Những “mảng tối” của Twitch mà có lẽ ngay cả người dùng trung thành cũng chưa chắc đã tường tận
Mặc dù xem Twitch khá nhiều, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nhận ra được điều này.
Trong thập kỷ qua, Twitch đã phát triển thực sự mạnh mẽ. Nền tảng này đã giới thiệu một cách trải nghiệm mới mẻ đến khán giả, khiến các trò chơi yêu thích của chúng ta có thêm những cách trải nghiệm độc đáo. Bên cạnh đó Twitch còn tạo ra một số nhân vật nổi tiếng gắn liền với thế giới game, chẳng hạn như Ninja, Pokimane và Tfue.
Ban đầu chỉ là một công ty khiêm tốn, nhưng Twitch đã phát triển để trở thành một nền tảng thống trị như hiện nay. Năm 2007, Justin Tan ra mắt trang Justin.tv, đây là sự kết hợp giữa truyền hình thực tế và phát trực tiếp. Mặc dù không thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng, nhưng ý tưởng về video phát trực tiếp đã thu hút được rất nhiều sự chú ý.
Và đến năm 2011, Justin.tv đã tạo ra một kênh dành riêng cho trò chơi điện tử có tên là Twitch, kênh này nhanh chóng trở nên phổ biến. Đến năm 2014, toàn bộ công ty đã đổi tên thành Twitch. Tính đến năm 2020, Twitch đã có hơn 15 triệu người xem hàng ngày.
Nhưng Twitch không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Bởi công ty càng phát triển mạnh mẽ, thì bên cạnh mặt tích cực sẽ luôn có những vấn đề tiêu cực phát sinh. Mặc dù Twitch đã làm rất nhiều để hạn chế những khía cạnh tiêu cực của cộng đồng, vẫn có một vài sai lầm diễn ra, như những ví dụ dưới đây.
Không có hệ thống hỗ trợ cho những người mới tham gia truyền phát
Video đang HOT
Về mặt cốt lõi, Twitch phụ thuộc vào nội dung do người dùng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu lớn mà hàng triệu người xem đang mong đợi. Trong khi nhiều người xem chỉ thích theo dõi một số ngôi sao lớn nhất định của nền tảng này, thì bên cạnh đó còn có rất nhiều nội dung khác được tạo ra bởi những người phát trực tuyến ít tên tuổi hơn. Bên cạnh đó, một trong những điểm hấp dẫn của nền tảng này là các rào cản để gia nhập Twitch hiện nay vẫn còn thấp. Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu phát trực tuyến và xây dựng khán giả của mình trên nền tảng này.
Tuy nhiên, trên thực tế, những streamer mới gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo động lực trên nền tảng này. Có những người phát trực tuyến đã dành nhiều năm để stream mà vẫn không có ai xem, và điều này đến từ việc có rất ít công cụ hỗ trợ giúp nâng cao khả năng hiển thị những streamer nhỏ đến với khán giả. Cộng đồng Twitch đã cố gắng xây dựng các phương pháp riêng để giúp nhau quảng bá kênh của họ, chẳng hạn như các nhóm “follow4follow”, và thậm chí còn có các luồng dành riêng cho những streamer cần xin lượt view.
Những vấn đề này khiến cho các đối thủ cạnh tranh của Twitch như YouTube Gaming và Facebook Gaming nâng cao được vị thế, bởi họ đang làm rất tốt việc này, mặc dù có số người dùng ít hơn Twitch.
Quản lý kênh trò chuyện còn nhiều bất cập
Điều cần thiết cho trải nghiệm Twitch là chức năng trò chuyện. Luôn có một cổng nhắn tin cập nhật liên tục cho phép người xem liên hệ với cả người phát trực tiếp mà họ đang xem và những người xem khác cùng với họ. Cuộc trò chuyện thường chủ yếu bao gồm các meme và các câu chuyện cười khác, cùng một vài câu hỏi cho streamer. Kênh chat là thứ không thể thiếu, nó góp công lớn trong việc xây dựng một cộng đồng phát trực tuyến thực sự.
Tuy nhiên, giống như rất nhiều thứ trên internet, việc những người dùng ẩn danh thường không sợ gặp phải những hậu quả khi trò chuyện trên mạng luôn khiến các kênh chat trở nên độc hại. Mọi thứ thậm chí đôi khi có thể trở thành quấy rối chủng tộc và quấy rối tình ái, hay miệt thị, xúc phạm , tùy thuộc vào đối tượng được nhắm mục tiêu.
