Những màn hát nhép đáng xấu hổ trên thế giới
Sự cố hát nhép không chừa bất cứ một ai, kể cả những ca sĩ chuyên nghiệp có nhiều năm “chinh chiến” trong làng giải trí.
Britney Spears – VMAs 2007
Britney đã có màn trình diễn tệ hại nhớ đời.
Sườn dốc của sự nghiệp đã lên đến đỉnh điểm đối với Britney cùng màn biểu diễn tệ hại ở VMAs 2007 (MTV Video Music Awards). Trở lại sau mấy năm vắng bóng, Black Out – Album duy nhất của Brit không đoạt được ngôi quán quân trên Billboard. Trên sân khấu, Britney tỏ vẻ rất bối rối, lúng túng, cô quên cả lời, quên cả điệu nhảy và hát nhép sai lung tung ca khúc Gimme More.
Hầu hết các khách mời tại đêm trao giải đều ngạc nhiên vì phần trình diễn quá tệ của Britney, đặc biệt, như thường lệ, Kanye West công khai chỉ trích và tuyên bố đúng ra mình diễn mở màn thì xuất sắc hơn nhiều. Hơn nữa, bộ bikini còn vô tình khoe thân hình béo ú, bước nhảy thiếu linh hoạt của cô, thậm chí Brit còn suýt bị trượt ngã trên sân khấu.
Màn hát nhép Gimme More bị chỉ trích nặng nề và được bình chọn là màn biểu diễn tệ hại nhất năm đó. Brit đã trở lại, tuy chưa hoàn hảo nhưng một lần nữa lại giúp VMAs phủ sóng trên khắp các mặt báo vài tiếng ngay sau lễ trao giải.
Britney Spears – VMAs 2007.
Được biết, trước ngày diễn ra sự kiện này, paparazzi bắt gặp Britney la cà ở khắp nơi, khi thì ở hộp đêm Pure tại Caesars Palace, dự tiệc khuya của Sean “Diddy” Combs, và đi mua sắm lúc… 2 giờ sáng với mấy cô bạn gái.
Ashlee Simpson – Saturday Night Live
Ashlee hốt hoảng khi “phi vụ” hát nhép bị bại lộ.
Năm 2004, để quảng bá cho album Autobiography, Ashlee Simpson xuất hiện trên chương trình truyền hình trực tiếp Saturday Night Live, dự định trình diễn 2 bài. Bài đầu tiên Pieces of me diễn ra suôn sẻ. Nhưng trước khi cô bắt đầu hát bài Autobiography, micro chưa kịp đưa lên miệng thì tiếng hát của cô vang lên trên loa.
Hơn nữa, Ashlee và ban nhạc được giới thiệu sẽ chơi bài Autobiography thì bản Pieces of me lại vang lên khiến Ashlee lẫn ban nhạc trở tay không kịp. Ngôi sao trẻ măng ngượng nghịu nhảy múa lấp liếm và lánh mặt khỏi sân khấu trong khi ban nhạc cố chơi theo bài nhạc, nhưng sau đó xấu hổ đến mức bỏ chạy vào trong cánh gà.
Ashlee tận dụng những phút xuất hiện cuối show để đổ thừa: “Tôi cảm thấy thật tệ. Ban nhạc của tôi chơi sai bài hát. Tôi chẳng biết phải làm gì. Tôi xin lỗi! Đây là truyền hình trực tiếp và chuyện gì cũng có thể xảy ra!”
Ashlee Simpson – SNL.
Đầu năm 2005, khi biểu diễn tại giờ giải lao của trận đấu bóng bầu dục ở sân Orange Bowl, Ashlee Simpson đã bị phần lớn trong số 72.000 khán giả huýt sáo phản đối, chê bai. Đại diện sân Orange Bowl cho biết họ hài lòng với phần diễn của Ashlee và sự phản đối có vẻ là phản ứng liên quan đến sự kiện hát nhép trước đó.
