Những lý do khiến Facebook xoá bài đăng của người dùng
Năm ngoái, Facebook công khai chính sách kiểm duyệt sau vụ việc từ chối đăng bức ảnh “ Em bé Napalm” gây tranh cãi. Tuy nhiên, họ vẫn có những luật ngầm khác.
Em bé Napalm – bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Nick Ut từng đoạt giải thưởng cao quý Pulitzer – bị Facebook gán mác là sản phẩm khiêu dâm trẻ em. Sự việc gây tranh cãi vào năm ngoái bởi Facebook không đưa ra được lời giải thích thoả đáng.
Các phóng viên tờ SZ-Magazin của Đức vừa tiếp cận được các tài liệu nội bộ của Facebook. Từ đó, họ đã tìm ra các quy chuẩn ngầm quyết định một bài đăng hợp lệ được phép đăng tải. Facebook có thể từ chối bài đăng của bạn nếu thuộc những trường hợp sau.
Các phát ngôn có tính chất thù địch nhằm vào nhóm đối tượng
Xúc phạm tới các tổ chức sẽ bị từ chối đăng bài. Ảnh: Reuters
Facebook tự động cấm các bài đăng có ý lăng mạ, xúc phạm, động chạm tới các chủ đề nhạy cảm sau: giới tính, xung đột tôn giáo, quốc tịch, tình dục, xung đột sắc tộc, khuynh hướng tình dục, bệnh tật và khuyết tật.
Xúc phạm người khác vì xuất thân của họ
Đó là những quy chuẩn tạo nên một con người như là tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, ngoại hình (điển hình là cân nặng), tôn giáo, hoạt động chính trị.
Video đang HOT
Facebook cho phép người dùng nói xấu một tôn giáo, nhưng không cho phép xúc phạm thành viên cụ thể trong giáo phái. Ví dụ, việc lăng mạ những người theo đạo Hồi sẽ bị cấm, còn việc đề cập tới đạo Hồi vẫn được thông qua.
Đánh giá người khác qua ngoại hình
Đăng bài so sánh mọi người dựa vào ngoại hình của họ là không được phép. Ví dụ, một bài viết có xu hướng bắt mọi người so sánh hình thể của người này với người khác sẽ bị Facebook kiểm duyệt bỏ.
Hình ảnh tự hủy hoại cơ thể (kể cả hình xăm)
Ảnh hình xăm sẽ không bị cấm bởi Facebook. Ảnh: Stylecraze
Facebook không cấm các hình ảnh tự làm bị thương bản thân – kể cả hình xăm, miễn là các bài đăng không có chú thích. Tuy nhiên, các bài viết sẽ bị xóa khỏi hệ thống nếu có lời xúi giục người khác làm theo.
Hình ảnh nôn mửa
Hình ảnh nôn mửa của người nổi tiếng sẽ không bị cấm. Ảnh: Metro
Facebook cấm tất cả sự chia sẻ những hình ảnh của người có kinh nguyệt, đi tiểu hay đại tiện. Nhưng, điều thú vị ở chỗ, luật này không áp dụng với những người nổi tiếng. Ví dụ, hình ảnh một người đàn ông bình thường đang nôn mửa có khả năng bị cấm. Tuy nhiên, nếu đó là Justin Bieber, Facebook vẫn sẽ cho phép đăng tải hình ảnh đó.
Anh Thi
Theo Zing
Chấp nhận rủi ro, Facebook tạo công cụ kiểm duyệt tại Trung Quốc
Cuối cùng Facebook cũng phải nhượng bộ Trung Quốc đối với các chính sách mà chính phủ nước này đặt ra, để có thể cung cấp dịch vụ tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Facebook đang muốn quay lại thị trường Trung Quốc? ẢNH: AFF
Trước đó, giới phân tích cho rằng Facebook sẽ không bao giờ quay trở lại Trung Quốc kể từ khi dịch vụ bị chặn tại đây kể từ năm 2009. Nguyên nhân vì Facebook là một &'thế giới cởi mở và kết nối', mâu thuẫn với mục tiêu của chính phủ Trung Quốc là muốn kiểm duyệt các nội dung trên internet.
Nhưng phát hiện từ tờ NYTimes cho biết, Facebook mới đây đã phát triển một chương trình hạn chế những câu chuyện hiển thị trong nguồn cấp tin tức dựa trên vị trí địa lý của người dùng. Theo NYTimes, đây là bước đầu tiên của trang mạng xã hội này nhằm phục vụ công tác kiểm duyệt nội dung để có thể được cấp phép hoạt động trở lại tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, NYTimes cũng nói thêm rằng, ở thời điểm hiện tại thì chương trình trên vẫn được trang mạng xã hội gán nhãn &'beta', vì vậy nó có thể sẽ không bao giờ được triển khai chính thức.
Việc phát triển công cụ hỗ trợ kiểm duyệt cho thấy rõ ham muốn mở rộng thị trường của trang mạng xã hội này. Công ty phải chấp nhận các điều khoản nhất định để có thể phục vụ mục tiêu đưa internet đến với tất cả mọi người.
Trung Quốc là thị trường tiềm năng lớn nhất mà Facebook chưa khai thác. Thị trường này có đến 1,4 tỉ dân, trong đó có 700 triệu người có kết nối internet. Tuy nhiên, so với phần còn lại trên thế giới thì internet ở Trung Quốc có chính sách kiểm duyệt khá khắt khe, đặc biệt với các chính sách trong Luật An ninh mạng.
Ngày càng có nhiều công ty chấp nhận kiểm duyệt nội dung tại Trung Quốc. ẢNH: AFP
Sau khi Facebook và Twitter bị chặn vào năm 2009, người dân Trung Quốc sử dụng WeChat của Tencent như là mạng xã hội thay cho Facebook, còn tiểu blog Sina Weibo được dùng thay cho Twitter. Các trang mạng này đều đáp ứng chính sách kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của chính phủ để duy trì giấy phép kinh doanh.
Trong thực tế, không phải mỗi Facebook là công ty công nghệ đầu tiên đồng ý với chính phủ Trung Quốc để có thể quay trở lại với thị trường đông dân nhất thế giới này. Trước đó, cả Linkedln và công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft cũng đã đồng ý với yêu cầu kiểm duyệt.
Trong một tuyên bố với tạp chí Fortune, một phát ngôn viên của Facebook không xác nhận cũng như phủ nhận sự tồn tại của một công cụ kiểm duyệt.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Facebook nhượng bộ vụ đăng ảnh 'Em bé napalm' Sau nhiều chỉ trích, Facebook phải nhượng bộ và đồng ý cho bước ảnh nổi tiếng xuất hiện trên mạng xã hội này. Facebook cho biết, công ty đã đồng ý cho bức ảnh "Em bé napalm" đăng tải trở lại, sau những ồn ào liên quan đến cáo buộc cho rằng họ đã lạm dụng quyền lực trong việc kiểm duyệt thông...