Những lý do khiến bạn hắt hơi, có những nguyên nhân rất… bất ngờ
Ăn một thỏi sô cô la đen, uống một ly rượu hoặc nghĩ đến ‘chuyện ấy’, thế mà cũng bị hắt hơi!
Shutterstock
Đây là lí do tại sao, theo Reader’s Digest.
1. Nhìn mặt trời hay đèn sáng
Nếu bạn đã từng nhìn vào mặt trời và hắt hơi, bạn nằm trong số 10 – 35% dân số mắc phải hắt hơi do phản xạ ánh sáng. Chứng hắt hơi này thường được di truyền và xảy ra khi mặt trời hoặc ánh sáng chói kích thích quá mức dây thần kinh thị giác. Từ đó, kích thích dây thần kinh sinh ba, gây hắt hơi, theo Reader’s Digest.
2. Uống đồ uống có gas
Dù bạn có tin hay không, đôi khi cơ thể bạn có thể cảm nhận cacbonat trong đồ uống có gas như là một cơn đau. Khí CO2 trong nước uống tạo ra các thụ thể chua ở lưỡi, có nhiệm vụ cảm nhận các hóa chất nguy hiểm. Nếu các thụ thể gửi tín hiệu mạnh đến não, nó có thể hiểu tín hiệu đó là đau và tạo ra một loạt các phản ứng phòng thủ như ho và hắt hơi.
3. Nghĩ đến ‘chuyện ấy’
Vâng, chỉ cần nghĩ về ‘chuyện ấy’ đã có thể dẫn đến một cơn hắt hơi. Cho dù hắt hơi xảy ra là do nghĩ đến ‘chuyện ấy’ hoặc sau khi ‘lên đỉnh’, nó có tên khoa học là ‘chứng viêm mũi do trăng mật’.
Mặc dù không có lời giải thích chính xác cho hiện tượng này, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn trải qua cảm xúc mãnh liệt, hệ thống giao cảm của cơ thể sẽ điều chỉnh các phản ứng như khoái cảm tình dục và tạo phản xạ hắt hơi.
Video đang HOT
Đối với một số người, dây thần kinh sinh ba nhận được tín hiệu từ lớp lót nhạy cảm của đường mũi. Và một luồng không khí lạnh có thể kích hoạt các xung động, gây hắt hơi.
5. Xúc động mạnh
Cho dù đó là sợ hãi, thất vọng, buồn bã hay phấn khích, trải qua những cảm xúc mạnh mẽ là một lý do kỳ lạ khác khiến một số người hắt hơi.
Việc sợ hãi có thể khiến màng mũi co lại, trong khi những cảm xúc mãnh liệt khác có thể khiến màng mũi phồng lên. Cả sự co lại và phồng lên của màng mũi đều dẫn đến hắt hơi, theo Reader’s Digest.
6. Ăn sô cô la đen
Hương vị sô cô la đen từ 70% ca cao có thể kích hoạt phản xạ hắt hơi giống như ánh sáng mặt trời. Tình trạng này rất có thể là do di truyền và tấn công khoảng 18 – 35% dân số Bắc Mỹ.
7. Ăn quá nhiều
Trong khi ăn quá nhiều có thể gây đau bao tử cho một số người, nó lại làm cho một số người khác hắt hơi. Cảm giác này được gọi là phản xạ hắt hơi do no. Cảm giác no có thể gây ra chứng hắt hơi không kiểm soát ở một số người, theo Reader’s Digest.
8. Nhổ lông mày
Các dây thần kinh truyền cảm giác từ mũi, lông mày, mí mắt và các bộ phận khác trên khuôn mặt đến não, và khi các dây thần kinh đó được kích thích như khi nhổ tóc, cơ thể bạn có thể phản ứng bằng cách hắt hơi.
