Những “ma đề” bị oan hồn hồ tử thần ám ảnh
Mặc dù có biển báo “hồ sâu nguy hiểm” nhưng cứ chiều xuống, hồ đá Làng Đại học Quốc gia Thủ Đức vẫn rất nhiều người hẹn hò nơi đây hóng mát, tâm sự và sau đó là cùng lao mình xuống dòng nước lạnh buốt bơi lội, chơi đùa.
Người ta gọi lòng hồ này là hồ tử thần hay lòng hồ của những oan hồn, bởi nó từng “nuốt” hàng trăm mạng người. Cũng vì thế, nơi đây xuất hiện nhiều câu chuyện huyễn hoặc về những hồn ma chết trẻ, oan uất về lôi kéo những người khác xuống “chơi” dưới lòng hồ.
Câu chuyện càng được đồn thổi bao nhiêu thì càng xuất hiện nhiều “con ma đề” đến đây cầu cơ, xin số bấy nhiêu. Nhiều “đầu nậu” số đề cũng nắm bắt cơ hội, thổi bùng những câu chuyện “ma, quỷ” để lôi kéo nhiều sinh viên rơi vào tệ nạn đề đóm, bỏ bê học hành, nợ nần chồng chất.
Các oan hồn dưới “hồ tử thần”?
Theo những người dân sống lâu năm tại đây, khu vực này xưa kia là điểm “đóng đô” của một công ty khai thác đá. Sau khi công ty dời đi đã để lại 3 hố sâu; qua thời gian, hố bị nước mưa tràn xuống tạo thành một hồ lớn như bây giờ.
Từ khi có hồ tự chứa nước ngọt, người dân quanh khu vực thường đến để lấy nước về dùng. Địa hình của hồ là nơi hoang vắng, dốc cao, đá lởm chởm, nước lạnh buốt và đáy hồ sâu hun hút nên có nhiều người đã bị trượt chân té ngã. Hồ nước quá nguy hiểm nên người ta đã dùng lưới rào lại xung quanh để tránh tình trạng người dân mất mạng vì lấy nước.
“Hơn 10 năm về trước, không hiểu vì ân oán cá nhân gì mà có hai thanh niên kéo đến đây đánh nhau. Sau đó, một người chết, người còn sống buộc người chết vào tảng đá lớn, quăng xuống hồ rồi thủng thẳng đi về. 3 ngày sau, thây người chết nổi lên trên mặt hồ. Người dân hiếu kỳ kéo đến xem, trong đó có gã thanh niên giết người. Lúc công an đang khám nghiệm tử thi, gã đó hốt thoảng hét lên: ‘Tôi trói kỹ rồi mà sao lại nổi lên được’ rồi mặt mày tím tái.
Vừa dứt lời, bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào gã thanh niên tự ‘thú tội’ kia và gã đã bị công an bắt ngay sau đó. Mọi người cho rằng người kia chết oan nên tìm cách quay về báo thù, khiến gã hung thủ đứng hét giữa đám đông như vậy”, bà Tư Dân (54 tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) kể lại.
Hơn 5 năm trở lại đây, nhiều trường đại học trong nhóm các trường Đại học Quốc gia mở cơ sở 2 đào tạo sinh viên ở khu vực này và nơi đây được gọi là Làng Đại học. Sinh viên tập trung đông nhưng lại thiếu sân chơi lành mạnh nên nhiều nam, nữ sinh viên hay tìm đến khu vực hồ đá để hóng gió, bơi lội, chơi đùa, dẫn đến nhiều vụ đuối nước đau lòng. Đáng buồn hơn là có những cái chết “chùm” lên đến 3 – 4 người cùng một lúc khiến nhiều người khiếp đảm.
Điển hình là vụ chết đuối của 3 nam sinh viên từ ngoài Bắc vào đây trọ học. Sau buổi nhậu, cả nhóm đã ngà ngà say rồi kéo nhau ra hồ đá thi bơi. Bơi đến giữa hồ, một người trong nhóm bị chuột rút, hốt hoảng kêu cứu. Hai người còn lại thấy bạn gặp nạn vội bơi tới cứu nhưng do đang trong trạng thái hốt hoảng, níu kéo nhau nên cuối cùng cả 3 người đã bị đuối nước chết.
Sau đó ít lâu, xảy ra vụ 4 cô gái từ miền Bắc vừa vào Nam làm công nhân cũng chết tức tưởi ở “hồ tử thần” này. Buổi chiều hôm đó, 4 cô gái rủ nhau ra hồ đá chụp hình làm kỉ niệm. Trong lúc tạo dáng chụp hình, do sơ ý, một cô trượt chân rơi xuống vách đá.
Video đang HOT
Thấy bạn gặp nạn, 3 cô còn lại loay hoay tìm cách cứu. Tuy nhiên, càng giải vây, người gặp nạn càng rơi sâu hơn. Cuối cùng, cả 4 người đều rơi xuống hồ nước lạnh cóng. Khi người dân phát hiện, thi thể 4 cô gái chết trong tư thế ôm chặt lấy nhau.
