Những màn vạ miệng kỳ quặc của HLV
Thay vì phát ngôn một cách cẩn trọng, không ít ông thầy lại gây vạ miệng khó đỡ, gây ra vô khối tranh cãi với nhiều người.
Hãy cùng nhìn lại những lần vạ miệng kỳ quặc nhất trong cánh HLV tại làng bóng đá thế giới từ trước đến nay.
Sau thất bại 1-3 trước Chelsea hồi cuối tháng 4 năm 2015, HLV Nigel Pearson của Leicester đã trút bực tức lên phóng viên Ian Baker trong cuộc họp báo. Khi Baker đưa ra câu hỏi với đại ý các cầu thủ Leicester phải chịu đựng bao nhiêu lời chỉ trích, ông thầy Pearson đã đáp trả khi gọi Baker là người “rất ngớ ngẩn hoặc hoàn toàn ngu ngốc”. Không chỉ dừng lại, ông thầy có tiếng nóng tính đã nói như tát nước vào mặt Baker: “Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi đó, tôi nghĩ bạn là con đà điểu. Đầu của bạn phải nằm trong cát”.
Nhắc tới Rafa Benitez không thể bỏ qua những màn gây hấn với Sir Alex Ferguson. Trong cuộc họp báo thường lệ trước trận Liverpool và Man United vào tháng 1/2009, Benitez cầm danh sách làm dẫn chứng khi liệt kê hàng loạt vụ việc liên quan tới Sir Alex và các trọng tài trong mùa 2008/09, đồng thời kết luận: “chỉ có Sir Alex có thể nói về lịch thi đấu, các trọng tài và chẳng có gì xảy ra với ông ấy”.
Vẫn chưa hết, sau khi đưa ra bằng chứng về “sự thật” khét tiếng, Benitez tiếp đó còn “chọc tức” Sir Alex qua tuyên bố: “Tôi chẳng cần để ý đến những lời của ông ấy, bởi tôi chẳng thể nghe nổi chất giọng Scotland. Tôi chẳng có vấn đề gì với Man United, nhưng tôi biết ông ấy đang run sợ trước Liverpool”.
Vị HLV người Đức đã đem lại sự sửng sốt cho nhiều người, qua phát ngôn trong cuộc họp báo trước trận Liverpool gặp PSG tại đấu trường Champions League vào năm 2018. Trước cuộc đụng độ căng thẳng này, Klopp cho biết ông không cảm thấy áp lực bằng cách khen giọng nói “gợi tình” của người phiên dịch. Màn châm biếm này của Klopp đã gây ra những bàn tán rôm rả với ý kiến trái chiều khác nhau. Theo không ít fan cuồng, đây chẳng khác nào màn xúc phạm danh dự của người khác.
Video đang HOT
Cựu HLV trưởng ĐT Anh từng bị chỉ trích kịch liệt khi thông báo tương lai của trung vệ Rio Ferdinand trong màu áo Tam sư đã thực sự đi đến hồi kết với hành khách của một chuyến tàu điện ở London vào tháng 10/2012. Khi được hỏi liệu có triệu tập Ferdinand tham dự hai trận đấu tại vòng loại World Cup 2014 gặp Ba Lan và San Marino hay không, Hodgson đã trả lời ngay: “Tôi hoài nghi rất nhiều về khả năng đó. Ferdinand đã không chơi cho ĐT Anh một thời gian rồi và tôi phải nói rằng, tương lai của cậu ấy ở đội tuyển đã chấm hết. Ferdinand đã 34 tuổi và đã ở cuối con đường”. Phát ngôn của Hodgson đã bị nhiều người chỉ trích là “hồ đồ”, “thiếu chuyên nghiệp” và “không thể chấp nhận được”.
Trong cuộc họp báo vào tháng 10 năm 2008, cựu HLV Joe Kinnear của Newcastle đã gây sốc khi phát ngôn thô tục. Với giọng điệu hùng hổ, Kinnear đã không ngần ngại chửi thể tục tĩu với một số phóng viên khi được hỏi về những xáo trộn của đội bóng vùng Đông Bắc nước Anh trong chiến dịch 2008/09. Không phải một hay hai câu chửi thề, Kinnear đã phun ra tổng cộng 53 câu không hay ho trong suốt cuộc họp báo.
