Những lý do có thể dẫn đến đi tiểu nhiều lần và tiểu đêm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đi tiểu nhiều lần và tiểu đêm, theo đó, cách chữa trị đi tiểu nhiều lần cũng sẽ tùy vào lý do gây ra.
Bài viết dưới đây của PGS. TS Huỳnh Wynn Trần – Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ để chỉ ra những lý do có thể dẫn đến đi tiểu nhiều lần hay tiểu đêm và những dấu hiệu quan trọng khác khi đi tiểu.
Nhìn chung, lý do đi tiểu nhiều là do đường tiết niệu của chúng ta bị ảnh hưởng. Đường tiết niệu chúng ta gồm thận, ống dẫn nước tiểu từ thận (niệu quản), bọng đái, ống dẫn nước tiểu từ bọng đái ra ngoài (niệu đạo). Ngoài ra, tuyến tiền liệt cũng là một phần quan trọng trong hệ tiết niệu và có thể dẫn đến đi tiểu nhiều ở nam giới.
Có rất nhiều lý do có thể khiến chúng ta đi tiểu nhiều
Vì lý do trên, bác sĩ sẽ hỏi các bạn rất nhiều câu hỏi về bệnh sử, thậm chí có những chi tiết cá nhân như quan hệ tình dục (có thể liên quan đến viêm nhiễm trùng đường tiểu). Bác sĩ cũng sẽ xem lại các thuốc các bạn đang uống, các bệnh mà bạn đang chữa. Theo đó, cách chữa trị đi tiểu nhiều lần cũng sẽ tùy vào lý do gây ra.
Song, điều quan trọng nhất là chúng ta hy vọng tìm ra những lý do tiềm ẩn có thể dẫn đến đi tiểu nhiều, ví dụ như ung thư (tuyến tiền liệt), hay tiểu đường để chữa trị tận gốc.
1. Nhiễm trùng, tổn thương, hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu
Một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu có thể kể đến như nhiễm trùng đường tiểu (UTI), viêm thận, sạn thận, hư thận, đại phì tuyến tuyền liệt, ung thư tuyến tuyền liệt, viêm tuyến tuyền liệt, bọng đái nhạy cảm, co giãn cơ bọng đái (dẫn đến xì tiểu), là những lý do hay gặp nhất dẫn đến đi tiểu nhiều lần và tiểu đêm.
2. Các bệnh lý khác dẫn đến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu
Video đang HOT
Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về hormon, bệnh tâm thần, uống rượu nhiều, phụ nữ có thai, hay bệnh về đường ruột mãn tính cũng có thể dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
Bệnh tiểu đường khi không kiểm soát là một trong những lý do thường gặp của đi tiểu nhiều lần. Các bạn cần phải chữa trị dứt điểm, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường để có thể kiểm soát đi tiểu nhiều lần.
3. Tác dụng phụ của liệu pháp trị ung thư
Rất nhiều thuốc hóa trị ung thư có tác dụng phụ làm đi tiểu nhiều hay kích thích đường tiểu, ví dụ như Cisplatin. Các trị liệu ung thư khác như xạ trị vùng chậu để chữa ung thư ruột, ung thư bọng đái, hay các ung thư khác vùng chậu có thể kích thích bọng đái và làm ảnh hưởng đến đường tiểu, gây ra tiểu nhiều.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt do ung thư, hay cắt bỏ tử cung, và một phần âm đạo cũng có thể dẫn đến tiểu nhiều và khó chịu đường tiểu.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc giảm sưng chân, thuốc tim mạch hay uống quá nhiều cà phê cũng có thể gây ra tác dụng phụ là đi tiểu nhiều lần. Cụ thể, các loại thuốc có thể dẫn đến đi tiểu nhiều lần là thiazide diuretics (Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide), potassium-sparing diuretics (Triamterene), hay loop diuretics (Furosemide và Bumetanide).
5. Các bệnh hay tổn thương của các cơ quan gần đó
Các tổn thương lên vùng cơ bắp hay xương vùng chậu đều có thể gây ảnh hưởng đến bọng đái và đường tiết niệu.
Ngoài đi tiểu nhiều, bệnh nhân còn có thể các triệu chứng khác kèm theo như đau nhức rát buốt (sạn thận), muốn tiểu ngay, khó tiểu (rặn không ra), tiểu không kiểm soát, có mùi khó chịu (ngoài mùi nước tiểu thông thường).
