Những lý do để lấy chồng muộn một tí có sao đâu
Lấy chồng muộn một tí, là trong khi mình rực rỡ phấn son, thì con bạn chửa to đùng buộc lòng đem đống mỹ phẩm đi cho vì sợ để lâu hết hạn
Lấy chồng muộn một tí, là trong khi lũ bạn có gia đình ngày ngày đầu bù tóc rối lúi húi hết trong bếp rồi lại cọ bồn cầu, thì mình vẫn trằn trọc cả đêm nghĩ xem mai nên mặc gì đi làm, đi học.
Lấy chồng muộn một tí, là trong khi mình rực rỡ phấn son, thì con bạn chửa to đùng buộc lòng đem đống mỹ phẩm đi cho vì sợ để lâu hết hạn
Lấy chồng muộn một tí, là tan giờ làm tranh thủ làm vài séc cầu lông với đồng nghiệp, trong khi có đứa phải mê mải lo về cơm nước cho thằng bố và bóp cổ tống thức ăn vào mồm thằng con.
Lấy chồng muộn một tí, là cuối tuần mình rủ cafe, làm đẹp thì chúng nó từ chối “Thôi, cả tuần đi làm rồi ngày nghỉ ở nhà với bố con nó chứ”…
Lấy chồng muộn một tí, là nghỉ phép xách balo lên và đi, con bạn gọi điện ngậm ngùi: “Sapa mùa này thì thích nhỉ? Nhưng chẳng ai trông thằng Tũn cho tao…”.
Video đang HOT
Lấy chồng muộn một tí có sao đâu
Lấy chồng muộn một tí, là ngày lễ ngày Tết được cùng mẹ đi mua sắm, cùng bố sửa sang, hoặc nằm ườn xem TV để phụ huynh ngứa mắt chửi: “Từng ấy tuổi đầu mà chưa biến đi cho khuất mắt tao”… Ngồi lướt facebook con bạn kể: “Mấy năm nay Tết mẹ tao quần quật một mình, nhà chồng khó tính lắm nên tao chẳng dám bỏ việc bên ấy mà về. Chỉ thương mẹ…”
Lấy chồng muộn một tí, là được đàn ông (nói chung) và các bạn nam đồng nghiệp (nói riêng) dành sự quan tâm đặc biệt. Đi nhậu về khuya các anh hỏi mình “Anh đưa em về nhé?” và hỏi bạn “Chắc chồng đến đón hả?”.
Lấy chồng muộn một tí, là khi mình hậm hực với mẹ vì những chuyện không đâu, hùng hồn tuyên bố: “Con sẽ ra ở riêng”. Còn bạn mình khóc lóc với chồng: “Mẹ anh quá đáng lắm! Nếu không ra ở riêng thì viết đơn đi tôi ký”.
Lấy chồng muộn một tí, là đi chơi chung cả hội, mình với người yêu túm tóc hôn nhau chụp ảnh. Bạn cũng khều tay chồng: “Bơi vào đây chụp chung một cái đi chồng yêu”. Nhận lại cái nhìn đầy dị nghị: “Cô bị điên à? Nhí nha nhí nhảnh!”
Theo Phunuvagiadinh
Yêu người Thanh Hóa, sợ bị lừa
Nhiều người nói với mình "Người Thanh Hóa biết chài khiến mình yêu, sau không lấy thì làm mình trở thành đần... và họ lừa lọc đến khi không còn gì sẽ bỏ". Mình rất hoang mang.
ảnh minh họa
Mình có quen một bạn người Thanh Hóa. Cách đây mấy tháng, chúng mình tiếp xúc với nhau nhiều thấy mến rồi nảy sinh tình cảm... Mình và bạn đó yêu nhau. Mình thấy hợp, cũng muốn tiến tới hôn nhân, nhưng khi gia đình biết đều phản đối rất mạnh, nói người Thanh Hóa thế này, người Thanh Hóa thế kia. Và cái chính - điều khiến mình bận tâm nhất là có người nói người Thanh Hóa biết chài.
Đọc nhiều trên mạng mình cũng thấy có nhiều người nói điều này đúng, cũng có người nói là không. Mình từng được nghe kể có trường hợp bị lừa như vậy nhưng cách đây rất nhiều năm rồi, mình cũng hơi hoang mang. Không biết chuyện đó là thật hay sai? Mình không biết giờ phải làm thế nào để thuyết phục được gia đình để chấp nhận mối quan hệ giữa mình và bạn đó. Rất mong được tư vấn của các anh chị? (Đức Thành)
Bạn thân mến!