Jose Mourinho
Người đặc biệt đã có cuộc họp báo đáng chú ý nhất trong lịch sử Premier League, sau khi được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Chelsea trong nhiệm kỳ đầu tiên. Trước đó, Mourinho đã gây sốt khi giành chức vô địch Champions League với Porto. “Xin đừng gọi tôi là kẻ kiêu ngạo, nhưng tôi là nhà vô địch châu Âu và tôi nghĩ mình là một người đặc biệt”, đó là thông điệp từ nhà cầm quân người Bồ Đào Nha vào ngày đầu tiên tại Stamford Bridge. Lời phát biểu đầy ngạo nghễ này có dạo đã bị khối fan cuồng công kích một cách dữ dội.
Hồi còn dẫn dắt Juventus trong mùa giải 2019/20, HLV Maurizio Sarri từng có phát ngôn gây sốc khi đề cập tới áp lực lên bản thân mình trước nguy cơ bị sa thải. “Nếu không muốn chịu áp lực, tôi đã đến làm việc ở bưu điện từ lâu rồi”. Phát biểu của HLV Sarri ngay lập tức bị đại diện bưu điện Italia phản pháo dữ dội. “Ngược lại với những gì Sarri nói, chúng tôi chắc chắn rằng áp lực luôn tồn tại ở đây. Bưu điện Italia muốn mời Sarri đến để ông ta chứng kiến xem tại sao chúng tôi được nhiều sinh viên mới ra trường lựa chọn là nơi làm việc. Chúng tôi sẽ chào đón ông ta ở bất kì đâu trong 15.000 bưu điện trên cả nước”, đại diện bưu điện Italia tuyên bố gay gắt.
9 kỷ vật bóng đá mà ai cũng ước ao sở hữu
Những vật phẩm, ví dụ như quả bóng, chiếc áo hay chiếc quần, chỉ là những vật phẩm bình thường, cho tới khi chúng gắn liền với một sự kiện hay một nhân vật đặc biệt nào đó.
Đến lúc ấy, chúng trở thành niềm ao ước của mọi CĐV bóng đá, bởi giá trị vô cùng lớn cả về tinh thần lẫn vật chất...
Áo đấu của Maradona ở World Cup 1986
Đó là chiếc áo mà Maradona đã mặc trong trận đấu có lẽ là nổi tiếng nhất trongg sự nghiệp của ông: trận đấu với Anh ở World Cup 1986. Trận ấy, Maradona đã ghi 2 bàn thắng để đời: 1 bàn từ siêu phẩm solo từ giữa sân, 1 bàn khác được gọi là "Bàn tay của Chúa". Chiếc áo của hãng Le Coq Sportif ấy đang chuẩn bị được mang ra đấu giá, và dự kiến sẽ thu về ít nhất 4 triệu bảng.
Áo khoác của Van Basten ngày giải nghệ
17/8/1995 là một ngày buồn với các fan của Marco van Basten, AC Milan và bóng đá đẹp nói chung. Đó là ngày huyền thoại người Hà Lan tuyên bố chia tay sân cỏ vì không thể hồi phục chấn thương. Lúc ấy ông chỉ mới 31 tuổi. Ngày chia tay, van Basten bước ra sân với trang phục thường ngày, gồm quần jean, áo sơ mi hồng và một chiếc áo khoác nâu, sau này trở thành vật phẩm được nhiều fan săn lùng bậc nhất.
Cặp kính vỡ của Juergen Klopp
Cặp kính vỡ của Juergen Klopp
Trước khi trở thành cỗ máy bách chiến bách thắng như hiện tại, Liverpool của Klopp cũng hay "tấu hài" chẳng kém gì M.U bây giờ. Tiêu biểu là trận đấu với Norwich hồi tháng 1/2016. Khi ấy, họ phải chờ tới bàn thắng ở phút cuối của Adam Lallana mới có được thắng lợi... 5-4. Klopp ăn mừng sung tới mức vỡ cả kính. Không biết sau đó HLV người Đức đã vứt cặp kính này ở đâu. Thật đáng tiếc!
Bộ vest của Sir Bobby Robson
World Cup 1990 là một kỳ World Cup rất quan trọng với người Anh. Đó được xem là thời điểm mà bóng đá bắt đầu tìm lại được vị thế sau nhiều thập kỷ tăm tối. Đó là kỳ World Cup chứng kiến ma thuật của Paul Gascoigne. Tuy nhiên, nhân vật trung tâm phải là HLV Sir Bobby Robson, với tài năng, nhiệt huyết, và cả sự lịch lãm. Bộ vest ông thường mặc ở giải đấu ấy, vì thế, có giá trị sưu tầm rất cao, nhất là sau khi ông qua đời.
Nẹp tay của Jamie Vardy
Vardy bị tổn thương cổ tay sau một lần nghịch dại: đấm vào máy đo sức mạnh ở khu trò chơi. Để bảo vệ, anh phải "bó bột" trong một thời gian dài. Cũng trong thời gian ấy, Vardy đã lập kỷ lục mới là ghi bàn trong 10 trận liên tiếp ở Premier League, góp công lớn giúp Leicester vô địch mùa 2015/16. Nhiều CĐV tin rằng cái nẹp tay ấy đã mang tới cho Vardy sức mạnh đặc biệt, như búa của Thor hay áo choàng của Siêu nhân.
Chiếc Fiat Panda phiên bản Italia 90
Dòng sản phẩm đặc biệt có tên Fiat Panda Italia '90 được sản xuất nhân sự kiện World Cup 1990
Năm 1990, để kỷ niệm kỳ World Cup được tổ chức trên sân nhà, hãng xe Fiat đã tung ra một dòng sản phẩm đặc biệt có tên Fiat Panda Italia '90. Trên thành xe có hình linh vật Ciao, còn nắp capo thì có dòng chữ Italia 90. Ghế trong xe có màu thiên thành, và cũng được in hình Ciao. Bởi vì đây là bản giới hạn, nên chỉ có một số lượng hạn chế - trong đó có tất cả thành viên của Juventus - được sở hữu chiếc xe này.
7. Chiếc toong-đơ tạo kiểu tóc cho Ronaldo
Trước trận bán kết World Cup 2002 với Thổ Nhĩ Kỳ, Ronaldo "béo" bất ngờ xuất hiện với một kiểu tóc mới. Gọi kiểu tóc cho sang chứ thực ra nó chỉ là một nhúm hình tam giác trước trán, còn phần còn lại thì bị cạo sạch. Kiểu tóc ấy thoạt trông buồn cười, nhưng nhanh chóng gây sốt, nhất là sau khi Ronaldo ghi bàn ở trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ và thêm 2 bàn nữa trong trận chung kết với Đức. Chiếc toong-đơ được dùng để tạo nên kiểu tóc ấy, do vậy, xứng đáng có chỗ trong viện bảo tàng.
8. Áo trận chung kết World Cup 1970 của Pele
Chiếc áo đấu mà Pele đã mặc trong trận chung kết World Cup 1970, là trận đấu mà ông cùng đội tuyển Brazil lập thành tích đội đầu tiên 3 lần vô địch World Cup, được giá là có giá trị thứ hai chỉ sau áo đấu của Maradona trong trận gặp Anh ở World Cup 1986. Có thông tin nói rằng hồi 2002, chính Pele đã bán chiếc áo này cho một người mua giấu mặt với giá hơn 200.000 USD. Dù thế nào, giá trị của chiếc áo bây giờ chắc chắn phải lớn hơn nhiều lần.
9. Đôi găng của Gordon Banks
Thủ môn huyền thoại của đội tuyển Anh chính là tác giả của pha cứu thua được xem là ấn tượng nhất trong lịch sử World Cup. Pha cứu thua ấy diễn ra sau cú đánh đầu rất khó của cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử World Cup, Pele, ở World Cup 1970. Không hiểu bằng cách nào mà Gordon có thể vợt bóng từ sát vạch vôi và đẩy qua xà. Đôi găng đã cùng ông làm nên điều kỳ diệu ấy, do vậy, xứng đáng nhận được sự tôn vinh cao nhất.
10 thói quen kỳ quặc trong thế giới bóng đá Trong bóng đá cũng như trong cuộc sống, sự chuẩn bị là rất quan trọng. Nhưng ngoài chuyện chăm chút cho việc ăn uống và tập luyện, đôi khi các HLV và cầu thủ còn có những thói quen kỳ quặc mà họ tin rằng nếu không làm vậy, họ sẽ chơi không tốt. 1. Lon Red Bull của Jamie Vardy Jamie Vardy...