Lợi dụng người chết, tổ chức cầu hồn, xin số
Được biết, hồ đá này đã “nuốt” gần trăm mạng người, nhưng nghịch lý ở chỗ, càng có nhiều người chết thì càng thu hút lắm người hiếu kỳ đến nơi này để tìm cảm giác mạnh, nhất là những sinh viên. Họ đến đây để lao xuống dòng nước lạnh buốt theo lời thách đố của bạn bè.
Cũng từ những cái chết được báo trước này đã kéo theo nhiều hệ lụy buồn, đó là tệ nạn số đề, đồng bóng bám hồ tử thần để trục lợi. Nhiều cô, cậu sinh viên hay công nhân cũng ăn theo sự kiện, kéo đến cầu hồn, xin số đề để mong được đổi đời.
Cũng từ đấy, những kẻ kinh doanh đề đóm thấy hồ đá là “miếng mồi ngon” nên đã ra sức tung hỏa mù nhắm vào những đối tượng mê đỏ đen và kéo họ lún sâu vào con đường cờ bạc.
Từ những lời đồn, “do các nạn nhân chết tức tưởi, không siêu thoát được nên cứ đến ngày rằm hằng tháng, ai cần biết trước vận mệnh, tương lai thì đến trước hồ thắp nhang, cầu hồn, ắt sẽ được linh ứng”, nhiều sinh viên, công nhân hiếu kỳ, nhẹ dạ đã nghe theo và vô tình trở thành con mồi của những kẻ “buôn thần, bán thánh” và bọn “ma đề”.
Sau nhiều buổi chiều bám trụ ở hồ đá, chúng tôi thấy rất nhiều đôi tình nhân đến đây vui đùa. Nhiều đôi đã cố tình chọn địa điểm hiểm trở nhất, vắng nhất để làm “chốn thiên đường” của mình. Trong một buổi chiều cuối tuần, chúng tôi bắt gặp một nhóm thanh niên kéo đến đây, mang theo dĩa trái cây, nhang để cầu cơ. Sau khi tìm địa điểm thích hợp, cả nhóm thành khẩn đốt nhang, miệng lầm bầm khấn vái, lạy xì xụp tứ phía.
Sau đó, một người đại diện trong nhóm bắt đầu lôi từ trong túi ra một “sớ Táo quân” dài ngoằng, đó là những con số từ 00 cho đến 99. Anh ta miệng lầm rầm khấn vái, mắt thì trừng trừng nhìn vào những con số để mong “ma, quỷ” chỉ điểm một con số chính xác mà đài sẽ xổ vào ngày hôm sau; trong khi đó, những người trong nhóm cũng phụ họa lạy theo.
Nhìn dáng vẻ và điệu bộ ấy, những người chứng kiến không khỏi hoài nghi về tình trạng “thần kinh” của cả nhóm, bởi chỉ những người đầu óc “có vấn đề” mới tin vào những trò nhảm nhí đó.
Theo sau nhóm đó, chúng tôi đến quán café G. (phường Linh Trung, Thủ Đức). Tại đây, có một người đàn ông chừng 50 tuổi đang túc trực sẵn. Nhóm vừa bước vào, người đàn ông liền cất giọng: “Đã xin được cô (cô hồn) chưa?”. “Dạ rồi. Bữa nay đánh lớn để làm chầu nhậu to cuối tuần, mấy ngày nay học hành căng thẳng quá!”, một người trong nhóm trả lời. Nói đoạn, người đàn ông giở sổ ghi vội vài con số theo lời kể của nhóm vừa cúng vái từ hồ tử thần.
Sau khi đã ghi số, các thành viên trong nhóm hí hửng ra mặt, đinh ninh một “niềm tin chiến thắng”. Sau khi ghi lô xong, cả nhóm kéo nhau qua quán nhậu cạnh bên để làm vài chai “ứng” trước niềm vui. Chúng tôi ngồi dán mắt vào người đàn ông kia, chưa đầy một giờ đồng hồ đã thấy có khoảng 30 lượt sinh viên ra vào quán gặp ông ta ghi đề. “Cuối tuần nên đông”, người đàn ông nói với nhân viên quán trong lúc tranh thủ ăn bữa tối.
Chiêu thức “chơi” đề của sinh viên là: đánh bao lô 2 (đánh 2 số cuối của tất cả các giải), bao lô 3 và bao hết lô từ giải đầu cho đến độc đắc … Số tiền ít nhất mà “ma đề” sinh viên đánh là 20.000 đồng cho một con số. Nếu chỉ mua con số đầu, số đuôi thì một ngày, những sinh viên mê đề sẽ phải chi ít nhất 40.000 đồng.
Nhưng không dừng lại ở số tiền ấy, vì một khi dính đến đề thì tâm lý của các “ma đề” là thà “bao hết” các đài và bao hết lô, xác suất trúng sẽ cao hơn, còn hơn để bỏ sót nên các con “ma đề” cứ thế dốc hết tiền bạc vào những trò đỏ đen. Nếu đánh một ngày không thắng sẽ tiếp tục đánh vào ngày tiếp theo, thế là một “ma trận đỏ đen” cứ kéo sinh viên vào vòng xoáy của tệ nạn.
