Những màn đánh ghen tệ hại
Lại thêm một vụ đánh ghen dã man. Những câu chuyện, đoạn clip tung lên mạng ngày càng nhiều, ngày càng dã man, tàn bạo.
Hôm qua, có khi chỉ là túm tóc, đánh, lột quần áo; hôm nay đã trói chân tay, xát muối ớt và nhiều trò nữa. Người vợ cùng “đồng bọn” đánh tình địch, đánh luôn chồng. Họ không còn giành giật tình yêu hay người đàn ông mà là trút căm hờn lên đôi “gian phu dâm phụ”. Người bị đánh giờ là nạn nhân, khởi kiện và chắc chắn sẽ được bù đắp phần nào cho sự tổn thương tinh thần và thể xác của mình.
Ảnh minh họa
Tổn thất sau những màn đánh ghen, theo mọi góc tiếp cận, đổ lên tất cả. Và từ đây, vấn đề không còn nằm ở chuyện gia đình, hôn nhân nữa, mà thành vấn đề của luật pháp. Vậy thì, lý do nào mà thể hiện lòng ghen tuông khủng khiếp đến như thế, khi ai cũng biết, sau những vụ đánh ghen kia, chẳng cái gì còn nguyên vẹn?
Dò trong từ điển (khi người ta quá hoang mang vì những điều xảy ra trong thực tế thì đành phải trở về với ngữ nghĩa nguyên thủy, cơ bản nhất), tôi chẳng thể nào tìm ra được sự liên hệ giữa nghĩa của từ ghen và yêu. Thế nên cái lý luận rằng, có yêu mới ghen và ghen là biểu hiện của yêu chỉ là một cách bào chữa cho những cảm xúc lệch lạc của con người, trong sự thù hằn, ích kỷ, yêu thương chính bản thân mình. Chỉ từ những điều đó, người ta mới có thể có những hành động tàn bạo, ác độc, thể hiện sự xấu xa của chính mình. Mấy ai nghĩ khi đã hết yêu, chỉ còn khinh bỉ hay thù hận, thì nên để mọi thứ xuống cho nhẹ nhàng, trước tiên là vì bản thân mình.
Video đang HOT
Thế kẻ phá rối, không lẽ nên được… tha bổng? Thưa không, bên cạnh tòa án của pháp luật, còn có một tòa án còn kinh khủng hơn nhiều. Đó là nơi khiến người phụ nữ trong clip đánh ghen ở Cà Mau, dù giờ đang thưa kiện vì bị đánh đập, sỉ nhục, khi bước ra đường vẫn phải che khăn trùm kín mặt. Đó là nơi mà người người có thể quan sát, tự đánh giá khi các sự việc xảy ra: tòa án dư luận.
Nhưng theo dõi cái tòa án khủng khiếp này, từ một khía cạnh khác, tôi chợt nhận ra một phần nguyên nhân các vụ đánh ghen xảy ra càng nhiều: người ta cổ vũ đánh ghen. Người ta tán thưởng, say mê và thể hiện sự đồng tình. Thậm chí, có những clip đánh ghen có chút hiền hòa hơn – một người vợ chỉ lên tiếng cảnh cáo sau một màn giành giật nhẹ chiếc quần của nạn nhân, thì dưới đó là hàng trăm lời bình phẩm: chị này hiền quá, gặp tôi là phải thế này, thế kia, thế nọ. Thật khủng khiếp! Thảng hoặc mới có một lời cảnh báo: làm thế thì được gì, tan nát cả sự nghiệp của chồng mình, tan nát cả gia đình mình, còn chính mình có khi vướng vào tù tội, đền bù…
Phải chăng, một phần nào đó, vì cái đám đông vô cảm, tìm vui trong bất hạnh của người khác… mà người ta ngày càng ác hơn, hung hăng hơn, bất chấp mọi thứ và càng ít lý trí hơn khi phải giải quyết những vấn đề rất đau đớn của gia đình?
Theo Báo Phụ Nữ
Mất ăn mất ngủ vì "tin nhắn lạ" trong điện thoại của chồng
Vợ chồng tôi kết hôn đã hai năm rồi. Thời gian sống chung chưa dài nhưng trước đó đã yêu ba năm, đủ lâu để tin rằng mình hiểu hết đối phương từng ngõ ngách. Chồng tôi luôn tỏ ra ghét cay ghét đắng chuyện ngoại tình, đặc biệt cực kì mạnh mẽ trong việc phê phán đàn ông "chê cơm thèm phở".
Mỗi khi thấy người ta đánh ghen nhau, đấu tố nhau, bóc mẽ nhau chuyện chồng vợ cặp bồ anh đều nói "Đúng là mấy gã dở hơi. Của mình ăn chẳng hết còn đi ăn vụng", rồi thì là "Của nhà thì lành mạnh chứ ăn vụng không rõ nguồn gốc bệnh tật có ngày". Tôi cảm giác chồng tôi thuộc dạng đàn ông hiếm hoi dị ứng với nạn bồ bịch ngoại tình-vấn nạn đa số đàn ông hay mắc phải.
Thế nên tôi rất ít đề phòng chồng tôi. Tôi vẫn nghĩ, một khi đàn ông đã muốn thì có theo dõi kìm kẹp cũng không giữ được. Một khi đàn ông đã không muốn thì có mang đến trước mặt họ cũng không thèm. Ngoại tình nó xuất phát từ vấn đề nhận thức. Mấy gã đàn ông thì thèm thuồng sự tự do của chồng tôi, bảo chồng tôi có được cô vợ hiền lành và thoải mái tâm lý miễn chê, ngược lại mấy chị mấy em thì bảo tôi ngu ngơ và dễ tin người quá. Tôi kệ, vợ chồng mà không tin tưởng lẫn nhau, cứ luôn soi mói nghi ngờ đề phòng lẫn nhau thì thời gian đâu mà yêu thương vui vẻ.
