Những lý do không ngờ dẫn tới ngất xỉu
Mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng rồi ngất xỉu là biểu hiện ban đầu của nhiều loại bệnh nguy hiểm. Sau đây là những lý do không ngờ dẫn tới hiện tượng này.
Ngất xỉu là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Căng thẳng và lo lắng quá mức
Khi căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể chúng ta có xu hướng thở dốc và hoàn toàn không có khả năng tự điều chỉnh lại nhịp thở của mình. Đặc biệt khi căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, cơ thể sẽ xuất hiện một loạt những biểu hiện bệnh lý như choáng váng, tê liệt tạm thời, loạn nhịp tim, mờ mắt, đỏ bừng mặt, ngứa ran ở tay, xung quanh miệng và cuối cùng là ngất xỉu.
Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ nhằm phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm.
Huyết áp lý tưởng của một người khỏe mạnh là 120/80 mmHg. Vì thế, bạn sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp nếu chỉ số huyết áp cơ thể bạn dưới 120/80mmHg. Huyết áp của một cơ thể khỏe mạnh cũng thường tụt khi bạn chuyển tư thế đột ngột từ nằm sang đứng hoặc đang ngồi chuyển sang nằm.
Tuy nhiên, tụt huyết áp sẽ gây ra chóng mặt, choáng váng và ngất ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thần kinh, mất nước hoặc mất máu.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc phiện, thuốc hạ huyết áp, hoặc thuốc giúp giãn mạch máu nitroglycerin đều có tác dụng phụ khiến người bệnh ngất xỉu.
Tác dụng phụ của thuốc được ghi trên giấy chỉ định trước khi sử dụng thuốc, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn bất ngờ trước những những tác dụng phụ mà các loại thuốc này gây ra.
Video đang HOT
Bệnh tim mạch
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới hệ tim mạch là một trong những nhóm đối tượng thường xuyên bị ngất xỉu. Nguyên nhân chính là hệ tim mạch của những bệnh nhân này không điều hòa được nhịp tim. Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm đều gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn não, khiến bệnh nhân mệt mỏi và choáng váng.
Ngất xỉu có thể xảy ra khi nhịp tim đang đập quá nhanh bỗng dừng đột ngột. Nếu hiện tượng này kéo dài quá 5 giây sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì thế bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch được khuyến cáo không nên xúc động mạnh.
Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL, cơ thể sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, run tay, chân, đổ mồ hôi, mặt tái nhợt và cuối cùng là ngất xỉu. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên các bệnh nhân tiểu đường nên ăn uống điều độ nhằm ổn định lượng đường trong máu và tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Rối loạn cấu trúc tim
Bác sỹ David G. Benditt thuộc Trung tâm Điều chỉnh Chứng rối loạn nhịp tim, Sở Y tế, Đại học Y Minnesota, Mỹ cho biết: “Những rối loạn cấu trúc của cơ tim, van tim hay mạch máu đều có thể khiến bệnh nhân bị ngất. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân”.
Mất nước
Mất nước là hiện tượng cơ thể không nhận được đủ lượng nước cần thiết, gây tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi, và buồn nôn. Trong một nghiên cứu về “Sinh lý học và Ứng dụng của Sinh lý học” được công bố trên tạp chí European Journal, các nhà nghiên cứu cho biết tình trạng mất nước có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Vì thế chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày và biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân.
Triệu chứng chính của bệnh thiếu máu là mệt mỏi. Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ không nhận đủ lượng oxy lên não khiến bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Thiếu Vitamin B12 cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dầu dinh dưỡng và bổ máu như gan, thịt bò, ức gà hay bông cải xanh…
Rối loạn thần kinh
Hệ thần kinh là cơ quan trung ương điều khiển và ảnh hưởng trực tiếp tới các hệ, cơ quan khác trên cơ thể. Khi hệ thần kinh bị rối loạn, tín hiệu giữa não bộ và các hệ khác bị gián đoạn. Rối loạn thần kinh ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngất xỉu. Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên chú ý tới chế độ ăn uống và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Theo Mai Lan
Sức khỏe & Đời sống
Trẻ bỗng nhiên hạ nhiệt: Nguy hiểm!
Thân nhiệt giảm đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc bắt đầu giai đoạn "vào sốc" trong một số bệnh nhiễm siêu vi.
Thay đổi nhiệt độ là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân tác động xấu. Dạng thay đổi thân nhiệt thường gặp nhất là sốt với vô số khuyến cáo từ các bác sĩ (BS) về cách can thiệp và nhiều loại thuốc để giải quyết triệu chứng tại chỗ. Tuy nhiên, ở một số dạng bệnh, bệnh nhân lại bị hạ thân nhiệt thay vì sốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hạ thân nhiệt tuy ít gặp nhưng "khó chịu" và nguy hiểm hơn sốt rất nhiều.
35 độ trở xuống: Phải vào viện
Trên một diễn đàn dành cho phụ nữ có con nhỏ, một bà mẹ đặt câu hỏi: "Con trai 2 tuổi của tôi 2 hôm nay hơi mệt nhưng người không sốt mà còn có vẻ mát hơn bình thường, vậy có sao không?". Trong số khá nhiều câu trả lời bàn tới bàn lui, một phụ nữ khuyên: "Bạn phải đem con đi cấp cứu ngay!".
Chăm sóc trẻ mắc bệnh nhiễm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Phụ nữ nêu trên cho biết 1 năm trước, chính bé gái con chị cũng đột ngột hạ nhiệt sau 3 ngày sốt li bì vì sốt xuất huyết. Chị cảm nhận con hơi lạnh so với bình thường nhưng suy nghĩ chủ quan rằng sốt xuất huyết vốn gây sốt khó hạ, giờ con hạ nhiệt là vui rồi... Không ngờ, chỉ 1 giờ sau, chị phát hiện tay chân con gái tím tái nên vội bồng bé vào viện. Rất may, nhà chị ở gần Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TPHCM) nên cô bé được cứu kịp dù đã bắt đầu vào giai đoạn sốc của bệnh.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), hạ thân nhiệt là một dạng thay đổi nhiệt độ khá ít gặp nhưng thường là biểu hiện của những vấn đề khá nghiêm trọng. Đối tượng có nguy cơ hạ thân nhiệt nhiều nhất là trẻ nhỏ, nhũ nhi, đặc biệt là các bé sinh non. Ở trẻ em, hạ thân nhiệt thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc "báo động" giai đoạn vào sốc của một số bệnh nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp...
"Ví dụ trẻ sốt xuất huyết, nhiều em đang sốt cao khó hạ mấy ngày bỗng người hạ nhiệt, mát hẳn, có khi nhiệt độ giảm dưới 35 độ C rồi bắt đầu chuyển sang giai đoạn sốc" - BS Tiến dẫn chứng. Theo ông, khi đo thân nhiệt cho trẻ, nếu thấy nhiệt kế báo từ 35 độ C trở xuống thì nên lập tức đưa vào viện.
BS Tiến cũng lưu ý rằng trẻ em thường có khả năng chịu lạnh kém hơn người lớn nên cũng có thể bị hạ thân nhiệt do môi trường, như phải ở lâu trong phòng có nhiệt độ quá thấp. Trong trường hợp này, nên ủ ấm cho trẻ. Nếu trẻ hạ thân nhiệt nhiều quá thì cũng nên đưa vào BV.
Hạ nhiệt "khó chịu" hơn sốt
Theo BS Phạm Lực, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Gram âm, trái với trạng thái sốt thường thấy khi nhiễm vi khuẩn Gram dương. Hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, những người bị hạ đường huyết, sốc, tụt huyết áp... cũng có thể bị hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt quá nặng mà không được xử lý kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
"Khi một bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, trước hết, các cơ quan ngoại biên như tay, chân, da... sẽ có biểu hiện lạnh bởi cơ thể dồn máu nuôi các cơ quan bên trong. Nếu tình trạng hạ thân nhiệt tiếp diễn, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và các hệ cơ quan khác sẽ dần dần bị ảnh hưởng" - BS Nguyễn Minh Tiến phân tích.
Theo các BS chuyên khoa, một điểm nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nhiều khi bệnh nhân và người nhà không nghĩ tới nên bỏ qua các triệu chứng, đặc biệt là với trẻ em. Người bị hạ thân nhiệt thường cảm thấy mệt mỏi, người khác sờ vào có thể cảm nhận da, tay chân hơi mát hoặc lạnh tùy theo mức độ... Khá nhiều người chỉ lo sợ cơn sốt và không nghĩ đến việc cơ thể đang "báo động" bằng sự thay đổi nhiệt độ theo hướng ngược lại. Có người còn mừng vì nghĩ cơ thể bỗng dưng mát sau mấy ngày bị cơn sốt hành hạ... mà không hiểu đó là dấu hiệu nguy cấp.
"So với sốt, hạ thân nhiệt "khó chịu" hơn nhiều. Hạ thân nhiệt một ít có khi còn nguy hiểm hơn sốt cao 39-40 độ C vì mức độ nghiêm trọng rất khó lường" - BS Lực khẳng định.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, trẻ em bị hạ thân nhiệt nặng thường kèm theo các biểu hiện như tím môi, tím tái tay chân, da nổi bông... Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ cần cấp cứu.
Không có thuốc trị triệu chứng
Theo BS Phạm Lực, trong khi sốt có rất nhiều loại thuốc thông dụng giúp cơ thể lấy lại nhiệt độ bình thường thì hạ thân nhiệt lại không hề có một loại thuốc nào mà bệnh nhân có thể mua sẵn để "kéo" nhiệt độ lên. Khi một người bị hạ thân nhiệt, tốt nhất nên tìm cách ủ ấm và nhanh chóng đưa họ đến BV để các BS có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo Người lao động
Biện pháp giúp hạ đường huyết nhanh chóng Không cần dùng đến thuốc, những phương pháp dưới đây giúp hạ đường huyết chỉ trong vòng 1h. Ảnh minh họa Cắt giảm tinh bột Carbohydrate được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu tinh bột, một số rau củ, ngũ cốc, gạo và các loại đậu, bánh mì, mì ống, sushi, khoai tây chiên, súp đậu lăng. Một chế độ ăn...