Những mảng tối ở các dự án nạo vét đường thủy
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp phép dự án nạo vét đường thủy kết hợp tận thu sản phẩm, nhưng sau đó, gần như “ngó lơ” cho các nhà thầu nạo vét cát sỏi.
Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ngày 21.3, Bộ trưởng Bộ GTVT đã thông tin trong năm 2016 đã giao Thanh tra Bộ “cày xới” việc thực hiện các dự án nạo vét đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm. Đợt thanh tra được tiến hành cuối năm 2016 và được kết luận Thanh tra được ông Nguyễn Ngọc Đông – Thứ trưởng Bộ GTVT ký ban hành ngày 21.11.2016.
Theo đó, Bộ GTVT đã xác định “việc quản lý, giám sát của Cục Đường thủy nội địa đối với việc triển khai thực hiện dự án nạo vét tận thu sản phẩm còn nhiều hạn chế”. Ngay từ khâu khảo sát dự án, hàng loạt tồn tại trong đã được chỉ ra. Ví dụ như thiếu các số liệu đo khảo sát hiện trường; sản phẩm tận thu là cát mịn và cát hạt trung, không có bùn cát trong báo cáo kinh tế kỹ thuật; tất cả các thí nghiệm không được ký xác nhận, các lỗ khoan khảo sát không có chữ ký người thực hiện; không có nhật ký khoan địa chất. Bên cạnh đó, không có biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tại hiện trường thực hiện giữa nhà đầu tư và đơn vị thực hiện.
Nhiều dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu cát được đăng ký nhưng chậm được triển khai. Ảnh: ENTERNEWS
Hầu hết các công ty không có báo cáo kết quả bảo vệ môi trường trong thời gian thi công. Thậm chí, có một số dự án nhà thầu thực hiện không có kế hoạch bảo vệ môi trường, không có hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải trong quá trình thi công.
Trong quá trình thanh tra, Bộ GTVT cũng phát hiện số lượng, chủng loại phương tiện thi công tại thời điểm thanh tra không đủ so với hợp đồng. Đa số các phương tiện, thiết bị thi công do công ty thuê của các chủ phương tiện. Các công ty tham gia đều không lập bảng tiến độ thi công chi tiết và cam kết thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu của Bộ GTVT. Trong quá trình triển khai các dự án, Cục Đường thủy rất ít khi thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện mà giao phó cho các tư vấn giám sát.
Thế nhưng, theo Thanh tra Bộ GTVT trong các hợp đồng với đơn vị giám sát không nêu số lượng cán bộ giám sát, thiết bị giám sát. Thực hiện giám sát nhưng không có thiết bị, đề cương tư vấn giám sát sơ sài, không yêu cầu lập biện pháp thi công, tổ chức thi công cụ thể cho từng đoạn cạn, chưa xác nhận hiện trạng thi công của nhà đầu tư sau khi dừng thi công.
Sự “vô tư” trong quản lý của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam còn thể hiện cả ở các dự án chấm dứt hợp đồng hoặc bị tạm dừng. Cụ thể, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo đã có văn bản yêu cầu chấm dứt 4 hợp đồng dự án, tạm dừng hợp đồng với 14 dự án đang triển khai nhưng lại không có tài liệu thể hiện. Ngoài ra, không có tài liệu thể hiện Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hoàng Kim Việt đã chấm dứt hợp đồng dự án, đưa phương tiện, trang thiết bị ra khỏi khu vực công trường. Đối với việc tạm dừng 14 dự án đang triển khai cũng không có tài liệu thể hiện các nhà đầu tư đã dừng thực hiện và đưa phương tiện, trang thiết bị ra khỏi khu vực công trường.
Video đang HOT
Theo Danviet
"Theo báo cáo của Bắc Ninh thì cả huyện phải nghe tiếng cát tặc"
"Lợi ích từ khai thác cát rất lớn, có thể do va chạm quyền lợi nên xảy ra việc cát tặc đe dọa. Ở đây có sự chồng chéo về trách nhiệm và lợi ích của các bên nên bị cát tặc lợi dụng" - ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam - trao đổi với phóng viên Dân trí.
"Lợi ích từ khai thác cát rất lớn"
- Thủ tướng đang yêu cầu làm rõ đối tượng đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh do quyết dừng dự án nạo vét sông Cầu và tận thu cát. Là người đứng đầu cơ quan cấp phép cho hoạt động này, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Ở đây cần xem xét lại vấn đề lợi ích trong việc khai thác cát, còn có sự chồng chéo trách nhiệm của các bên bị cát tặc lợi dụng. Lợi ích từ khai thác cát rất lớn, có thể do va chạm quyền lợi nên xảy ra việc cát tặc đe dọa.
- Ông cho rằng cát tặc có thể là đối tượng đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Vậy như thế nào gọi là cát tặc? Trách nhiệm của Cục Đường thủy ra sao?