Quê quán mỗi chúng ta là để chỉ nơi xuất thân, nguồn gốc "chôn nhau, cắt rốn" của mỗi người. Nó không nói lên tính cách hay phẩm chất đạo đức của mỗi người. Tuy nhiên, còn có rất nhiều người vẫn kỳ thị vùng này vùng kia gây áp lực, khó khăn nếu sinh phải vùng mà họ quy kết là xấu. Thực tế, mỗi vùng miền có những phong tục tập quán, văn hóa khác nhau tạo ra sự đa dạng trong văn hóa vùng miền.
Hiện nay một số bạn trẻ bị phản đối yêu và kết hôn chỉ vì mình có gốc Thanh Hóa, Nghệ An. Nhưng bạn biết đấy, ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, không thể chỉ quy cho một vùng.
Việc kỳ thị với người miền Trung, cụ thể là Thanh Hóa, Nghệ An thường xuất phát từ các tin đồn thiếu thực tế. Không ít bạn khi yêu bị ảnh hưởng bởi lời mách bảo của những người xung quanh cho rằng người Thanh Hóa, Nghệ An ky bo, tính cách gia trưởng... khiến bản thân người trong cuộc cũng dần bị áp đặt theo suy nghĩ đó.
Xét về mối quan hệ tình cảm của bạn, tôi thấy bạn cần phải xác định chắc chắn về tình cảm rồi hãy quyết định lựa chọn theo hướng nào. Như trong lời tâm sự, bạn nói bạn và anh ấy đã tìm hiểu trong một khoảng thời gian và có ý định đi tới hôn nhân. Nhưng thực tế, tôi thấy tình cảm của các bạn chưa đủ mạnh để có những quyết định quan trọng như vậy.
Khi yêu một người thực sự, bạn không còn phân biệt họ ở địa vị nào, khoảng cách ở đâu, nhất là miền vùng gì, mà chỉ cần xem xét tình cảm họ dành cho bạn như thế nào, rồi tính cách có phù hợp với nhau không... Đương nhiên mỗi người có những tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn người bạn đời. Với người khác miền vùng không quan trọng, nhưng nếu thấy không thoải mái và tin tưởng, bạn có thể dừng lại để lựa chọn một người phù hợp hơn cho hôn nhân của bạn. Bởi trong cuộc sống chỉ cần một câu nói đụng chạm tới lòng tự ái cũng có thể phá vỡ đi tất cả tình yêu mà bạn từng xây đắp.
Tiếp theo là ảnh hưởng từ sự cấm cản của gia đình. Bạn bị gia đình phản đối yêu hoặc kết hôn mà vẫn quyết tâm đi tới cùng với tình yêu này, thì bạn cần bình tĩnh để giải quyết. Khi bị phản đối, bạn nên tìm hiểu xem xét lý do thực sự dẫn đến sự kỳ thị là gì? Là do nghe thông tin không tốt về vùng miền hay vì chính họ là người từng trải, va chạm và chứng kiến nên để lại ấn tượng không tốt? Vì vậy, khi bạn còn bị lung lay, thì chắc chắn bố mẹ bạn sẽ vin vào đó để ngăn cản.
Xét về mặt nhận thức và tâm lý, mọi sự việc đều có tính hai mặt, trong một bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài. Con người cũng vậy, có người nọ người kia. Vậy nên, khi nhìn nhận và đánh giá vấn đề, rất cần một cái nhìn khách quan, đa chiều và tránh tâm lý đám đông - quy luật rất thường gặp trong cuộc sống và tâm lý con người. Trong một số trường hợp các bạn có thể trao đổi trực tiếp vấn đề vùng miền một cách thẳng thắn, chân thành, khách quan để bố mẹ có thể hiểu và dần chấp nhận. Việc nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh cũng là cách nên nghĩ đến. Chắc chắn sẽ có người công tâm để chia sẻ khách quan về vấn đề mà các bạn đang gặp phải.
Hơn nữa, hạnh phúc cá nhân là do người trong cuộc quyết định, bố mẹ chỉ nên góp phần định hướng. Trước khi định hướng, bản thân các bậc phụ huynh cần có cái nhìn đa chiều, chuẩn xác, không được áp đặt theo xu thế. Đồng thời, bố mẹ cũng phải dành thời gian tìm hiểu xem đối tượng con mình yêu và muốn kết hôn là thế nào, không nên chưa tìm hiểu đã vội quy chụp này nọ, sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc con cái sau này. Song hơn hết, một tình yêu trong sáng, chân thành cùng sự kiên trì sẽ luôn là bằng chứng rõ ràng nhất để thuyết phục gia đình xóa bỏ mọi định kiến và cởi mở chấp nhận.
Theo VNE
Nghi ngờ con gái là đồng tính, phải làm gì Gia đình tôi có một con gái, năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình và bạn trai. Gần đây chúng tôi phát hiện cháu có những quan hệ không bình thường với các bạn đồng giới. ảnh minh họa Cụ thể là đi chơi qua đêm nhiều lần, hay đi chơi xa vài ngày liền, những việc mà từ bé tới giờ...