Những lý do để… ghét game thủ PC (Phần 1)
Trong một bài viết gần đây, PC World đã tỏ ra hơi quá lố trong việc châm chọc quan điểm cá nhân của game thủ.
Vừa qua, PC World đã xuất bản trên website của mình bài viết này. Dù họ có nghiêm túc hay không, nó cũng đã đụng chạm đến đến rất nhiều vấn đề cá nhân của game thủ chúng ta. Nếu như PC World là một tờ báo dành riêng cho dân “vào nghề” chỉ với một chiếc console next-gen, điều này còn tạm chấp nhận được, nhưng đáng tiếc, họ là một trong những tờ báo game chuyên-về-PC lâu đời và uy tín nhất!
Bài viết này đã gây ra những phản ứng không đồng tình của rất nhiều game thủ, và đây là một trong những phản ứng của họ.
Lý do thứ nhất: Họ cao ngạo
“Nếu bạn quen giải trí nhẹ nhàng với một vài ván PES trên chiếc PS3 hoặc thi thoảng đổi món bằng việc bắn Gears of War (một mình) trên Xbox 360, hãy tránh xa các cuộc tranh luận với các game thủ PC. Họ sẽ kể cho bạn một câu chuyện dài về việc cỗ máy khổng lồ có 2 màn hình của họ tuyệt vời như thế nào. Nạn nhân thường trực nhất của họ là những người chơi FPS trên console, với chủ đề thường trực là bắn bằng chuột hay bằng tay cầm.”
Phản biện: Từ trước đến nay, game thủ nào cũng có xu hướng ca ngợi thiết bị chơi game của mình. Cuộc chiến giữa fan Xbox 360 và Playstation 3 là một ví dụ. Hơn nữa, với nghành công nghiệp phát triển như hiện nay, hầu như game thủ đứng đắn nào cũng có một chiếc máy tính và ít nhất một chiếc console – họ là xương sống của cộng đồng và thường đóng góp nhiều hơn là tranh biện vô lý về chuyện máy của ai “ngon hơn”.
Lý do thứ hai: “E-Sport”
Video đang HOT
“…đáng tiếc, chơi game không thể gọi là thể thao. Tự bao giờ việc ngồi trên ghế và click chuột được coi là một môn vận động thể chất vậy?”
Phản biện: Đây là một lập luận hết sức nông cạn. Nếu định nghĩa thể thao là các môn vận động mạnh, chúng ta sẽ không có Billard, phóng tiêu, cờ và vô số môn thể thao trí tuệ khác. Một số game thủ Starcraft có lượng APM (động tác trên phút) kinh khủng – diều không thể đạt được nếu không có một quá trình khổ luyện gian lao và khoa học.
Các game thủ FPS chuyên nghiệp cũng có óc phán đoán và sự chính xác kinh người, game thủ Đối kháng phải trau truốt động tác của mình đến từng bước chân và phải liên tục phản ứng với từng cử động của đối thủ. Game chắc chắn vẫn luôn nằm trong danh sách những môn thể thao đòi hỏi nhiều khả năng vận động nhất.
Lý do thứ ba: Họ ăn cắp game!
“Người chơi game PC nghĩ rằng họ có quyền download và chơi game miễn phí. Đây là một hành động ăn cắp – và nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp.”
Phản biện: Hầu hết game thủ console chơi theo kiểu “ngồi nhà một mình” đều có một con chip hay phần mềm nào đấy cài vào máy mình, để họ có thể chơi những tựa game nhà trồng được với chi phí tương đương với việc in một chiếc đĩa. Hầu hết – trừ những người muốn tham gia với cộng đồng trực tuyến của trò chơi đó.
Tương tự với các game thủ PC. Ngày nay, khi phần lớn game đều được thiết kế để chơi co-op, thật khó có thể nếm được hết các trải nghiệm của trò chơi nếu không mua phần mềm bản quyền. Người chơi game PC chân chính vẫn mua đĩa game đều tay, có khi còn thường xuyên hơn game thủ PC nếu họ dùng hệ thống Steam của Valve. Sẽ luôn có những người muốn chơi game không mất tiền, nhưng dân số của họ chia đều cho cả fan PC và console, chẳng riêng gì hệ máy nào.
Lý do thứ tư: Họ làm xã hội coi thường người chơi game!
“Trước đây, trò chơi điện tử cũng giống như giống như chơi Dungeons and Dragons, chỉ dành cho những gã nerd xa lánh xã hội. Thật may mắn, với truyền thông, định kiến của cộng đồng với game thủ đã giảm dần.
Tuy nhiên, vẫn có một số lượng đông đảo người chơi PC vẫn muốn sống lại ánh hào quang của thời đó và tiếp tục chơi các game chiến tranh, vật lộn với đàn Orc tưởng tượng và tổ chức các giải đấu LAN. Tệ hơn nữa, rất nhiều game thủ vẫn tiếp tục post những đoạn video kì quái để gây chú ý và khiến cho khoảng cách giữa game thủ và cộng đồng ngày càng xa hơn”
Thật vậy sao?
Hình ảnh của một game thủ console “chân chính”.
Điều này không chỉ dành riêng cho game thủ PC. Chúng ta thường thấy những mẩu video clip hay truyện tranh như thế là bởi vì các công cụ chia sẻ trên PC thường dễ sử dụng hơn trên console (bạn phải thu hình, đưa lên máy tính, chỉnh sửa, biên tập).
(Còn tiếp)
Theo PLXH
VTV lên tiếng về đoạn phim "dìm mèo xuống nước"
"Do cách nhìn chưa thấu đáo từ ekip sản xuất và người duyệt, khi phát sóng rộng rãi trên VTV3, chương trình đã gây bức xúc cho nhiều bậc làm cha mẹ". VTV có văn bản, mong muốn thông qua báo gửi đến khán giả.
Hình ảnh "thả mèo xuống nước" gây phản ứng trong chương trình "Con yêu của mẹ" phát trên VTV3 lúc 19h50 tối 17.4 - Ảnh: chụp lại từ đoạn băng chương trình
Sau khi tiếp nhận ý kiến của khán giả về cách thể hiện chương trình Con yêu của mẹ phát sóng lúc 20h ngày 17.4, chiều 20.4, chúng tôi đã nhận được văn bản của VTV, mong muốn thông qua báo gửi đến khán giả.
Nội dung văn bản là kết luận từ nhiều cuộc họp do phó tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương chỉ đạo các bên liên quan tìm hiểu rõ sự việc: "ây là một sự việc rất đáng tiếc và chúng tôi đã rút kinh nghiệm nghiêm khắc với tất cả các bộ phận liên quan".
Kết quả cuộc họp cũng chỉ ra: trong khi xây dựng kịch bản chương trình phát sóng ngày 17.4, êkip sản xuất có ý tưởng thể hiện thông qua hành động không đúng của trẻ nhỏ để những người làm cha mẹ khuyên can con mình không được làm như vậy. Tuy nhiên, do "cách nhìn chưa thấu đáo từ êkip sản xuất và người duyệt, khi phát sóng rộng rãi trên kênh VTV3, chương trình đã gây bức xúc cho nhiều bậc làm cha mẹ".
Trong chương trình Con yêu của mẹ được phát sóng lúc 19h50 tối 17.4, tất cả người xem đều hoảng hốt và bất ngờ khi chương trình sắp đặt để bé Bo - nhân vật chính - cột chặt một chú mèo con vào hai chai rỗng rồi thả xuống hồ bơi.
Chú mèo lập tức bị lật ngửa dưới nước và vẫy vùng tuyệt vọng. Phải thật lâu sau khi đùn đẩy cho nhau, đám trẻ con trên bờ mới chịu xuống vớt chú mèo. Lúc đó mẹ của bé Bo chạy lại không những không trách hành động dại dột của trẻ con mà lại bình thản giải thích nào là sự khác biệt của lông mao, lông vũ, nào là con vịt nổi, còn con mèo chìm...
Theo Tuổi Trẻ
Tablet hay Laptop: ai hiệu quả hơn? - Tablet: "laptop già nua đã sắp hết thời" (Phần 2) Hai ngày sau khi bài viết của Tom Dunlap được đăng tải, một đồng nghiệp khác của anh tại PC World là Tony Bradlet có một bài viết phản hồi với nội dung khẳng định người ta vẫn có thể sở hữu một tablet với giá còn rẻ hơn chiếc laptop-200 USD của Tom Dunlap, mà hiệu quả vẫn vượt trội. Tablet ngày...