Những mẫu nhà mái lá đơn giản và đẹp nhất
Nhà lá sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên như lá cọ, lá dừa, lá chuối nên chi phí tương đối rẻ.
Kiểu nhà mái lá phù hợp với người yêu thích phong cách truyền thống, dân dã.
Nhà lá là gì?
Nhà lá là kiểu công trình nhà ở được tạo nên từ các loại lá ghép lại với nhau. Đây là loại nhà ở quen thuộc của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là miền Tây Nam bộ và vùng núi Tây Bắc.
Hai loại lá thường dùng để làm nhà là lá cọ và lá dừa nước. Nhà lá thường không có vách ngăn. Có thể làm hoàn toàn bằng lá cây hoặc chỉ có phần mái làm từ lá, còn phần khung nhà có thể được làm bằng gỗ, tre, nứa…
Một ngôi nhà lá truyền thống. (Ảnh minh họa)
Không chỉ là nét văn hóa đặc trưng của miền quê Việt Nam, những ngôi nhà lá truyền thống còn mang một phong cách kiến trúc độc đáo. Đằng sau nét đơn sơ và quen thuộc, chúng còn toát lên được sự khéo léo của người thợ lao động.
Từ vẻ đẹp mộc mạc ấy, những ngôi nhà lá ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình như nhà ở, homestay, khu du lịch nghỉ dưỡng.
Ưu và nhược điểm của nhà mái lá
Ưu điểm đầu tiên của nhà mái lá là mát mẻ, thoáng mát. Do được xây dựng từ những vật liệu tự nhiên nên không gian bên trong nhà mái lá rất mát mẻ. Đây là loại công trình rất thích hợp xây dựng ở những nơi nắng nóng, nhiệt độ cao.
Kỹ thuật thiết kế nhà mái lá cũng không quá phức tạp. Từ khâu thiết kế đến chọn vật liệu đều đơn giản hơn nhiều so với ngôi nhà bình thường. Đặc biệt, với những ngôi nhà mái lá kiểu truyền thống thì càng dễ tìm kiếm vật liệu như lá cọ, lá dừa nước, tre, nứa, gỗ…
Bên cạnh đó, thời gian thi công nhanh và tiết kiệm chi phí là hai ưu điểm nữa của nhà mái lá. Tùy thiết kế đơn giản hay cầu kỳ nhưng nói chung, thời gian thi công và chi phí để xây dựng một ngôi nhà mái lá tầm trung sẽ nhanh và tiết kiệm hơn nhiều so với một ngôi nhà bình thường.
Vì vật liệu rất dễ tìm kiếm nên việc sửa chữa hay cải tạo nhà mái lá đều khá dễ dàng. Ưu điểm nữa của nhà mái lá là hạn chế tối đa tiếng ồn khi trời mưa. So với mái ngói hay mái tôn, những ngôi nhà mái lá giảm đáng kể tiếng ồn khi mưa.
Có nhiều ưu điểm thế nhưng nhà mái lá cũng có nhược điểm. Nếu so với những ngôi nhà xây thì nhà mái lá có tuổi thọ thấp hơn nhiều. Tuy vậy, nó cũng rất tương xứng với chi phí và công sức bỏ ra.
Thiết kế đơn sơ nên nhà mái lá không phù hợp để sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, nhà mái lá thường khá lạnh vào mùa đông do có nhiều khe hở khiến cho gió lùa. Cũng vì lý do này mà nhà mái lá truyền thống không thể lắp máy điều hòa.
Video đang HOT
Những mẫu nhà lá đẹp và đơn giản
Là công trình được thiết kế từ các loại lá lợp ghép lại với nhau, tùy kiểu mẫu và phong cách kiến trúc nhưng nhà mái lá thường có hai loại chính, đó là nhà mái lá truyền thống và nhà mái lá hiện đại.
Nhà mái lá truyền thống là mẫu nhà đơn sơ, được làm từ gỗ, tre, nứa và các loại đá. Đây là mẫu nhà xuất hiện từ thời xa xưa ở nông thôn Việt Nam. Với phong cách thiết kế đơn thuần, mẫu nhà này rất dễ thi công, chi phí thấp, thích hợp với nhiều vùng miền.
Mẫu nhà này mang lại không gian sống thoáng mát, bình dị nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.
Là mẫu nhà mái lá truyền thống, đây là nhà mái lá xây dựng theo kiểu nhà cấp 4. Vách nhà được làm từ những mảng lá đan ghép lại với nhau. (Ảnh minh họa)
Cũng thuộc nhà lá truyền thống nhưng mẫu nhà này cải tiến hơn khi xây dựng thêm tầng. Các vật liệu sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên. Kiểu nhà nhà mang lại nhiều không gian sinh hoạt hơn, tốn kém chi phí hơn so với nhà cấp 4. (Ảnh minh họa)
Một loại nhà mái lá truyền thống khác là nhà sàn mái lá. Đây là mẫu nhà lá cổ của một số dân tộc miền núi. Mẫu nhà này vẫn có đầy đủ không gian chức năng sinh hoạt cần thiết như sân sàn, ngăn khách và ngăn ở. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, mẫu nhà lá hiện đại được phát triển dựa trên mẫu nhà lá truyền thống. Nhà lá hiện đại được cải tiến về vật liệu xây dựng, thiết kế có sự cách điệu, tính thẩm mỹ cao và tiện nghi hơn.
