Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường lớn cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy t ính, sản phẩm điện tử, linh kiện, nguyên liệu dệt may, da giày…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi đến 15,42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc, tăng 65,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tức tăng thêm hơn 6 tỉ đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất so với các thị trường nhập khẩu khác.
Với tốc độ tăng trưởng mạnh này đã nâng tỷ lệ của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ mức 24,9% của 2 tháng đầu năm 2020 lên 32,7% trong 2 tháng đầu năm nay, tức chiếm gần 1/3 tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Đáng chú ý, giá trị kim ngạch tăng thêm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Việt Nam trong thời gian trên còn lớn hơn tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn bộ thị trường ASEAN là chỉ đạt 5,92 tỷ USD và cao hơn gấp đôi so với nhập khẩu hàng hóa ở thị trường Mỹ (khoảng 2,26 tỷ USD).
Video đang HOT
Hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam. Ảnh minh họa
Theo cơ quan hải quan, Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam tăng mạnh ở nhiều nhóm sản phẩm và lĩnh vực. Đáng chú ý là nhóm sản phẩm công nghệ và viễn thông tăng mạnh.
2 tháng/2021 nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,59 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ các thị trường như: Hàn Quốc với 2,93 tỷ USD, giảm 4,7%; Trung Quốc với 2,88 tỷ USD, tăng mạnh 78,3%; từ Đài Loan với 1,44 tỷ USD, tăng mạnh 51,5%… so với cùng kỳ năm trước
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trị giá nhập khẩu trong tháng 2 đạt 2,91 tỷ USD, giảm 25,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong 2 tháng/2021 lên 6,81 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 2 tháng/2021 với trị giá là 3,37 tỷ USD, tăng mạnh 70,7%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 1,1 tỷ USD, tăng 5,2%; Nhật Bản với 686 triệu USD, tăng 1,8%… so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 1,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 2 tháng/2021 lên 3,52 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51%, với 1,8 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 358 triệu USD, giảm 8,8%; Đài Loan: 355 triệu USD, tăng 4,9%…
Đối với điện thoại các loại và linh kiện, nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,24 tỷ USD, giảm 45,6% so với tháng trước. Tính trong 2 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 3,53 tỷ USD, tăng mạnh 69,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng/2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 3,16 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.
Trong đó: từ Trung Quốc là 1,62 tỷ USD, tăng mạnh 82,7%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,54 tỷ USD, tăng mạnh 51%… so với cùng kỳ năm trước
Tính đến hết tháng 2/2021, lượng ô tô nguyên chiếc được đăng ký nhập khẩu đạt gần 18,4 nghìn chiếc, tăng 23,7% với trị giá là 423 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng/2021, ô tô nguyên chiếc các loại chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia và tăng vọt ở thị trường Trung Quốc. Cụ thể, nhập từ Thái Lan là 9,5 nghìn chiếc, tăng 14%; từ Indonesia là 4,7 nghìn chiếc, giảm 7,4%. Đặc biệt, nhập từ Trung Quốc đạt hơn 2 nghìn chiếc, gấp 8,7 lần so với con số 234 chiếc của cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc sẽ trở lại là nước nhập khẩu gạo lớn nhất năm 2021
Hai năm qua, nước nhập khẩu gạo lớn nhất là Philippines. Nhưng trong năm nay, nhiều khả năng vị trí này sẽ lại thuộc về Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ trở lại vị trí nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm nay. Ảnh: TL .
Trong báo cáo tháng 2/2021, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Philippines sẽ chỉ nhập khẩu 2,2 triệu tấn gạo trong năm nay, giảm 10% so với năm 2020, và thấp hơn con số 2,6 triệu tấn trong dự báo trước đây.
Sản lượng gạo của Philippines dự báo sẽ tăng lên 12,2 triệu tấn trong năm nay so với mức 11,9 triệu tấn của năm trước, nhờ diện tích và năng suất đều tăng. Đây là kết quả của việc Bộ Nông nghiệp nước này thực hiện các chương trình thúc đẩy sản xuất như cung cấp hạt giống chất lượng, cung cấp máy móc, tín dụng nông nghiệp và khuyến nông thông qua Quỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành gạo.
Mặt khác, USDA cho rằng giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam cao cũng làm cho Philippines giảm nhập khẩu gạo.
Trong khi đó, USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 2,8 triệu tấn gạo từ nước ngoài trong năm nay do sản lượng trong nước giảm. Như vậy, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vượt qua Philippines để trở lại vị trí thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2021.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/2: USD tiếp tục giảm giá USD giảm trong bối cảnh Mỹ công bố các số liệu kinh tế ảm đạm và ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn phức tạp. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,968điểm, giảm 0,64%. Theo Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương...