Những ly kỳ của bức tượng Phật bà “ngoi lên” từ biển ở Phú Yên
Chùa Thanh Lương tại thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đang thờ một pho tượng Phật bà được vớt lên từ biển.
Bức tượng Quan âm “ngoi lên” từ biển
Theo ông Lê Trung Tánh, Phó ban nghi lễ cũng là người đã ra đưa Phật bà về chùa: Vào sáng sớm ngày 24 tháng 12 năm 2004, khi đi tuần ngoài biển, ngư dân của làng phát hiện và vớt được một pho tượng Phật bàbằng gỗ đang trôi. Sau đó mọi người đưa tượng Phật bà lên dựng trên đảo Hòn Dứa rồi về báo với chùa.
“Lúc đó trong chùa thầy trụ trì đang đi công tác. Ngay khi có người báo tôi cùng với 4 người nữa đưa ghe đi ra ngoài đảo. Nói thiệt lúc đó trời biển động nên rất ít người dám ra biển. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Phật bà đang chờ ngoài đó nên quyết định vận động anh em cố gắng bơi ra.
Khi đi chúng tôi đâu có biết là tượng to lắm nên không mang theo dây, cây kèo… để đưa Ngài lên thuyền. Đến nơi, tôi thấy tượng được dựng đứng rất đẹp. Mặc dù thân tượng ngấm đầy nước, hàu bám quanh nhưng từ Ngài phảng phất ra một dáng đứng trang nghiêm, khi thấy ai cũng phải vái lạy…
Sau khi chiêm bái đức Ngài xong, anh em lo chạy đi kiếm dây và cây để bưng Ngài lên thuyền. Do biển động nên anh em phải để ghe cách chỗ tượng đang được dựng đứng hơn 100m, đường đi rất khó, mọi người vừa bưng vừa cẩn thận bước đi để tránh trượt chân té.
Từ lúc chúng tôi bắt đầu đi là 6h sáng mà đến 15h chiều, anh em mới đưa được Ngài về đến chùa. Nói thiệt từ lúc Ngài về tại chùa ở đây, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm khi làm ăn, thiên tai cũng ít đi, người chết vì đi biển không còn (?)… Mọi người trong làng đều rất vui”, ông Tánh chia sẻ
Được biết, pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm được làm bằng gỗ quý trong dáng đứng trên một con rồng, cao 2,2 mét, nặng 74 kg, chiều ngang 0,6m đã từ ngoài biển nghìn trùng xa khơi trôi dạt vào khu vực Hòn Chùa và Hòn Dứa, được ngư dân phát hiện và báo cho chùa.
Chùa thông báo đến chính quyền và tổ chức Phật tử ra rước vớt về tôn trí tại chùa Thanh Lương. Pho tượng tuy không còn nguyên vẹn do sự bào mòn của thời gian và ảnh hưởng khi bị chìm ngấm dưới biển lâu năm, nhưng vẫn dễ dàng nhận ra nguyên bản dáng đứng của Bồ Tát Quan Âm.
Từ đó đến nay, có rất nhiều đoàn thể, cá nhân trong cũng như ngoài nước, đến tham quan và chiêm bái pho tượng này. Chư Tôn đức thuộc hàng giáo phẫm trong Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cồ, cũng đã từng về chiêm bái và khẳng định sự gặp gở nhân duyên mang nhiều ý nghĩa này của pho tượng.
Một số hình ảnh về tượng Phật bà tại chùa Thanh Lương:
Video đang HOT
Cổng vào chùa Thanh Lương
Tại đây đang thờ một pho tượng Phật bà “ngoi lên” từ biển
Pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm được làm bằng gỗ quý trong dáng đứng trên một con rồng
Tượng cao 2,2 mét, nặng 74 kg, chiều ngang 0,6m
“Từ lúc tượng Phật bà được đưa về thờ tại chùa, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm khi làm ăn… Mọi người trong làng đều rất vui, ông Tánh chia sẻ
Ngôi chánh điện thờ Phật bà Quan Âm
Người dân địa phương rất thích về chùa để ngồi hóng mát trong sự thanh tịnh
Hồ sen của chùa
Nơi ở của chư Tăng
Một số tượng Phật trong chùa
Hiện nay, chùa Thanh Lương đang xây dựng lại chánh điện để phục vụ cho bà con Phật tử có nơi tu tập.
