Những màn chọi trâu “nảy lửa” giữa Thủ đô
Sáng nay 17/1, tại trung tâm huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã diễn ra hội thi chọi trâu vòng loại để chuẩn bị cho dịp xuân Ất Mùi 2015. 76 “ông” trâu chọi được các chủ trâu mang đến từ các xã trong huyện Phúc Thọ và các tỉnh thành lân cận khu vực phía Bắc.
Hàng vạn khán giải thích thú với những pha chọi “nảy lửa” của các cặp trâu trong sáng nay.
Theo Ban tổ chức Hội thi chọi trâu lâu năm nay có 76 “ông” trâu chọi có độ tuổi từ 10 tuổi đến khoảng 14 tuổi, được chia thành 38 cặp đấu vòng loại để chọn ra 16 cặp đấu vào chung kết được tổ chức vào cuối tháng Giêng xuân Ất Mùi năm 2015 tại sân vận động huyện Phúc Thọ Hà Nội.
Ông Nguyễn Việt Liên – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức – cho biết: “Trong ngày hôm nay sẽ có 22 cặp thi đấu và ngày mai cũng diễn ra một số cặp để loại ra những ông trâu thua cuộc. Sau đó, Ban tổ chức sẽ chọn 32 ông trâu thắng cuộc để chuẩn bị cho vòng chung kết diễn ra vào cuối tháng Giêng Âm lịch. Cho đến nay, mọi công tác tổ chức về an ninh trật tự đã được đảm bảo. Được sự đồng ý của UBND huyện, Ban Tổ chức đã bán vé vào sân xem là 50.000 đồng/vé. Dự kiến lượng khán giả đến xem khoảng hơn 2 vạn người”.
Ban tổ chức cho biết, tiêu chí phân loại thành các cặp trâu chọi được dựa theo vị trí địa lí của các vùng miền tương đồng. Ví dụ, một “ông” trâu chọi mà mang “ hộ khẩu” từ Lào thì sẽ được phân vào cặp đấu với “ông” trâu chọi khác có “hộ khẩu” tại các tỉnh miền Trung; hoặc “ông” trâu chọi có “hộ khẩu” tỉnh Tuyên Quang thì sẽ phân vào cặp đấu với “ông” trâu chọi có “hộ khẩu” tương tự như ở Sơn La, Yên Bái…
Vé vào sân 50.000 đồng.
Hơn 2 vạn khán giả đã đến sân theo dõi những màn chọi trâu “nảy lửa”
Video đang HOT
Những ông trâu đầu tiên được dẫn ra sân đấu
Những màn chọi “nảy lửa” khiến khán giả thích thú
Cú lao rất xung mãn của trâu số 69, nhưng cuối cùng “ông” trâu này vẫn thua cuộc
“Ông” trâu thua cuộc phá rào chạy thục mạng
Những “ông” trâu thua cuộc bị giết mổ bán ngay ngoài cổng sân vận động. Giá mỗi cân thịt trâu chọi dao động từ 350.000 – 400.000 đồng.
Nguyễn Dương – Tuấn Hợp
Theo Dantri
"Hung thần" đá tảng vẫn lộng hành
Gần một tháng sau khi Báo Dân trí phản ảnh tình trạng "đá tặc" lộng hành tàn phá môi trường tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đến nay tình hình khai thác trái phép vẫn diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Một xe ben chở đá ầm ầm lao qua chợ, bất chấp những nguy hiểm khôn lường.
Ghi nhận tại trục đường chính tại xã Sông Trầu và con đường nội bộ tại ấp 3, bụi vẫn bay mù mịt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người dân. Dù rất bức xúc nhưng người dân nơi đây cũng chỉ biết "sống chung với lũ" vì không thể ngăn chặn tình trạng trên. Mỗi ngày, hàng chục xe ben, xe tải lớn từ các mỏ khai thác đá trái phép vẫn nườm nượp ra vào khiến đất đá rơi đầy mặt đường.