Tôi nói với chồng, tôi sẽ không bao giờ động đến những thứ riêng tư của anh ấy như điện thoại hay ví tiền. Sự thật thì thỉnh thoảng tôi cũng có bí mật kiểm tra điện thoại chồng, không hề có gì đáng nghi. Trang cá nhân hay zalo của chồng cũng thế. Mọi thứ đều hoàn toàn không có gì đáng ngại cho đến hôm kia khi điện thoại chồng tôi có tin nhắn đến.
Lúc đó chồng tôi đang tắm, tin nhắn zalo thì liên tục hiển thị. Tò mò tôi cầm lên đọc thử. Tin nhắn được gửi từ địa chỉ có tên "Sếp phó" với nội dung rất lạ: "Mai lại gặp nhau ăn cháo nhé. Lâu ngày không ăn có thèm không?", "Anh đâu rồi sao không trả lời?" , "Hay là sếp trưởng không cho đi?" "Nếu đi thì đi giờ hành chính nhé"...
Tất cả chỉ có bấy nhiêu đó, trước đó không có cuộc hội thoại nào. Tôi cho rằng có thể họ đã nói chuyện với nhau nhiều lần và đã được xóa đi. Hoàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi: "Sếp phó" là ai? Sao lại rủ nhau đi "ăn cháo"? Điều tôi băn khoăn nhất là chồng tôi vốn cực kì ghét món cháo, đến nỗi anh bảo thà nhịn đói còn hơn là ăn cái món ấy. Chẳng hiểu tin nhắn kia là như thế nào.
Khi chồng tôi tắm xong và cầm vào điện thoại, anh tái mặt hỏi tôi: "Em vừa xem điện thoại của anh đấy à?". Tôi bảo " em vô tình cầm lên thì thấy có tin nhắn, hình như ai đó rủ anh đi ăn". Chồng tôi nghe xong bối rối ậm ờ, bảo mấy người trong công ty anh rủ tụ tập.
Tối ấy khi chồng đã ngủ, tôi mò vào zalo anh, tin nhắn lúc ban chiều đã bị xóa. Nếu chỉ là tin nhắn bình thường sao phải xóa. Tâm trạng tôi cực kì khó chịu. Cả đêm đó tôi không ngủ được, mấy ngày liền ăn uống không thấy ngon, cảm giác như có chuyện gì đó mờ ám từ chồng mà mình không biết.
Cô bạn tôi sau khi nghe tôi kể chuyện về "tin nhắn lạ" thì phá lên cười: "Cô bạn ngây thơ của tôi ơi. Để tôi giải thích cho mà nghe. Sếp phó chính là bồ, còn sếp trưởng chính là vợ đấy. Còn vụ rủ ăn cháo. Chồng bà không thích ăn cháo nhưng "cháo lưỡi" thì chưa chắc, ấy là cách người ta thay cho từ hôn nhau đấy. Tin chồng sái cổ vào, chồng bà nó đang ngoại tình, đang cắm sừng lên đầu bà rồi đấy".
Không có lẽ nào lại như vậy. Chỉ một tin nhắn, sao bạn tôi có thể đọc ra được nhường ấy thông tin. Nói ai ngoại tình thì tôi tin chứ chồng tôi thì tuyệt đối không có cơ sở. Chuyện gì chứ chuyện này tôi phải hỏi thẳng chồng mới được. Chồng tôi nghe tôi kể lời giải thích của bạn tôi về tin nhắn trên thì cười ngặt nghẽo: "Trời ạ, bạn em thật là thiên tài. Chỉ là sếp phó ở công ty anh bị đau dạ dày nên hay ăn giữa buổi. Nhưng sếp trưởng của anh thì khó tính cấm cấp dưới rời khỏi cơ quan trong giờ hành chính. Vậy nên sếp phó anh hay nhờ anh viện cớ có việc để đưa anh ta ra ngoài cùng. Có thế thôi mà cũng nghĩ ra được chuyện li kì như vậy."
Tôi thấy chồng tôi nói cũng rất có lý. Chỉ là đồng nghiệp bị đau dạ dày, nên hay rủ nhau đi ăn cháo thôi mà, làm gì mà to tát. Đàn bà hay nghi ngờ chỉ có rước thêm buồn lo vào người chứ đàn ông họ đơn giản lắm, đâu có phức tạp như mình nghĩ đâu.
Hôm qua tôi thấy điện thoại chồng vứt trên bàn, định vào đi dạo kiểm tra thông tin nhưng không cách nào mở khóa được. Hóa ra là chồng tôi lại đổi mật khẩu rồi. Nhưng không sao, vậy cũng tốt. Chứ thỉnh thoảng tôi cứ lén vào đọc tin nhắn rồi lại nghi ngờ chồng có ý đồ gì đó xấu xa. Vừa oan ức tội nghiệp cho chồng mà tôi cũng mệt mỏi khổ sở lắm. Vợ chồng muốn hạnh phúc thì phải tin nhau, chồng tôi vẫn thường bảo thế. Các chị em thấy có đúng không?
Theo Dân trí
Đàn ông không ngoại tình, phụ nữ không ghen tuông Khi đàn ông đòi hỏi phụ nữ dịu dàng, hiền lành không nổi đóa lên với tất cả các bóng hồng quanh mình thì họ cũng cần phải cư xử đúng mực. Còn việc đàn ông ngoại tình rồi đàn bà ghen thì lỗi chưa bao giờ thuộc về đàn bà. Nhiều người đàn ông thường chê trách rằng phụ nữ quá ghen...