Theo xahoi
Bí ẩn bức tượng "đứng lên ngồi xuống" ở Hải Phòng
Không giống như các pho tượng khác, bức tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương trong tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, đứng lên một cách nhẹ nhàng, khoan thai, rồi lại từ từ ngồi xuống.
Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể ngồi xuống (trái) và đứng lên (phải).
Đàn voi được tạc từ... 7 hạt gạo nếp
Làng Bảo Hà (xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo) là một địa danh nức tiếng ở thành phố Cảng Hải Phòng về nghề truyền thống như tạc tượng, múa rối. Tương truyền, cụ Nguyễn Công Huệ là người có công sáng lập, truyền dạy nghề tạc tượng cho dân làng Đồng Minh.
Theo đó, những năm giặc Minh đô hộ nước ta, cụ Huệ bị bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng, Trung Quốc. Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng. Mọi người suy tôn cụ là Tổ nghề tạc tượng và được phối thờ tại miếu Bảo Hà.
Cho đến giờ, người dân Đồng Minh vẫn lưu truyền giai thoại " 7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi" của người thợ tạc tượng Tô Phú Vượng. Ông là một trong những học trò nổi tiếng tài hoa của cụ Huệ. Vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng.
Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm. Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy "ngứa nghề". Thấy những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc, ông liền lấy tay bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau.
Chuyện về đàn voi tí hon truyền đến khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước "Kỳ tài hầu" và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.
Bức tượng đứng lên, ngồi xuống
Cùng với đó, múa rối là môn nghệ thuật độc đáo được người dân nơi đây bảo tồn và phát huy. Tương truyền, nhiều những bức tượng đẹp trong các chùa như chùa Mía, chùa Thầy là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra.
Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh vào tháng Chạp, năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân, mẹ là cung phi thứ 9. Linh Lang được sinh ra tại làng ở Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình ngày nay).Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân đánh giặc. Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Khi ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa.
Hiện nay, tại miếu Bảo Hà có một pho tượng kỳ lạ, có thể ngồi xuống, đứng lên như người thật. Không giống như các pho tượng tại nhiều đền đài, miếu mạo, bức tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương trong tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, đứng lên một cách nhẹ nhàng, khoan thai, rồi lại từ từ ngồi xuống.
Chính vì vậy, đây được xem là bức tượng độc đáo, hiếm gặp trong số những bức tượng hiện có ở Việt Nam.
Cụ Nguyễn Văn Nghĩa - Trưởng ban Quản lý di tích miếu Bảo Hà nói: "Bức tượng gần 700 tuổi này là sự sáng tạo "độc nhất vô nhị" của tổ tiên, là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo. Người dân ở vùng này coi đây là một báu vật, biểu tượng của một ngôi làng truyền thống".
Bí mật về sự chuyển động của bức tượng Đức Linh Lang Đại vương nằm ở cánh cửa ngay điện thờ bên phải, khi mở dần cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu. Sự chuyển động của bức tượng đã khiến cho những người đến đây trầm trồ khen ngợi về sự tài hoa, sáng tạo của người thợ làng Bảo Hà.
Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa làng nghề. Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa thế kỷ XIII chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp lưu giữ cho tới muôn đời sau đã trở thành một địa điểm tham quan thú vị trong tuyến du lịch du khảo đồng quê của Hải Phòng.
Theo xahoi
Ra mắt tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam Sau 4 tháng thi công, các nghệ nhân đã tạc thành công bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông từ khối ngọc bích nặng hơn 4,5 tấn. Đây được đánh giá là bức tượng Phật hoàng bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam. Tượng vua Trần Nhân Tông bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam Theo nhóm phật tử khởi xướng, công trình...