Những mánh lừa đau thời bão giá
Tìm mọi cách để tiết kiệm thời bão giá là một trong những nguyên nhân khiến các bạn sinh viên trở thành con mồi ngon cho đội quân lừa đảo.
Để tìm cách chống trọi với cơn “bão giá” chưa hề có dấu hiệu giảm “cường độ”, nhiều sinh viên chọn giải pháp tìm người ở ghép để tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên, đây dường như là giải pháp chẳng mấy “sáng sủa” bởi quyết định sống chung với người chưa từng quen biết khiến không ít người phải ngậm ngùi vì “ tiền mất tật mang”.
Lan, sinh viên Đại Học Thương Mại, Hà Nội đang ở cùng hai cô bạn tại 1 căn phòng trên đường Hồ Tùng Mậu với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Dù phải chắt bóp chi tiêu để trả tiền phòng nhưng cô bạn vẫn cố gắng bám trụ tại đây vì được ở gần trường và cũng gần cả chỗ dạy thêm.
Tuy nhiên, khi chủ nhà đột ngột thông báo tiền phòng sẽ tăng lên 1,5 triệu đồng/tháng, điện 5 nghìn/số thì Lan như ngồi trên đống lửa.
Quyết định sống chung với người chưa từng quen biết khiến không ít người phải ngậm ngùi vì “tiền mất tật mang”
Video đang HOT
Không như hai cô bạn ở cùng sinh ra lớn lên trong gia đình có điều kiện, bố mẹ Lan chỉ làm nghề nông, nhà lại có 4 anh chị em nên mỗi tháng bố mẹ cố gắng lắm cũng chỉ gửi được cho Lan 1,2 triệu đồng.
Áp dụng hàng loạt “tuyệt chiêu” tiết kiệm thời bão giá vẫn không ăn thua, Lan đành ngậm ngùi một mình tính kế đi tìm căn phòng khác giá rẻ hơn để vượt bão giá.
Đang lúc “sắp phát khóc” vì lang thang mấy ngày trời chẳng tìm được căn phòng nào có giá dưới 1,5 triệu đồng/tháng thì Lan nhìn thấy tờ giấy tìm người ở ghép với nội dung: “Cần 2 người ở ghép, phòng 900, gần trường Đại học quốc gia,…”.
Tìm đến nơi, Lan được chủ căn phòng (một cô gái cũng trạc tuổi Lan tự xưng tên Nhung) cho biết bạn ở cùng đi làm xa nên đã chuyển nơi khác, đang bão giá đắt đỏ nên cần tìm thêm 2 người ở cùng.
Căn phòng tương đối rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát lại giá rẻ khiến Lan gật đầu đồng ý ngay. Nhung lấy lý do chủ nhà đang đòi trả ngay tiền thuê phòng nên bảo Lan đưa trước 450 nghìn đồng rồi ngay ngày mai chuyển đến.
Mừng quá…mất khôn, Lan đưa ngay tiền cho cô gái để rồi hôm sau phải ngã ngửa khi biết mình bị lừa.
Tìm gặp chủ nhà, Lan được cho biết: khi nghe nói tiền phòng sẽ tăng, Hương (chứ không phải Nhung như cô gái tự nhận) đã xin ở thêm 2 ngày rồi dọn đi.
Ai ngờ thời phút cuối lại là cơ hội vàng để cô gái này thực hiện phi vụ “ngậm tiền cọc” rồi lặn mất. Không chỉ Lan, 4 nữ sinh khác cũng trở thành nạn nhân của Hương trong phi vụ này.
Ấm ức vì mất tiền oan, mệt mỏi vì vừa mất công dọn hết đồ đến giờ lại phải chuyển về, Lan mếu máo: “Giờ cũng chẳng biết làm sao để có thể lấy lại được tiền bởi chủ nhà trọ cũng không biết Hương “chuồn” đi đâu. Chắc em đành về chỗ cũ rồi cắn răng nhịn ăn may ra đủ trả tiền phòng…”
Muốn giảm bớt phần nào chi phí ăn ở đắt đỏ, Lê Mai, sinh viên năm 4 trường Học Viên Tài Chính cũng phải chịu cảnh bị sập bẫy lừa giống Lan. Khi chủ nhà thông báo tăng tiên thuê phòng lên 1,7 triệu đồng/tháng, Mai cùng hai cô bạn bàn tính và quyết định tuyển người ở ghép.
Sau khi dán thông báo, một người tên Thúy, khoảng 25 tuổi, giới thiệu là nhân viên một công ty trên đường Hoàng Quốc Việt đến xin ở cùng. Thấy Thúy có vẻ chân chất, hiền lành nên cả bọn gật đầu đồng ý. Khi mới dọn đến ở, Thúy tỏ ra là người thoải mái trong chuyện tiền nong lại vui vẻ, dễ gần nên Mai cũng mừng thầm.
“Dù vậy, vốn cẩn trọng lại chưa hoàn toàn tin tưởng người lạ. Mỗi khi đi đâu bọn mình đều mang theo laptop và cất tiền cẩn thận. Vậy mà một buổi sáng thức dậy bọn mình vẫn phải khóc ròng bởi điện thoại, máy tính xách tay đều không cánh mà bay. Xót của lắm nhưng chỉ còn biết trách mình nhẹ dạ cả tin để bị lừa…”.Mai ngậm ngùi nói.