Scotty McCreery – Macy”s Thanksgiving Day Parade 2012
Quán quân American Idol không giấu được vẻ lúng túng.
Sự việc Scotty McCreery bị phát hiện hát lip-sync thực sự là một thảm họa, nhất là trong một sự kiện đặc biệt, mừng ngày Lễ tạ ơn thu hút hàng triệu người xem. Khoảnh khắc Scotty bị phát hiện là khi chàng ca sĩ 18 tuổi chưa kịp đưa mirco lên miệng hát The Trouble with Girls thì khán giả đã thấy giọng hát đã vang lên. Phải mấy giây sau thì Scotty mới kịp đưa micro lên miệng để hát tiếp. Điều này đã khiến khán giả nhanh chóng phát hiện ra anh không dùng đến giọng thật của mình.
Video đang HOT
Thông thường, trong các cuộc diễu hành, để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, các nghệ sĩ có xu hướng hát nhép, thế nhưng, điều đó cũng không thể làm giảm bớt sự xấu hổ mà Scotty McCreery gặp phải khi khán giả biết rõ, chàng trai 17 tuổi này hát tốt như thế nào.
Scotty McCreery – Macy”s Thanksgiving Day Parade.
Sự kiện này đã trở thành tâm điểm của nhiều tờ báo lá cả Mỹ, và tên của Scotty được đưa lên trang nhất với những lời phàn nàn vì việc hát nhép trong một chương trình thu hút hàng triệu khán giả truyền hình.
Lâm Diệu Khả – Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh
Cô bé trong bộ váy đỏ với hai bím tóc đuôi ngựa có tên là Lâm Diệu Khả (9 tuổi), đang học tiểu học ở Bắc Kinh, đã trở thành ngôi sao tối 8/8 khi được rất nhiều tờ báo hàng đầu phỏng vấn sau màn biểu diễn trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh. Nhưng đạo diễn âm nhạc của buổi diễn Trần Kỳ Cương đã tiết lộ một sự thật gây bất ngờ.
Lâm Diệu Khả.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Bắc Kinh, Trần Kỳ Cương cho biết, ca sĩ thực sự là một cô bé 7 tuổi từng giành giải trong cuộc thi hát quốc ca Hymn to the Motherland. Cô bé Dương Bái Nghi, có giọng hát tuyệt vời nhưng không thể diễn trước công chúng chỉ vì răng sún. Vì thế, Lâm Diệu Khả – từng xuất hiện trên quảng cáo của truyền hình – được thay thế đã lip-sync phần thu âm trước của Dương Bái Nghi trong buổi biểu diễn chính thức.
Mặc dù Dương Bái Nghi bày tỏ với báo chí rằng dù chỉ là giọng hát của cô được sử dụng trong lễ khai mạc, nhưng cô vẫn rất thỏa mãn. Tuy nhiên, sự kiện hát nhép của Lâm Diệu Khả cũng đã gây chấn động dư luận.
Một vấn đề đặt ra, tại sao Lâm Diệu Khả được phép trả lời các câu hỏi mà người ta ca ngợi giọng hát của cô bé. Ông Chen cho biết, cô bé không biết đó không phải là giọng của mình. Trên thực tế, trước đó 15 phút cô mới biết mình sẽ biểu diễn.
Thái Y Lâm – Liveshow Myself
Thái Y Lâm.
Trong liveshow ca nhạc mang tên Myself được tổ chức tại Hồng Kông vào năm ngoái, Thái Y Lâm đã muốn độn thổ khi bị phát hiện đang hát nhép lộ liễu. Trình bày ca khúc yêu cầu vũ đạo – Perfect, diva Đài Loan rất tự tin vừa hát vừa nhảy.