Ngoài phần mái vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống, nhà lá hiện đại thường có tường xây, vách ngăn bằng gạch. Để tăng thêm tính thẩm mỹ và tiện nghi, các khung cửa có thể sử dụng vật liệu gỗ hoặc kính.
Mẫu nhà lá hiện đại thường được xây dựng trong những khu du lịch, homestay, quán cà phê, nhà hàng…
Vẫn giữ kiến trúc mái lá truyền thống, nhà mái lá hiện đại được cải tiến hơn khi sử dụng nhiều vật liệu khác để tăng thêm tính tiện nghi. Đây là mẫu nhà được nhiều người ưa chuộng để làm nơi nghỉ dưỡng. (Ảnh minh họa)
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia chủ cũng chọn xây nhà mái lá hiện đại cho nhà phố. (Ảnh minh họa)
Nhà mái lá được ứng dụng nhiều tại các homestay để mang đến không gian bình dị, gần gũi cho du khách. (Ảnh minh họa)
Nhiều quán ăn, nhà hàng cũng lựa chọn làm nhà mái lá để mang lại không gian thoáng mát cho thực khách. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi làm nhà mái lá
Theo kinh nghiệm đúc kết từ những người thợ chuyên làm nhà mái lá, khâu thi công quan trọng nhất của nhà mái lá chính là mái nhà. Gia chủ có thể chọn nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà mái lá theo kiểu cấp 4 hoặc nhà tầng, nhưng vật liệu lợp mái phải được chú trọng.
Thường nhà mái lá hiện nay đều sử dụng nguyên liệu chính là lá dừa. Những lá dừa này phải là những tàu không bị sâu, vẫn còn xanh. Tuy nhiên, lá vẫn phải đủ “già” để hạn chế bị mục nát khi lợp.
Lợp mái là công đoạn quan trọng nhất khi thi công nhà mái lá. (Ảnh minh họa)
Muốn được dùng để thi công mái nhà thì lá dừa phải phơi, phân loại theo kích cỡ, chặt thành các đoạn bằng nhau rồi phơi lại một lần nữa. Quá trình phơi, xâu lá thành các mảng lớn không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ.
Khung nhà thường được làm bằng gỗ hoặc tre để đảm bảo độ chắc chắn. Công đoạn lợp lá mất nhiều thời gian nhưng nếu thực hiện tỉ mỉ, đúng kỹ thuật thì tuổi thọ của ngôi nhà có thể lên đến 10 năm.
Vì sao Tử Cấm Thành 'bất tử' dù trải qua nhiều trận hỏa hoạn?
Tử Cấm Thành của Trung Quốc có diện tích 720.000 m2 và gồm 9.999 phòng. Gỗ là vật liệu chủ yếu để xây dựng các căn phòng này.
Dù vậy, các trận hỏa hoạn không khiến cung điện hoàng gia này bị phá hủy.
Cố Cung hay còn gọi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Công trình tráng lệ này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1987.
Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có 9.999 phòng với các kích thước và kiến trúc khác nhau. Khi tìm hiểu về cung điện hoàng gia này, công chúng biết được vật liệu chính được sử dụng để xây các căn phòng là gỗ.
Đây là vật liệu rất dễ bén lửa nếu xảy ra hỏa hoạn. Điều khó tin là trải qua 24 đời hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh), các kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành với kết cấu chủ yếu bằng gỗ không bị phá hủy.
Theo các sử liệu, kể từ khi hoàn thành vào năm 1420 và trải qua 24 triều vua, Tử Cấm Thành xảy ra gần 100 vụ cháy có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến những trận hỏa hoạn này chủ yếu do việc đốt đèn, nến, bắn pháo hoa, đốt lò sưởi hay sét đánh.
Dưới thời nhà Minh, một vụ cháy nghiêm trọng từng xảy ra ở điện Thái Hòa, điện Trung Hòa và điện Bảo Hòa vào năm 1422.
Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân gây ra vụ cháy là do sét đánh. Phải mất 3 năm, triều đình mới trùng tu, sửa chữa 3 điện chính trở lại dáng vẻ ban đầu.
Đến thời nhà Thanh, các hoàng đế đặc biệt chú ý đến việc chống cháy ở Tử Cấm Thành. Trong đó, triều đình quy định chi tiết về việc đốt lửa, thắp nến...
Đồng thời, khắp Cố Cung bố trí hơn 300 vạc nước. Mỗi vạc có thể chứa tới 3.000 lít nước và luôn đổ đầy nước. Chúng được đặt gần các cung để có thể sử dụng khi xảy ra hỏa hoạn.
Thêm nữa, dưới thời hoàng đế Khang Hy, một lực lượng chữa cháy được thành lập với quy mô khoảng 100 - 200 người. Khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng chuyên trách này nhanh chóng tới hiện trường để dập tắt, khống chế "bà hỏa".
Nhờ những giải pháp trên, các vụ hỏa hoạn xảy ra ở Tử Cấm Thành ngày càng ít nghiêm trọng hơn. Vậy nên, cung điện hoàng gia này còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.
Nhà khung thép sang trọng, đẹp như biệt thự với bể bơi xanh ngắt Những kiểu nhà khung thép 2 tầng mang lại nhiều lợi ích về mặt thời gian thi công, khả năng chống chịu và độ bền cho người sử dụng. Nhà khung thép là gì? Nhà khung thép (hay còn gọi nhà lắp ghép) là loại nhà xây dựng bằng cách lắp ghép các vật liệu đã được tính toán, định hình sẵn trước...