- Theo chủ trương cấp phép nạo vét lòng sông, các tàu nạo vét được hoạt động từ 6h sáng đến 18h tối, những hoạt động ngoài khung thời gian này được hiểu là cát tặc. Cục Đường thủy nội địa không cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động vào buổi tối, nếu tàu hoạt động sau 18h tối là trộm cắp, vi phạm.
Ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Cục Đường thủy nội địa không có trách nhiệm bắt cát tặc mà là xử lý các vi phạm đường thủy về an toàn giao thông về xâm hại kết cấu đường thủy nội địa. Thanh tra giao thông đường thủy cũng không được lên phương tiện để bắt cát tặc. Trách nhiệm bắt cát tặc là của các lực lượng chức năng.
- Không có trách nhiệm bắt cát tặc nhưng khi phát hiện, lực lượng của ngành phải có trách nhiệm thông báo cho lực lượng chức năng địa phương?
- Các Chi cục Đường thủy vẫn có thông báo khi phát hiện có cát tặc. Có nhiều đối tượng lợi dụng dự án được cấp phép để hoạt động khai thác cát. Ví dụ như họ vào khu vực đó bảo là được cấp phép, khi đó các lực lượng chức năng cần kiểm tra giấy phép. Hay như ở Bắc Ninh, trong khu vực dự án có 4 tàu được cấp phép, nếu có tàu thứ 5 xuất hiện thì đó là phương tiện của cát tặc.
Việc kiểm soát trên sông phải có lực lượng cảnh sát, giao thông đường thủy và cơ quan chức năng địa phương. Vì thế, khi phát hiện cát tặc các lực lượng chức năng phải vào cuộc làm rõ.
Thanh tra đường thủy không thể vô can!
- Liên quan đến vấn đề này, Cục đã đình chỉ 3 thanh tra giao thông đường thủy. Kết quả giải trình và kiểm điểm đối với các thanh tra này như thế nào thưa ông?
- Lực lượng thanh tra đường thủy báo cáo ban ngày không có hiện tượng khai thác trái phép nhưng ban đêm họ không nắm được. Vì đây là lực lượng thanh tra chuyên ngành, chỉ có 3 người phụ trách, thời gian làm việc là giờ hành chính ban ngày, ban đêm không làm việc. Nhưng nếu như phản ánh của Bắc Ninh là đúng thì thanh tra phải nắm được và có báo cáo.
Hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Cầu khiến lãnh đạo và người dân tỉnh Bắc Ninh bức xúc
Theo quyết định đình chỉ đến ngày 20/3 là hết hạn nhưng Cục Đường thủy cho kéo dài thời hạn đình chỉ để làm rõ vấn đề. Theo quan điểm của tôi, không thể nói thanh tra của Chi cục không có trách nhiệm, vì anh được giao quản lý kết cấu hạ tầng ở khúc sông đó, khi xảy ra khai thác cát trái phép ở khúc sông, xâm hại đến luồng anh phải nắm được, không phải sự việc diễn ra trong thời gian ngắn.
- Phía tỉnh Bắc Ninh cho biết mỗi ngày có tới 40 - 50 tàu khai thác cát, điều này có đúng không thưa ông?
- Một tàu cát hoạt động khai thác cát phải mất 3 - 4 tiếng, tiếng máy nổ rất to. Như báo cáo của Bắc Ninh tới 40 tàu khai thác thì cả huyện phải nghe thấy. Các lực lượng Công an và cơ quan chức năng cũng phải kiểm tra, xử lý.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh sự vào cuộc của địa phương là cực kỳ quan trọng với hoạt động khai thác cát trên sông nói chung. Theo số liệu Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 2 báo cáo, trong 14 tháng trên tuyến sông Cầu có 1.700 lượt tàu hoạt động, mỗi tháng có khoảng 100 lượt tàu trên sông. Nhưng nếu theo báo cáo của Bắc Ninh, một ngày có 40 - 50 lượt tàu thì mỗi tháng phải hàng nghìn lượt tàu hoạt động.
- Lợi ích từ cát rất lớn, theo ông địa phương đóng vai trò như thế nào trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động nạo vét luồng sông và khai thác cát?
- Tôi không muốn nói có sự tham gia của địa phương hay không, mà cần có sự phối hợp của địa phương trong quản lý tài nguyên khoáng sản. Cả nước có gần 2.000 bến bãi không phép - đây là nơi trung chuyển cát lậu, nơi tập kết của cát tặc. Việc dẹp bến bãi không phép là trách nhiệm của địa phương.
- Xin cảm ơn ông!
Châu Như Quỳnh (thực hiện)
Theo0 Dantri
Huế phát hiện 3 thuyền khai thác cát trái phép trên sông Hương Cảnh sát phát hiện 3 thuyền khai thác cát trái phép trên sông Hương, đề xuất xử phạt mỗi chủ thuyền 4 triệu đồng. Ngày 21/3, Công an thành phố Huế cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ 3 thuyền khai thác cát trái phép trên sông Hương, đoạn trước mặt chùa Thiên Mụ (phường Hương Long). Cảnh sát phát...