Tuy nhiên khi trình bày được một phút, chiếc mic gắn vào vùng tóc của cô bất ngờ bị tuột xuống. tuy nhiên vấn đề là khi sự cố đó xảy ra, người xem vẫn cứ thấy giọng của cô nàng đang cất lên cao vút. Nữ ca sĩ nổi tiếng vội vàng tìm mic và đưa mic về vị trí cũ để trình bày tiếp chỉ sau vài giây lúng túng. Đáng tiếc cho cô, màn hình sân khấu được thiết kế rất lớn nên sự cố hát nhép này của Y Lâm đã bị ghi lại hoàn toàn.
Sau buổi diễn, khi được hỏi về sự cố hát nhép, Thái Y Lâm đã giải thích rằng đối với những bài hát có tiết tấu quá nhanh thì tất nhiên cần phải có sự hòa âm hỗ trợ cho ca sĩ chứ đó không hẳn là sự cố hát nhép như mọi người nghĩ. Thái Y Lâm còn thừa nhận cô thỉnh thoảng vẫn lipsync để đảm bảo hiệu quả biểu diễn.
Uudam – China’s Got Talent 2011
Uudam (ảnh lớn) và Ba Đặc Nhĩ (ảnh nhỏ).
Tại cuộc thi China’s Got Talent 2011, cậu bé Mông Cổ 12 tuổi Uudam đã khiến khán giả rơi nước mắt khi trình bày ca khúc Mong Zhung de Eej (Mother In Dream).
Nhưng không ít khán giả sau khi xem truyền hình đã phát hiện, thay vì phát sóng giọng hát đã gây xúc động hàng nghìn người của cậu bé Mông Cổ 12 tuổi trong cuộc thi China’s Got Talent 2011, thì người ta đã thay thế bằng giọng hát của Ba Đặc Nhĩ (tên Hán Việt) – cũng là người Mông Cổ, hiện đang theo học tại Học viện nghệ thuật Mông Cổ. Năm 2007, khi ghi âm ca khúc này, Ba Đặc Nhĩ mới 14 tuổi.
Ông Lục Vỹ – Giám đốc truyền thông của China’s Got Talent 2011 trước phản ứng của khán giả đã lấy danh dự của mình ra khẳng định: Uudam hát thật bằng giọng hát của em. Tuy nhiên, sự việc không hoàn toàn đúng như những lời mà vị giám đốc này chia sẻ.
Mother In The Dream của Ba Đặc Nhĩ.
Giọng thật của Uddam.
Sau khi cư dân mạng “khai quật” được đoan clip Ba Đặc Nhĩ trình bày ca khúc này, quả thật, giọng hát trong chương trình được phát sóng và chính xác là của Ba Đặc Nhĩ. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là lỗi của Uudam. Bởi cậu bé 12 tuổi này thật sự là có giọng hát tràn đầy tình cảm, khiến ai nghe cũng rơi nước mắt. Tuy nhiên, khi ê-dit để phát sóng, chẳng hiểu vì lý do gì người ta lại thay giọng hát của Uudam bằng giọng của Ba Đặc Nhĩ.
Ngay sau đó, clip dự thi của Uudam với giọng hát thật của em cũng đã được chia sẻ trên mạng. Theo nhận xét của nhiều người, giọng hát thật của Uudam cũng hay “ngang ngửa” giọng Ba Đặc Nhĩ, thậm chí còn có phần trong sáng và tình cảm hơn.
PHƯƠNG GIANG
Theo Infonet
China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn?
Một chương trình gần "nguội lạnh" tại Anh-Mỹ, ngay trong lần đầu tổ chức tại Trung Quốc đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, đằng sau hào quang đó là những câu chuyện bi hài mà không phải ai cũng biết đến.
