Những mẫu chuột gaming dưới 1 triệu đáng chú ý
Logitech G102 Prodigy, Fuhlen G90 Evo, SteelSeries Rival 110… là những mẫu chuột gaming có hiệu năng sử dụng tốt trong phân khúc giá dưới 1 triệu đồng.
DareU EM908 (390.000 đồng) – Mẫu chuột này sở hữu thiết kế công thái học, kích thước phù hợp với những người có bàn tay nhỏ. Phần đèn RGB được trang bị ở logo DareU trên thân chuột và viền dưới đáy chuột. DareU EM908 RGB sử dụng mắt đọc Bravo Gaming – ATG4090 do chính công ty tự phát triển. DPI đạt mức tối đa 6.000, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu cả về công việc văn phòng cũng như chơi game FPS. Phần dây chỉ được hoàn thiện từ cao su, không mang lại cảm giác chắc chắn.
Logitech G102 Prodigy (430.000 đồng) – Đây là một trong những mẫu chuột gaming được ưa chuộng nhất ở phân khúc giá rẻ. Nó có thiết kế đơn giản, DPI tối đa đạt mức 6.000. Logitech G102 sử dụng loại mắt đọc Mercury, cho hiệu suất tốt. Người dùng có thể thay đổi giữa 5 mức thiết lập DPI khác nhau bằng phím tùy chỉnh ở phía trên. Hạn chế của mẫu chuột này nằm ở trọng lượng của nó khá nhẹ, không thể gắn thêm tạ thay đổi cân nặng theo thói quen của người dùng.
Fuhlen G90 Evo (650.000 đồng) – Fuhlen G90 Evo có thiết kế tương tự những mẫu G90 trước đó của hãng. Phần dây kết nối được bọc vải dù chắc chắn. Đầu USB mạ vàng và tích hợp cục chống nhiễu giúp nó hoạt động ổn định hơn trong thời gian dài. G90 Evo sử dụng mắt đọc Pixart PMW3360 thường xuất hiện trên các dòng chuột gaming cao cấp.
Corsair M55 RGB Pro (890.000 đồng) – M55 RGB Pro sở hữu thiết kế đối xứng, người dùng có thể sử dụng ở cả tay trái và tay phải tùy theo thói quen. Nó cũng phù hợp với nhiều kiểu cầm khác nhau như Palm Grip, Claw Grip hay Fingertip. M55 RGB PRO có mắt cảm biến PAW3327, cho hiệu năng khá tốt. Khi kết nối với phần mềm, người dùng có thể tùy biến các phím phụ cũng như hiệu chỉnh màu sắc của đèn. Tuy nhiên, các phím phụ của chuột khá cứng. Đồng thời, nếu gắn các chức năng lên cả 4 phím, người dùng rất dễ bấm nhầm khi chơi game.
Logitech G304 Lightspeed Wireless (890.000 đồng) – Đây là một trong những mẫu chuột gaming hiếm hoi trong phân khúc dưới 1 triệu đồng hỗ trợ kết nối không dây. G304 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, nhẹ tương tự G102 và G Pro. G304 được trang bị mắt đọc HERO, đây là loại mắt đọc có chất lượng cao, thường xuất hiện trên các sản phẩm cao cấp của hãng. Điểm hạn chế của sản phẩm này nằm ở việc nó không được tích hợp đèn RGB. Đồng thời, G304 cũng không hỗ trợ kết nối thông qua Bluetooth như nhiều mẫu chuột khác.
Razer Basilisk Essential (990.000 đồng) – Mẫu chuột này có kích thước lớn, nặng, phù hợp với những người dùng có bàn tay to và yêu thích trải nghiệm sử dụng khác biệt. Razer Basilisk Essential chỉ được thiết kế dành riêng cho những người thuận tay phải. Ngoài ra, hai phím phụ phía cạnh trái được làm khá liền nhau, độ nảy cũng không cao, khiến cho một số thao tác nhanh trên mẫu chuột này dễ gặp lỗi.
Video đang HOT
SteelSeries Rival 110 (990.000 đồng) – SteelSeries Rival 110 có thiết kế đối xứng, trọng lượng vừa phải, phù hợp với đa số người dùng. Nó sử dụng cảm biến TrueMove1, hỗ trợ tối đa 7.200 DPI. Mức DPI này hỗ trợ tốt mọi nhu cầu chơi game yêu cầu thao tác nhanh như các trò chơi FPS. Dù là một sản phẩm tầm trung nhưng mẫu chuột này lại chỉ được trang bị phần dây kết nối bằng cao su, không bọc dây vải để tăng độ bền.
Theo Zing
Chuột gaming siêu cấp đọ sức Logitech G Pro Wireless vs G903: Mèo nào cắn mỉu nào?
Logitech G Pro Wireless và G903 là cặp đôi chuột gaming kỳ phùng địch thủ khó phân định thắng thua.
Với mức chi khoảng 3 triệu đồng thì game thủ sẽ mua được những chú chuột gaming cao cấp nhất có thể, ẩn chứa các công nghệ đỉnh của đỉnh từ mắt đọc xịn xò cho tới nút siêu bền siêu nảy, kết nối không dây chất lượng cao...
Trong phân khúc cao cấp này thì hãng gaming gear nổi tiếng Logitech giới thiệu tới 2 mẫu khá giống nhau là G Pro Wireless và G903. Chúng cùng có thiết kế cân bằng sử dụng được cho cả người thuận tay trái lẫn tay phải, kích cỡ rất 'đầy tay' đi kèm với hàng loạt công nghệ cao cấp nhất.