Chị Đ.T.L (người dân địa phương) cho biết: "Ở đây xe chở đá ra vào thường xuyên lại chạy với tốc độ chóng mặt nên nguy hiểm lắm, nhiều vụ tai nạn, va chạm giao thông cũng đã xảy ra. Đường sá thì xe ben làm hư hết, không chỉ vậy, xe còn rải đất cát đầy đường khiến bụi bay khắp nơi. Tôi căng hai tấm lưới chắn bụi phía ngoài nhưng chẳng ăn thua. Ngày nào cũng phải quét nhà, lau nhà 2, 3 lần không bụi dày từng lớp từng lớp ở khắp nhà".
Chị L. chia sẻ thêm: "Mình ở đây lâu rồi nên quen chứ người lạ đến vài bữa là bệnh ngay. Chỉ thương con nít ngày nào cũng phải hít thở không khí ô nhiễm mà không biết phải nói với ai".
Không chỉ làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, tiếng ồn của những cơ sở khai thác đá cũng khiến nhiều người đinh tai nhức óc không thể nghỉ ngơi được. Song song với việc ô nhiễm môi trường sống, việc khai thác đá trái phép tại đây còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.
Hầu hết các diện tích sau khi khai thác đá đều phải bỏ hoang vì không còn chất dinh dưỡng để sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu vực trồng, tiêu, tràm, rau quả xanh tươi ngày xưa trên địa bàn giờ chỉ còn lại một vùng đất cằn cỗi và lỗi lõm những hố sâu. Hiện chưa có tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra tại những hố sâu mà việc khai thác đá bỏ lại nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều mối nguy hiểm rình rập.
Chế tài nhẹ, "đá tặc" vẫn lộng hành
Chế tài xử lý các mỏ đá "lậu" còn quá nhẹ nên không thể ngăn chặn nạn "đá tặc"?
Hiện tại trên địa bàn ấp 3 xã Sông Trầu có hàng chục cơ sơ sở khai thác đá chui. Tuy vậy, việc xử phạt của chính quyền địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn do các cơ sở đều rất cảnh giác. Hai chiêu thức các cơ sở đá đang áp dụng để tránh né cơ quan chức năng là chuyển hẳn sang hoạt động vào ban đêm và thuê người cảnh giác để khi chính quyền có mặt thì ngưng hoạt động ngay. Do vậy, dù rất nhiều lần lập đoàn kiểm tra nhưng số vụ việc khai thác đá trái phép bị phát giác rất ít và chủ yếu là những cơ sở khai thác nhỏ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vương Đăng Giáp, Phó Chủ tịch UBND xã Sông Trầu cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của Báo điện tử Dân trí, chính quyền xã đã phối hợp với các ban ngành có liên quan lập đoàn kiểm tra để tiến hành rà soát ráo riết tình khai thác đá trái phép tại địa bàn. Ngày 13/1, xã đã phối hợp với huyện uỷ đã tiến hành kiểm tra lúc nửa đêm nên đã bắt quả tang cơ sở của bà Hoàng Thị Hương Giang đang khai thác trái phép.
"Đoàn đã tiến hành thu giữ một xe ben là tang vật để chở đá và một xe quốc dùng để khai thác đá. Hiện hai tang vật đang được giữ tại UBND xã để chờ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Trảng Bom điều tra và có cách xử phạt hợp lý. Dù đây không phải là cơ sở duy nhất khai thác đá trái phép trên địa bàn xã nhưng mỗi khi đoàn đi kiểm tra các cơ sở khác đều ngưng hoạt động nên việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, xã sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra để ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác đá trái phép trên địa bàn" - ông Giáp khẳng định.
Ông Ngô Đức Vượng, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom cho biết, huyện đã và đang phối hợp với xã Sông Trầu ngày đêm tiến hành kiểm tra để xử lý những cơ sở khai thác đá trái phép. Hiện một cơ sở khai thác trái phép bị phát hiện đang được UBND huyện mời lên xử lý. Huyện sẽ phối hợp trực tiếp với xã Sông Trầu để ngăn chặt triệt để tình trạng khai thác đá tại địa bàn.
Xuân Hinh
Theo Dantri
Thi công chức ở Hà Nội: Không có hộ khẩu phải là Tiến sĩ, Thủ khoa Các trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển công chức phải tốt nghiệp thủ khoa đại học, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; Có bằng Tiến sỹ tuổi đời dưới 35 tuổi; Có bằng Thạc sỹ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30...