Sau ồn ào của cuộc thi Supper Girl năm 2008, khán giả Trung Quốc ngày càng khắt khe khi lựa chọn một tiết mục tạp kỹ truyền hình. Tuy nhiên, đầu năm 2010, đông đảo quần chúng đã bị "hớp hồn" bởi một chương trình mang tên Tìm kiếm tài năng ( China's got talent). Mặc dù đã gần "nguội" ở Anh, Mỹ nhưng ngay trong lần đầu xuất hiện tại Trung Quốc, nó đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Bên cạnh tính giải trí nhẹ nhàng, series truyền hình này đã mang đến cho người xem nhiều ấn tượng sâu sắc từ tiết mục biểu diễn cho đến câu chuyện cảm động của các thí sinh. Tuy nhiên, cũng chính vì sự nổi bật "khác thường" và thành công nhanh chóng này, China's got talent đã gặp phải không ít sóng gió thị phi.
Tìm kiếm tài năng hay Tìm kiếm tình thương?
Sự phong phú trong các tiết mục của China"s got talent
Trên sân khấu China's got talent, bạn không chỉ được thưởng thức những giọng ca vàng, màn vũ đạo điêu luyện mà còn được chứng kiến phần trình diễn phối hợp nhiều kỹ năng, loại hình phong phú. Đó có thể là chàng trai 16 tuổi làm hiệu ứng tia chớp, sấm sét biểu diễn ngay trên sân khấu, dàn robot biết nói tiếng người và diễn xiếc hay cô gái chơi loại nhạc cụ dân gian đặt trong... cổ họng. Ngoài ra, vận dụng nét văn hóa đặc sắc của người dân Trung Hoa, các thí sinh còn mang đến cuộc thi nhiều tiết mục mạo hiểm, phối hợp võ thuật cổ truyền siêu đẳng. Tất cả những ưu thế nổi trội này đã làm nên nét đặc sắc vô cùng cuốn hút cho China's got talent.
Các thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt luôn được ưu ái hơn trong cuộc thi này
Tuy nhiên, tiết mục dù hay đến mấy nhưng với số lượng quá nhiều và tần suất phát sóng dầy đặc thì khán giả cũng không thể nhớ hết và ấn tượng với tất cả thí sinh. Xuất phát từ suy nghĩ thực tế trên, hầu hết người chơi có mặt tại cuộc thi đã chuẩn bị sẵn cho mình một hành trang chu đáo. Đó không phải là một tiết mục đầu tư công phu mà là một câu chuyện thật cảm động về cuộc sống riêng tư hoặc lý do đưa họ tới chương trình. Như một lẽ tự nhiên, người nghèo, yếu đuối hoặc tàn tật luôn nhận được tình thương, sự quan tâm và bảo vệ của mọi người. Không tốn kinh phí, không mất thời gian lăng xê và cũng không cần người kiểm chứng, những câu chuyện này ngày một "mọc" lên nhiều như nấm sau cơn mưa. Đó là anh chàng chim công, vợ chồng bán cổ ngan, đại gia vỡ nợ... với vô vàn vị đắng của cuộc sống.
Vẫn biết tính nhân văn là yếu tố không thể thiếu trong 1 cuộc thi nhưng nếu lạm dụng thái quá thì chương trình Tìm kiếm tài năng sẽ bị "biến chất" thành Tìm kiếm tình thương
Có nhiều người nói rằng, China's got talent là một sân chơi quần chúng, giúp tầng lớp lao động hoặc một bộ phận hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tìm thấy sự tự tin, giành được sự khẳng định của xã hội. Chính vì thế, thành công của cuộc thi này không nằm ở hai chữ "tài năng" mà phụ thuộc lớn vào "con người". Tuy nhiên, điều này này lại hoàn toàn mâu thuẫn với mục đích ban đầu của chương trình là tìm kiếm tài năng, năng lực đặc biệt - khác thường hoặc hơn người. Trước thực trạng trên, khán giả Trung Quốc đã đề nghị ban tổ chức đổi tên cuộc thi Tìm kiếm tài năng thành Tìm kiếm tình thương cho phù hợp với những gì mà đó đã thể hiện.
China's got talent: Thành công nhờ thủ đoạn?
