9 tốt hơn và thành công hơn sau này.
Gallardo là siêu xe bán chạy nhất của Lamborghini tới tháng 10/2019, rồi nhường lại danh hiệu cho siêu xe Huracan
Những năm đầu thành công không ngăn được Lamborghini rơi vào khó khăn. Từ 1972 tới 1994, hãng xe Italy trải qua 4 đời chủ khác nhau.
Doanh số giảm thê thảm dưới thời ông chủ Chrysler, và tiếp tục ở mức thấp dưới thời MegaTech năm 1994, và V’Power & Mycom Sedtco năm 1995.
Từ 1992 tới 1997, doanh số bán hàng hàng năm của Lamborghini thấp hơn năm 1968.
Audi mua lại Lamborghini năm 1999 nhưng không thể cải thiện được doanh số tới năm 2003. Đó là khi Lamborghini ra mắt Gallardo, siêu xe động cơ V10 giá rẻ xếp dưới Murcielago.
Doanh số bán hàng lập tức tăng vọt. 1.305 chiếc Gallardo được bán hết năm 2003, tăng lên 2.121 năm 2013. Trong 10 năm sau đó, Lamborghini bán được 14.022 siêu xe Gallardo.
Gallardo là siêu xe bán chạy nhất của Lamborghini tới tháng 10/2019, rồi nhường lại danh hiệu cho siêu xe Huracan.
Hoàng Anh