Tình trạng số đề lấn sâu vào Làng Đại học đã dìm chết tương lai của biết bao sinh viên. Nhiều sinh viên trở thành những con “nghiện” thực thụ của số đề. Để có tiền đánh đề, nhiều sinh viên trở thành kẻ trộm chuyên lấp cắp tài sản của bạn bè cùng phòng. Điển hình là trường hợp nam sinh viên T.N (quê Bình Thuận). Từ ngày T.N đậu đại học, gia đình đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền bạc để mong T.N thành tài.
Tuy nhiên, những cuộc ăn chơi với bạn bè đã vô tình cuốn T.N vào vòng xoáy số đề. Càng ngày, T.N càng bỏ bê việc học, ngồi đồng ở quán cà phê để bàn đề, ghi đề. T.N nghiện đề đến nỗi ra đường thấy biển số xe máy nào đẹp là về ghi đề, đêm ngủ nằm mơ thấy giấc chiêm bao thế nào cũng bàn ra con số. Tài sản gia đình sắm cho T.N bao nhiêu cũng đều ra đi theo những con số.
Khát tiền, T.N nghĩ ra mọi chiêu trò để moi gia đình. Khi bị gia đình phát hiện, T.N chuyển sang vay nóng hàng chục triệu đồng, trong khi nợ học phần hàng loạt môn, cánh cửa tương lai của T.N xem như đã khép nửa chừng.
Với thực trạng đang diễn ra, nhiều sinh viên đã lần lượt phải “ra trường” sớm, ủ rũ về quê ăn bám gia đình bởi nợ môn học, bị cấm thi, mà nguyên nhân cũng xuất phát từ mê đề. Tình trạng này đang dần trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại Làng Đại học Quốc gia. Đến bao giờ, những câu chuyện về hồn ma và những trò cầu cơ, xin số của những con “ma đề” mới kết thúc, trả lại môi trường trong sạch cho Làng Đại học này?
Theo Hôn nhân & Pháp luật
Rào chắn, dựng barie tại cây cầu nữ sinh bị cuốn trôi
Cây cầu Suối Nhum, nơi nữ sinh viên Đinh Thị Phương Thảo bị nước cuốn trôi trong mưa lớn, đã được rào chắn hai bên, phía đầu cầu được dựng barie.
Cầu Suối Nhum đã được rào chắn hai bên thành cầu
Chiều 11/7, chúng tôi trở lại khu vực cầu Suối Nhum (nối giữa phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TPHCM và khu Đại học Quốc gia, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi nữ sinh Phương Thảo bị nước cuốn trôi xuống suối gây tử vong vào tối 8/7, người dân địa phương cho biết việc rào chắn, đặt barie và gắn đèn chiếu sáng đã được hoàn thành ngày 10/7.
Cách cầu Suối Nhum khoảng 30m là chiếc barie, phía trên có bóng đèn công suất lớn rọi xuống. Các trụ bê tông và hàng rào thành cầu được quấn kín dây "phong tỏa hiện trường", khiến ai đi qua cũng phải chú ý.
Barie và biển cảnh báo được đặt cách đó khoảng 30m
Tuy nhiên, qua quan sát có thể thấy rào chắn này khá sơ sài, chủ yếu được làm bằng những cành cây nhỏ, được nối sơ sài. "Tôi ở đây lâu rồi tôi biết, mấy cái rào chắn này khó mà cản được sức nước, nhất là vào những ngày mưa lớn kéo dài. May ra thì chỉ có cái barie là có tác dụng thôi", một người dân tên Vũ Tư cho biết.
Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý Đô thị Đại học quốc gia TPHCM, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Trong thời gian này, nếu có mưa lớn, đội bảo vệ Đại học Quốc gia sẽ cho đóng barie, khuyến cáo người dân không đi đường này. Đến đầu tháng 8, trung tâm sẽ triển khai xây dựng cống hộp, khơi dòng thay thế cho những lỗ cống hiện nay và cải tạo con đường đi qua.
Rào chắn tạm đề phòng những ngày mưa sắp tới
Giá như những "hàng rào trách nhiệm" này được dựng lên sớm hơn, nữ sinh viên giỏi Phương Thảo đã không phải chịu một cái chết tức tưởi như vậy.
Bóng đèn chiếu sáng
Với một cơn mưa trung bình nước đã dâng cao như vậy! (Ảnh CTV)
Mong rằng rào chắn sơ sài này có thể chống chọi được với "thủy thần".
Theo Dantri
Những thay đổi tại hiện trường 2 nữ sinh bị nước cuốn 3 ngày sau tai nạn thương tâm của nữ sinh trường Đại học Kinh tế Luật, đoạn đường nơi cô và bạn bị nước cuốn trôi (thuộc khu phố 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) được rào chắn, lắp đèn và biển cảnh báo. Ngoài hai thanh barie chặn hai đầu đường còn có biển cảnh báo "Đoạn đường nguy hiểm, mưa...