Trong suốt 2 năm diễn ra vòng loại cho tới chung kết, cuộc thi China"s got talent đã để lại không ít dấu ấn tốt đẹp với khán giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó dư luận cũng nhận thấy không ít tiêu cực từ khâu sản xuất cho tới dàn dựng và phát sóng chương trình. Nổi bật nhất phải kể tới 2 scandal ồn ào: nam thí sinh bị nữ đạo diễn gạ tình và vụ hát nhép của cậu bé người Nội Mông.
Thí sinh Tiêu Tiêu biểu diễn trên sân khấu China"s got talent
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào thời điểm vòng loại thứ 2 vừa kết thúc, thí sinh Tiêu Tiêu đã tiết lộ thông tin gây sốc trên mạng internet rằng mình đã bị nữ đạo diễn của chương trình Tìm kiếm tài năng "gạ gẫm". Chàng trai này thậm chí còn công bố một đoạn ghi âm cuộc điện thoại giữa hai người và tuyên bố đang nắm giữ loạt "ảnh nóng" của đối phương.
Trước lời buộc tội đầy thuyết phục trên, giám chế sản xuất chương trình China's got talent - ông Lục Vỹ đã lên tiếng cho biết: "Tiêu Tiêu là một ca sỹ nổi danh trên các diễn đàn, mạng xã hội. Anh ta theo đuổi nữ đạo diễn bất thành nên đã cài bẫy, chụp lén để trả thù. Chúng tôi sẽ không để đối tượng xấu này nhân cơ hội lăng xê tên tuổi".
Giọng hát thiên thần của Uudam bị nghi ngờ "làm giả"
Scandal thứ 2 liên quan đến nghi vấn hát nhép của thí sinh 12 tuổi Uudam đến từ Nội Mông. Bằng chứng được đưa ra là video clip được cho là ghi hình trực tiếp tại hiện trường đã có hiệu quả khác hẳn với giọng hát được phát sóng trên truyền hình. Những người tung tin thậm chí còn khẳng định ban tổ chức đã tráo giọng của danh ca nhí Ba Đặc Nhĩ cho Uudam.
Trước nghi vấn trên, đại diện nhà sản xuất đã khẳng định: "Uudam chắc chắn là hát thật... Đây là âm mưu hãm hại của một đối tượng nào đó. Những video buộc tội đang xuất hiện trên các trang web đều có xử lý hậu kỳ, dấu vết làm giả quá nhiều và dễ nhận thấy".
Mặc dù tính chất sự việc khác nhau nhưng cả 2 vụ việc trên đều được ban tổ chức China's got talent và đài truyền hình Đông Phương Thượng Hải (đơn vị phát sóng độc quyền cuộc thi này tại Trung Quốc) được đưa tới cơ quan chức năng điều tra và giải quyết. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là cho tới nay vẫn chưa thấy "tăm hơi" kết quả.
Có thể nhận thấy một điều rất rõ rằng tại cuộc thi này, tài năng không phải là quan trọng nhất, nỗ lực cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ cho... thủ đoạn. Nếu phán xét về cái được và chưa được, bạn sẽ dễ dàng đưa ra ý kiến từ những câu chuyện phong phú trên đây. Tuy nhiên, nếu yêu cầu chấm điểm cho phiên bản Tìm kiếm tài năng tại Trung Quốc, bạn chắc chắn sẽ rất lúng túng vì chưa biết nên dùng tiêu chuẩn nào để định lượng và cân nhắc.
Theo VNN
Xôn xao vụ "hát nhép" của cậu bé người Hoa Cậu bé 12 tuổi gây chấn động China"s Got Talent 2011 hiện đang trở thành đề tài gây "sốt" tại Trung Quốc nói riêng và khu vực Châu Á nói chung bởi những tranh cãi trái chiều. Giọng ca thiên thần bị tố "hát nhép" Sau scandal làm giả thân phận của cặp song ca bán hàng vỉa hè, cuộc thi China's Got...