Cả Twitch và cộng đồng game nói chung đều bị buộc tội làm quá ít để chống lại vấn đề này. Mặc dù Twitch cũng có các chính sách chống quấy rối rõ ràng nhưng việc thực thi các chính sách này đối với số lượng lớn người dùng Twitch đã trở nên không hiệu quả. Môi trường thù địch thậm chí còn thu hút sự chú ý của các nguồn truyền thông chính thống , tạo ra hiệu ứng tiêu cực cho cộng đồng và nền thể thao điện tử nói chung.
Vấn đề về quảng cáo
Các dịch vụ trực tuyến miễn phí phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo để tồn tại, và Twitch không phải là ngoại lệ. Mặc dù có rất nhiều vấn đề về nội dung gì quảng cáo trên nền tảng có thể chấp nhận được và những gì thì không, nhưng Twitch đã thường xuyên lựa chọn các đáp án không chính xác.
Một trong những cuộc thảo luận gay gắt nhất trên Twitch là về vấn đề doanh thu quảng cáo thực sự đi đến đâu. Chỉ những người phát trực tiếp trên Twitch, các đối tác, mới kiếm tiền từ doanh thu quảng cáo. Đối với phần còn lại của cộng đồng, Cộng tác viên và Người phát hành thông thường, họ không nhận được bất cứ thứ gì.
Khách hàng của Amazon và những người xem khác đã rất khó chịu khi các đăng ký Twitch Prime loại bỏ khả năng thưởng thức nội dung không có quảng cáo. Quảng cáo giữa video là một thử nghiệm ngắn mà dịch vụ cũng đã thử. Tuy nhiên, người xem và người phát trực tuyến đã cùng nhau bỏ phiếu chống lại việc quảng cáo giữa video trở nên cố định, vì quảng cáo đôi khi làm ảnh hưởng đến những khoảnh khắc quan trọng trong buổi stream.
Facebook ra mắt dịch vụ chơi game đám mây miễn phí dành cho Android
Mạng xã hội lớn nhất thế giới vừa chính thức trình làng dịch vụ cloud gaming của riêng mình.
Google, Microsoft, NVIDIA và cả Apple đang cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường cloud gaming. Cả bốn ông lớn này đều đang cung cấp các dịch vụ cloud gaming và người dùng có thể truy cập bằng cách trả phí thuê bao theo tháng.
Đương nhiên Facebook cũng muốn có phần trong thị trường đầy tiềm năng này. Mạng xã hội lớn nhất thế giới vừa chính thức trình làng dịch vụ cloud gaming của riêng mình. Tuy nhiên, khác hẳn các đối thủ, dịch vụ của Facebook hoàn toàn miễn phí cho người dùng.
Facebook ra mắt dịch vụ cloud game miễn phí dành cho Android
Dịch vụ Facebook Gaming sẽ cung cấp một số tựa game qua ứng dụng Facebook dành cho Android hoặc web. Những game này được stream từ máy chủ của Facebook tới người dùng qua nền tảng điện toán đám mây. Vì thế, người dùng không cần cài game trên máy và cũng không cần tải game chỉ cần nhấp vào để chơi mà thôi.
Người dùng có thể chơi miễn phí các tựa game như Asphalt 9: Legends, Mobile Legends: Adventure, PGA TOUR Golf Shootout, Solitaire: Arthur's Tale, WWE SuperCard, và trong tương lai gần là Dirt Bike Unchained.
Lưu ý cuối cùng là dịch vụ cloud gaming của Facebook sẽ chỉ hỗ trợ Android và web. Do chính sách cloud game mới của Apple, Facebook không thể đưa dịch vụ của mình lên iOS.
Hiện tại, Facebook Gaming đã được triển khai tại các bang ở Mỹ như California, Texas, Massachusetts, New York, New Jersey... Trong những tháng tới, Facebook sẽ cố gắng để đưa dịch vụ cloud gaming tới các bang cũng như các quốc gia khác trên toàn cầu.
Nữ streamer "ngực khủng" bất ngờ đạt lượt xem cao khó tin, "lăm le" soán ngôi nữ hoàng stream của Pokimane Valkyrae chính là nữ streamer có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Theo Ryan Wyatt từ YouTube Gaming, Rachell "Valkyrae" Hofstetter đến từ Mỹ hiện đang là streamer có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Valkyrae đã chia sẻ số liệu thống kê về kênh của mình trong vài tháng qua. Số liệu cho thấy sự phát triển nhanh...