9. Uống rượu vang đỏ
Phòng khám Dị ứng Auckland, New Zealand cho biết một số người, có thể có phản ứng giống như dị ứng với nồng độ histamine cao trong rượu vang đỏ. Hệ thống miễn dịch phản ứng với histamines bằng cách cố gắng đẩy chúng ra khỏi đường mũi, dẫn đến chảy nước mắt và ngứa, chảy nước mũi và hắt hơi, theo Reader’s Digest.
10. Tắm nước nóng
Nếu da của bạn chuyển sang màu đỏ hoặc ngứa sau khi tắm nước nóng, bạn cũng có thể dễ bị hắt hơi, cũng như phản ứng giống như dị ứng, được kích hoạt bởi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột.
11. Ăn thức ăn cay
Một phản ứng tương tự có thể khiến bạn hắt hơi khi hít phải thức ăn cay, gọi là chứng viêm mũi do vị giác. Thông thường, do các dây thần kinh mũi quá nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, có thể dẫn đến hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi sau khi ăn một số loại thực phẩm cay, theo Reader’s Digest.
12. Chứng hắt hơi ngay sau khi thức dậy
Hắt hơi ngay sau khi thức dậy là phổ biến nhất, thường gặp ở những người bị viêm mũi dị ứng. Điều đầu tiên ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng là hắt hơi dữ dội.
Có thể là do các chất gây dị ứng đã tích tụ trong giấc ngủ, đặc biệt vào đầu giờ sáng, khi lượng phấn hoa cao nhất. Khi bạn dụi mắt và thở sâu, chứng dị ứng bắt đầu và bạn bắt đầu hắt hơi.
Theo thanhnien
Đeo khẩu trang y tế có ngăn ngừa lây cúm?
Khẩu trang y tế có thể ngăn chặn virus cúm lây lan nhưng không đạt hiệu quả 100%, chỉ nên sử dụng như phương pháp bổ sung.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Sherif Mossad tại Cleveland Clinic, Mỹ, cho biết virus cúm trôi nổi trong không khí sau khi thoát ra từ nước bọt của người bệnh. Do đó, khẩu trang y tế có thể ngăn chặn cúm lây lan tới người khác và giúp người dùng bảo vệ được chính mình.
Tuy nhiên, khẩu trang không đạt hiệu quả 100%. Nó chỉ nên được sử dụng như một biện pháp bổ sung, không thay thế các biện pháp phòng chống cúm khác, theo Health.
"Người dùng nên lựa chọn khẩu trang chắc chắn ngăn được các hạt trong không khí và bỏ khẩu trang sau một lần sử dụng", bác sĩ Mossad nói.
Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng để phòng ngừa lây nhiễm cúm. Ảnh: F ox10 Phoenix
Theo tiến sĩ Susan Besser, bác sĩ gia đình tại Mercy Personal Physicians, nếu bạn bị cúm, cách tốt nhất để tránh lây lan cho người khác là ở nhà dưỡng bệnh và thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần tiêm vắcxin phòng cúm và che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cúm ở phạm vi dưới 1,8 m.
"Người bị cúm nên đeo khẩu trang trong 7 ngày kể từ khi mắc bệnh và 24 giờ sau khi triệu chứng cuối cùng biến mất. Đây là thời gian virus có thể còn tồn tại trong hơi thở và dịch cơ thể của họ", tiến sĩ Besser nói.
Các chuyên gia cho biết những người khỏe mạnh và có hệ thống miễn dịch tốt có thể không cần đeo khẩu trang để phòng ngừa cảm cúm thông thường. Nhưng nếu bạn bị cúm nặng, hãy đeo khẩu trang để giúp người khác khỏe mạnh và tránh cúm lây lan.
Cẩm Anh
Theo VNE
10 mẹo đơn giản để ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả Hắt hơi, đau họng... là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cơ thể bị lạnh. Nhưng bạn hoàn toàn có thể có một mùa đông khỏe mạnh bằng những cách rất đơn giản. Người lớn thường bị cảm lạnh khoảng 3-4 lần một năm, còn trẻ em bị gấp đôi số này. Giáo sư Ron Eccles, Đại học Cardiff (Anh) cho biết,...