(Ảnh: BS. Huynh Wynn Tran)
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Nhìn chung, khi các bạn thay đổi thói quen tiểu tiện kéo dài thì đó chính là lúc nên gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi các thay đổi thói quen đi tiểu này đột ngột, không có thuốc gì mới, không có phẫu thuật, hay không có gì thay đổi trong cuộc sống quý vị. Thêm nữa, đi tiểu này làm giấc ngủ quý vị mất ngon và dẫn đến các bệnh lo âu khác.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân đi tiểu nhiều và có thêm các triệu chứng dưới đây, các bạn càng cần phải đưa bệnh nhân gặp bác sĩ sớm hơn vì đây là những dấu hiệu nguy hiểm, có thể do các bệnh nguy hiểm khác gây ra:
Thấy có máu khi đi tiểu (nguy cơ sạn thận, ung thư, và các bệnh nguy hiểm khác về thận)
Nước tiểu đổi thành màu đỏ hay đen, nâu sậm
Đau rát buốt khi tiểu
Đau vùng bụng dưới kèm theo đi tiểu
Khó tiểu mặc dù mắc tiểu, rặn hoài không ra
Tiểu không kiểm soát, bị xì tiểu
Sốt, ớn lạnh, đau bụng, kèm theo tiểu nhiều Đau lưng kèm theo tiểu nhiều
Chảy mồ hôi, sụt cân
Thay đổi nhận thức, mê sảng
Hệ tiết niệu, bộ máy lọc thải, là một hệ quan trọng trong cơ thể mà chúng ta thường bỏ quên. Chúng ta hay quên đi tiểu, chúng ta ráng nhịn tiểu, chúng ta ít uống nước. v.v… Tất cả đều có thể dẫn đến tổn thương hệ tiết niệu.
Rất nhiều bệnh về đường tiết niệu có thể ngăn ngừa bằng cách ăn uống cân bằng, uống nước đầy đủ, và đi tiểu ngay khi cần.
Theo PGS.TS Huỳnh Wynn Trần (Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ)
Lao thận có nguy hiểm không?
Hỏi: Thời gian gần đây tôi bị đi tiểu khó và buốt, nước tiểu màu đỏ như có lẫn máu. Quá lo lắng, tôi đi khám và được biết bị lao thận, xin bác sỹ cho biết bệnh có nguy hiểm không?
Ảnh minh họa
Trả lời: Lao thận là tổn thương nhu mô một trong hai quả thận. Nguyên nhân của lao thận là do vi khuẩn lao từ phổi hoặc từ ruột, xương, hạch bạch huyết... tới thận, gây lao thận, làm tổn thương nhu mô một trong hai quả thận. Mới đầu, vi khuẩn làm tổn thương nhu mô thận, sau vào đài, bể thận. Từ nơi này, trực khuẩn lao lan ra hệ tiết niệu và sinh dục.
Bệnh khởi đầu yên lặng nên ở giai đoạn sớm, chưa thể biết tổn thương lao đã vào tới đài, bể thận. Ở thời kỳ toàn phát sẽ có các triệu chứng như luôn tiểu dắt, nhiều về đêm, mỗi lần chỉ đi vài giọt, không thành tia... mặc dù người bệnh cố hết sức rặn. Người bệnh tiểu buốt vào cuối bãi, cảm giác buốt còn lan ra vùng tiết niệu, lan lên trên và lan xuống dưới hai đùi... Người bệnh thường xuyên tiểu đục và tiểu có máu.
Bệnh diễn biến rất lâu, từ bị lao một thận chuyển sang lao hai thận. Thận sẽ bị ứ nước do hẹp, tắc niệu quản, bể thận. Lao lan sang các bộ phận sinh dục lân cận như túi tinh, mào tinh hoàn, ống dẫn trứng hay các cơ quan khác như màng não. Bệnh lao hiện đã được điều trị rất hiệu quả, bác đã phát hiện bệnh rồi cần được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và điều trị thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Tiểu đêm nhiều lần: 'Nỗi buồn' chỉ mẹ bầu mang thai tháng cuối mới thấu hiểu Càng mang thai về những tháng cuối, mẹ bầu càng thấu hiểu "nỗi buồn" mang tên: tiểu đêm nhiều lần. Vì sao bà bầu càng gần tháng cuối càng hay đi tiểu đêm? Tử cung của phụ nữ rất gần với bàng quang, thai nhi lớn lên từng ngày trong bụng mẹ, tử cung sẽ ngày càng to ra. Từ đó, bàng quang...