Nắm được tâm lý muốn tìm người ở ghép để cắt giảm chi phí của sinh viên nghèo, không ít kẻ lừa đảo đang xem chuyện “ở ghép” như một “thị trường béo bở” để trục lợi. Mỗi người hãy thật cẩn trọng trước khi quyết định ở ghép, đừng để sự nhẹ dạ cả tin khiến bạn lâm vào cảnh “tiền mất tật mạng” như hai bạn trong câu chuyện kể trên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chủ nhà trọ "siết cổ" sinh viên thời bão giá
Một phòng trọ trong khu ổ chuột, giá "bèo" nhất cũng đã lên tới 700 - 800 nghìn đồng/tháng, những phòng trông được hơn giá giao động từ 1.200 - 1.700 nghìn đồng, víp hơn thì giá đã lên tới 2 triệu đồng/ tháng.
Muôn nẻo đường tăng
Lượn một vòng qua các khu nhà trọ, giá thuê phòng đã tăng đáng kể so với trước tết. Một phòng trọ trong khu ổ chuột, giá "bèo" nhất cũng đã lên tới 700 - 800 nghìn đồng/tháng, những phòng trông được hơn giá dao động từ 1.200 - 1.700 nghìn đồng, xịn hơn thì giá đã lên tới 2 triệu đồng/ tháng.
Hùng - SV CĐGT cho biết: " Phòng em ở 2, trước là 1 triệu hai/ tháng nhưng kể từ tháng này ông chủ đã tăng lên 1 triệu rưỡi, điện là 4.000 đồng/ số. Hiện, em với thằng bạn đang đi tìm chỗ khác cho "dễ thở" nhưng tình hình này có lẽ cũng khó vì ở đâu họ cũng tăng giá lên như thế. Phòng trọ toàn triệu sáu triệu bảy. Mà cỡ như bọn em thì chắc không chịu được nhiệt".
Sinh viên lao đao vì bão giá (Ảnh: Internet)
Nhà tăng, điện nước cũng tăng, vin vào cớ đó có nơi chủ trọ tăng giá điện gấp rưỡi thậm chí gấp đôi bình thường với lý do "giá điện nhà nước tăng, hàng xóm tăng thì mình cũng phải tăng " - một chủ trọ ở ngõ 337 Cầu Giấy lý giải. Đỉnh điểm có nơi, giá điện đã tăng lên tận 5.000 - 6.000 nghìn/số, nước 90-100 nghìn người/ tháng.
Nhưng điều đáng nói là không phải công tơ nào ở các phòng trọ cũng chạy theo mức bình thường. Ở nhiều khu trọ sinh viên còn phát hoảng với những công tơ điện...chạy quá khỏe.
Ngọc, Nga - hai cô sinh viên trường CĐ Du Lịch mới đến trọ ở khu Dịch Vọng - Cầu Giấy được gần 2 tháng nhưng mỗi lần bà chủ lên chốt số điện hai nàng lại "đứng tim" vì cái công tơ chạy...vô tổ chức.
Ngọc chia sẻ: em cũng mới chuyển đến đây ở thôi, nhưng hình như cái công tơ này có vấn đề thì phải. Tháng trước đứa bạn cùng phòng đi tập quân sự, mỗi mình em ở đây, lại đi học cả ngày. Tối về cắm nồi cơm, thắp mỗi cái đèn tuýp 40w, thi thoảng sạc thêm cái điện thoại trong vòng nửa tháng đã mất tận 30 số điện, nhiều không tưởng tượng.
Hôm rồi em có xin bà chủ xem lại cái công tơ nhưng toàn ậm ừ rồi để đấy, chắc tháng này bọn em phải lên tận 50, 60 số ấy chứ. Chịu chung số phận như Ngọc, Nga, cả tuần nay Thu Hương - HVBCTT làm cả xóm thấy buồn cười khi một ngày cô chạy sang hàng xóm mượn chiếc ghế nhựa ra "thăm" cái công tơ 3, 4 lần.
Hương bức xúc nói: "Cả tháng nay mình đã bảo bà chủ nhà xem lại cái công tơ nhưng bà ta toàn ậm ừ rồi để đấy. Bà bảo mình cứ đi tìm thợ điện kiểm tra, nhưng mình đâu có biết mặt mũi ông thợ điện xóm này đâu mà nhờ.
Tháng trước mình đi học cả ngày, tối về chỉ xem ti vi một tẹo, cơm thì chỉ nấu vào buổi tối, thứ 7, chủ nhật mình mới nấu thêm buổi trưa, trong phòng chỉ thắp thêm cái bóng tuýp, vài ngày thì sạc điện thoại, máy tính thì mình không dùng, nhưng tháng trước bà chủ tính tiền điện mình nhìn công tơ mà suýt ngất, 60 số điện nhân với 4.000 đồng, trong khi phòng bên cạnh có khi dùng nhiều hơn mình nhưng chỉ hết có 20 số.
Tháng này nếu cái công tơ "trời đánh" này vẫn chạy khỏe thế có lẽ mình phải tự thay hoặc chuyển chỗ ở thôi, chứ bây giờ 4.500 một số mà một tháng cứ 60 số điện, 80.000 tiền nước, 1 triệu 3 tiền nhà thì chỉ có uống nước bọn mình mới đủ tiền thôi".
Theo Vietnamnet
Tình yêu sinh viên thời bão giá Đang phải gồng mình với giá phòng, tiền điện, nước, sinh hoạt, sinh viên đã có ý tưởng làm tình yêu đẹp hơn thời bão giá. Thay đổi chốn hẹn hò Khi bão giá hoành hành, rất nhiều người đã đi làm việc còn phải "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm mọi thứ có thể thì sinh viên cũng...