Vậy thì giữa G Pro Wireless và G903, chú chuột nào sẽ đáng mua hơn? hãy cùng đặt chúng lên bàn cân đo đong đếm nhé:
Đầu tiên sẽ là so sánh về cách thức đóng gói, vỏ hộp, phụ kiện:
Vỏ hộp của G903 rõ ràng là bắt mắt hơn nhiều so với G Pro Wireless.
Cách thức đóng gói nói chung cũng ấn tượng hơn hẳn.
Thực sự thì cách đóng gói của G903 hơn hẳn so với G Pro Wireless, ngay cả từ cách mở gói cho tới xắp xếp bên trong, thậm chí chỉ cần sờ bên ngoài cũng thấy rõ. Tuy nhiên khi chạm vào sản phẩm thì lại hoàn toàn khác bởi chất lượng build của cả hai chú chuột đều rất tốt. Nhựa chắc chắn, hoàn thiện kỹ càng mịn màng.
Bộ phụ kiện của G903 cũng xịn xò hơn so với G Pro Wireless (hộp nhựa so với hộp giấy).
Thiết kế
Tuy có chung hình dạng, song thực tế thì thiết kế của G Pro Wireless và G903 khác nhau rất rõ rệt. Nếu như G Pro Wireless đi theo dạng tối giản tiện dụng nhất có thể thì G903 lại vô cùng hầm hố với rất nhiều tùy chỉnh khác nhau từ nút bấm cho tới con cuộn...
Tuy nhiên, chúng thực sự là có nhiều điểm chung hơn là mọi người tưởng, form cầm chuột của cả Logitech G Pro Wireless lẫn G903 đều khá lớn, hơi ôm tay một chút nhưng cân cả 2 bên. Tức là nhìn thì khác nhiều nhưng mà cầm lại không khác cho lắm!
Ngoài ra, cả 2 chú chuột này đều có khả năng đổi nút, biến hình để phù hợp với game thủ thuận tay trái hoặc tay phải một cách dễ dàng.
Phần đáy trông hơi khác tí chút song về cơ bản là... vẫn vậy, đều hỗ trợ sạc không dây qua tấm lót Power Play. Logitech G Pro Wireless tỏ ra tiện lợi hơn một chút khi bạn có thể nhét luôn đầu nhận tín hiệu vào đây để mang đi khắp nơi.
Khi lên đèn thì cả 2 đều trông khá e thẹn, không được lung linh rực sáng như các hãng khác, đơn giản bởi chỉ có mỗi logo là đổi màu RGB mà thôi. Tất nhiên thiết kế ít đèn đóm này là do chúng đều dùng kết nối không dây và có pin, để đảm bảo thời lượng sử dụng thì bớt sáng một chút cũng không sao.
Hiệu năng sử dụng
Về mặt cấu hình, chắc chắn là G Pro Wireless sẽ vợt trội hơn đôi chút so với G903 bởi chú chuột này được trang bị cảm biến HERO 16K, một phiên bản nâng cấp so với PMW 3366 trên đối thủ trong bài viết này. Tuy nhiên trong điều kiện sử dụng bình thường bao gồm sử dụng các tác vụ lướt web, giải trí hay chơi game thì vẫn rất khó nhận ra. Đơn giản bởi cả 2 cảm biến này đều rất chính xác!
Trải nghiệm trong một số tựa game FPS đòi hỏi tính chính xác cao của chú chuột như CS:GO và PUBG thì cả G Pro Wireless lẫn G903 đều thể hiện cực tốt. Cảm biến chính xác đem lại những cú vẩy súng hoàn hảo, aim tuyệt vời. Kèm theo đó là kết nối không dây nhanh và chuẩn như có dây vậy, hoàn toàn không thấy 'chậm' một chút nào cả.
Thứ mà bạn cảm nhận rõ ràng nhất trên G Pro Wireless chính là thời lượng pin dài hơn tương đối so với G903. Cảm biến HERO 16K của Logitech được tối ưu để có hiệu suất làm việc tốt nhất mà vẫn tiết kiệm năng lượng vượt trội. Điều này cũng kéo theo việc G Pro Wireless nhẹ hơn một chút so với G903.
Đối với bản thân tôi, người yêu thích sự giản đơn thì G Pro Wireless sẽ là sản phẩm ấn tượng hơn bởi tính 'tinh tế' của nó, kèm theo trọng lượng nhẹ, thời gian pin dài. Tuy nhiên với các game thủ ưa thích thiết kế hầm hố, sang trọng và cầm 'đầm tay' một chút thì rõ ràng là G903 sẽ chiếm trọn cảm tình. Thật khó để mà phân định thắng thua một cách rạch ròi trong trường hợp này...
Ngoài ra, G903 còn mới được Logitech cập nhật cảm biến HERO trong phiên bản mới, chính vì vậy các gamer ưa thích chú chuột này sẽ không còn cảm giác 'thua thiệt' một chút nữa, khá là ngọt.
Hiện tại Logitech G Pro Wireless và G903 đều có mức giá khoảng 3 triệu đồng tại Việt Nam và là 2 chú chuột không dây chất lượng đỉnh cao nhất!
Theo GameK
Trên tay chuột chơi game Logitech G-Pro Hero: Nhẹ nhàng tình cảm, chính xác tuyệt đối Thực tế thì chú chuột gaming trong bộ G-Pro của Logitech đã nổi tiếng khá lâu, song gần đây hãng gear này đã nâng cấp thêm cảm biến HERO mới với cải tiến lớn về độ chính xác, đem tới cho game thủ sự lựa chọn hoàn hảo trong những ván đấu căng thẳng. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ...