Những lý do khiến giá xe ôtô tại Việt Nam sắp rẻ
Nói về triển vọng ngày ôtô Việt Nam trong năm 2021, trong báo cáo mới phát hành, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, trong thời gian vừa qua, có nhiều dự án sản xuất ôtô đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng mang lại giá xe ngày càng giảm.
Thị trường ôtô cực kỳ sôi động và giảm giá mạnh trong năm 2021
Theo SSI Research, trong 2 năm gần đây, các thương hiệu ôtô hàng đầu đã công bố đầu tư vào các nhà máy lắp ráp ôtô ở Việt Nam, như Ford đầu tư 1.900 tỉ đồng để sản xuất 30.000 chiếc/năm. Hyundai đầu tư 3.200 tỉ sản xuất 100.000 chiếc/năm, hay Mitsubishi đầu tư gần 6.000 tỉ để sản xuất 40.000 chiếc/năm.
Nhiều dự án lắp ráp khác cũng sẽ triển khai trong thời gian tới như nhà máy Honda và Toyota mở rộng. Ngoài ra, thương hiệu xe Việt Nam VinFast cũng sẽ gia tăng sản lượng ôtô trong thời gian tới.
“Sản lượng sản xuất xe trong nước tăng nhanh đang dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có thể giúp giá xe ngày càng rẻ hơn.
Với việc có thêm nhiều nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô mới ước tính hoàn thành vào giai đoạn 2022 – 2023, chúng tôi cho rằng thị trường ôtô sẽ cực kỳ sôi động và các nhà sản xuất có thể cho ra nhiều chính sách chiết khấu và giảm giá mạnh mẽ để thúc đẩy nhu cầu thị trường bắt kịp nguồn cung mới” – SSI đánh giá.
Hàng loạt các dự án sản xuất ôtô đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam sẽ đem lại kỳ vọng giá xe ngày càng giảm. Ảnh minh hoạ, nguồn Vinfast
Video đang HOT
SSI Research dự báo ngành ôtô Việt Nam sẽ tăng trưởng 16,3% YoY về sản lượng tiêu thụ trong năm 2021, do nhu cầu mua ôtô tiếp tục duy trì ở mức cao.
Nhu cầu mua ôtô có thể tiếp tục tăng nhanh nhờ tăng nguồn cung ôtô trong nước, giảm thuế/phí và giảm giá ở nhiều mẫu ôtô, trong khi thu nhập của người Việt ngày càng được cải thiện, bình quân trên đầu người Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh, dự kiến ở mức 8-10%/năm trong vòng 10 năm tới.
So sánh với các quốc gia trong khu vực, mức thu nhập bình quân hiện nay của Việt Nam đang tiến rất gần tới điểm bùng nổ về nhu cầu mua ôtô. Ôtô sẽ sớm chuyển từ mặt hàng xa xỉ với chỉ 34 xe/1000 người vào năm 2020 trở thành mặt hàng tiêu dùng phổ biến với tỉ lệ sở hữu xe cao như các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất xe trong nước tăng nhanh đang dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có thể giúp giá xe ngày càng rẻ hơn.
Những chính sách để kích cầu tiêu thụ ôtô trong năm 2021
SSI cũng cho rằng, trong năm 2021, Chính phủ sẽ có khả năng giảm dần thuế, phí đối với ôtô, vì sau khi Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Hiệp định EVFTA có hiệu lực, rất nhiều loại thuế phí đã được cắt bỏ và giá ôtô cũng giảm theo tương ứng.
Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, để tạo đà cho ôtô Việt cần có những chính sách khơi thông.
Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ra chính sách rất tốt nhằm giảm, bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện cho doanh nghiệp lắp ráp trong nước không sản xuất được. Việc này đã khiến các doanh nghiệp xe tăng cường nội địa hóa tại Việt Nam để hưởng thuế thay vì nhập khẩu ồ ạt trong khu vực như trước kia.
Ngoài chính sách giảm thuế nhập linh kiện, vốn ngốn phần lớn chi phí đầu vào. Chính phủ Việt Nam cũng đang yêu cầu các bộ, ngành chức năng nghiên cứu áp đặt cách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương thức mới.
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, phương án giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt được xây dựng là giảm thuế đối với xe dung tích thấp, xe có tỉ lệ nội địa hóa cao.
“Tôi cho rằng, đây là biện pháp kích thích giá xe giảm, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực nội địa hóa của doanh nghiệp Việt” – bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm.
Ôtô con nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh
Lần đầu tiên kể từ 2017, ôtô con nhập về Việt Nam sụt giảm về lượng, ở mức 26,2% trong 2020, tương ứng 75.576 xe.
Trong số ôtô các loại nhập khẩu về Việt Nam 2020, xe con là sản phẩm có lượng sụt giảm nhiều nhất. Theo Tổng cục Hải Quan, Việt Nam nhập tổng 105.201 ôtô nguyên chiếc các loại, trong đó ôtô con là 75.576 xe, giảm 26,2% so với cùng kỳ 2019. Ôtô tải đạt 42.420 xe, giảm 24,1%.
Sau 3 năm tăng liên tục kể từ 2017, lượng ôtô con nhập về Việt Nam sụt giảm. Dịch Covid-19 và nhiều hãng đưa xe bán chạy về lắp ráp là hai nguyên nhân chính lý giải cho lần hạ nhiệt này của ôtô nhập khẩu từ nước ngoài.
Tính chung các loại ôtô, Thái Lan và Indonesia là những thị trường xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam, chiếm đến 83% tổng thị phần xe nhập. Những mẫu xe bán chạy hàng đầu thị trường như Honda CR-V, Mitsubishi Xpander, Ford Ranger đều nhập từ hai nước này. Tuy nhiên, từ nửa cuối 2020, Xpander bắt đầu lắp ráp bản AT số tự động, bản số sàn MT vẫn nhập. Honda sau đó cũng đưa CR-V về lắp ráp tại nhà máy ở Vĩnh Phúc.
Một mẫu Xpander 2020 tại đại lý Mitsubishi ở Hà Nội. Ảnh: Lương Dũng
Từ nửa cuối 2021, Ford sẽ đưa sản phẩm chủ lực chiếm hơn 50% doanh số của hãng, Ranger về lắp ráp trong nước. Các sản phẩm của thương hiệu mới MG (Morris Garages) hiện nhập khẩu Thái Lan nhưng sang nửa cuối 2021 sẽ bắt đầu được lắp ráp tại nhà máy của Tanchong ở Đà Nẵng, nơi từng lắp xe Nissan.
Các chuyên gia cho rằng, việc nhiều hãng chuyển dần ưu tiên sang định hướng lắp ráp, bằng chứng là những sản phẩm doanh số lớn (Xpander, CR-V, Ranger đều trên 10.000 xe/năm) duy trì một phần hoặc không còn nhập khẩu, khiến lượng xe nhập về Việt Nam khó tăng mạnh trong một, hai năm tới. Xe nhập vẫn sẽ về nước và có lớp khách hàng riêng nhưng chủ yếu là xe sang hoặc xe phổ thông với doanh số không lớn. Nhiệm vụ chiếm lĩnh thị phần gần như sẽ là cuộc đua của xe lắp ráp.
Ở mảng linh kiện, phụ tùng ôtô, các doanh nghiệp Việt Nam trong 2020 chi hơn 4 tỷ USD để nhập khẩu, giảm nhẹ 3,8% so với 2019. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc là những quốc gia đứng đầu về trị giá xuất khẩu mặt hàng này.
Ngành công nghiệp phụ trợ vừa thiếu, vừa yếu của Việt Nam khiến các doanh nghiệp trong nước gần như chủ yếu nhập linh, phụ tùng về sản xuất. Bên cạnh đó, gọi sản xuất xe nhưng thực tế là lắp ráp bởi mức nội địa hóa linh kiện còn thấp. 4 tỷ USD tương đương khoảng hơn 92.000 tỷ VNĐ, con số cho thấy tiềm năng của ngành phụ trợ trong nước còn lớn nhưng chưa được khai phá.
Công nghiệp ôtô chật vật vượt năm đại hạn Chuỗi cung ứng đình trệ, nhà máy đóng cửa, hệ thống đại lý "ngồi chơi" dài ngày, các hãng xe tìm mọi cách xoay xở để sinh tồn thời Covid-19. Với mọi thứ xảy ra trong năm 2020, Covid-19 gần như phủ bóng lên tất cả. Ngành công nghiệp ôtô không phải ngoại lệ, thậm chí còn bị giáng đòn mạnh. Cung ứng...