Những lý do chị em mắc bệnh phụ khoa vào mùa hè
Số lượng chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa trong mùa hè ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ảnh minh họa: Internet
1. Lười đi tiểu: Đa phần các chị em phụ nữ đặc biệt là những chị em làm việc trong môi trường văn phòng thường phải ngồi nhiều mải mê làm việc nên rất ngại đứng dậy nên đành nhịn tiểu. Tuy nhiên, vào mùa hè thường uống nhiều nước nên khi nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ dẫn tới bệnh sỏi thận mà còn gây ra một số bệnh về phụ khoa như viêm đường tiết niệu.
2. Băng vệ sinh hàng ngày: Nhiều chị em có thói quen sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, việc làm này hoàn toàn không tốt bởi trong môi trường mùa hè mồ hôi tiết ra nhiều việc sử dụng băng vệ sinh làm cho “cô bé” bị bịt kín dẫn đến tình trạng ẩm ướt là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
3. Uống ít nước: Hơn nữa khí hậu nóng nực của mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước uống vào ít không đủ cung cấp nước cho cơ thể, nước tiểu giảm đi, niệu đạo không thể được rửa sạch bởi các vi khuẩn, làm tăng cơ hội của một nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Đồ lót: Mặc đồ lót chật, chất liệu kém thấm hút không có lợi cho “vùng kín”, mồ hôi khó bay hơi làm cho môi trường “vùng kín” thường xuyên ẩm ướt, có lợi cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào đường niệu đạo.
Video đang HOT
5. Nhiễm nấm, vi khuẩn ở hồ bơi: Khi tiếp xúc với nước trong bể bơi, rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh… có thể xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là ở “vùng kín”, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.
6. Bệnh do “yêu”: Qua đường “yêu” bị nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút. Số lượng chị em mắc bệnh phụ khoa qua đường này không ít nhưng phần đông chỉ biết được khi bệnh đã tái phát.
7. Rối loạn nội tiết tố estrogen: Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh sức đề kháng của niêm mạc trở nên yếu dẫn đến mắc bệnh. Sử dụng các thủ thuật phụ khoa không an toàn: Dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai… cũng có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
8. Stress: Trong mùa xuân và mùa hè, chị em có xu hướng bị thiếu ngủ, chán ăn, giảm sức đề kháng cơ thể nên dễ bị bệnh hơn. Stress là một tnguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra viêm nhiễm.
9. Vệ sinh không đúng cách: Thói quen ngâm rửa vùng kín không tốt bởi nó có thể khiến cho những vi khuẩn đường ruột có ở hậu môn rất dễ xâm nhập vào đường âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt, việc thụt rửa “vùng kín” càng không được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn tiền sâu vào bên trong và hủy hoại các bộ phận trong hệ thống sinh sản
10. Dùng nước muối: khi sử dụng nước muối để vệ sinh cơ quan sinh dục. Muối ăn thông thường không có công dụng làm sạch “vùng kín” mà trái lại, nếu lạm dụng loại nước này để làm vệ sinh thì có thể dẫn đến mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo, gia tăng các vi khuẩn xấu gây bệnh.
Theo SKGĐ
Tầm soát bệnh phụ khoa mùa hè
Mùa hè khí hậu oi bức, nóng dịch mồ hôi tiết ra nhiều ở những vùng kín vì thế chị em rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm phần phụ, lộ tuyến cổ tử cung...
Nguy cơ mặc bệnh phụ khoa
Những người làm văn phòng thường khó tránh mắc các bệnh phụ khoa. Do đặc thù công việc hàng ngày phải làm việc căng thẳng, ngồi lâu trước máy tính, việc di chuyển giữa môi trường có máy lạnh trong văn phòng máy lạnh và thời tiết nóng bên ngoài thường xuyên, ít vận động làm cho quá trình lưu thông máu về các cơ quan sinh sản bị trì trệ... Khi sức đề kháng giảm thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công lên các vùng kín và gây bệnh ở đó. Chính vì thế những trường hợp các chị em bị ngứa ở các "vùng kín" nên làm các xét nghiệm phụ khoa bằng cách soi tươi dịch âm đạo chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục do vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu... từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán liên quan thì mới có thể phát hiện chính xác bệnh, còn nếu khám phụ khoa thông thường bằng mắt thì sẽ rất khó chẩn đoán được đúng bệnh và nguyên nhân của nó.
Phòng tránh phụ khoa đúng cách
Theo bác sỹ chuyên khoa II Ngô Thị Đức Hạnh, Phòng khám Medealab, ngay cả khi cơ thể bạn bị viêm nhiễm hay không bị cũng nên đi khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/lần. Tuy các viêm nhiễm phụ khoa không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản chị em nhưng về lâu dài nó có thể lan sang các bộ phận khác như tử cung, vòi trứng, viêm nhiễm đường tiết niệu... viêm nhiễm nặng thì việc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là không tránh khỏi.
Cũng theo bác sỹ Đức Hạnh, để phòng tránh các bệnh phụ khoa, đặc biệt là vào mùa hè, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hoặc nước sạch, lau khô bằng khăn sạch, lưu ý lau từ trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo; Nên thay băng vệ sinh thường xuyên 3-4 tiếng/ lần trong những ngày kinh nguyệt để tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi; Không nên mặc quần lót quá chật, mặc quần làm bằng chất liệu nilon... làm cho "vùng kín" không được thông thoáng, thường xuyên bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh hơn gây ra các bệnh viêm niễm đường âm đạo.
Cơ hội khám phụ khoa và tầm soát viêm nhiễm miễn phí
Với tiêu chí góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa cho các chị em, Phòng khám Medelab triển khai chương trình "Tầm soát bệnh phụ khoa mùa hè". Theo đó, vào các buổi chiều từ 01- 30/06/2014, khách hàng sẽ được miễn phí khám phụ khoa (bao gồm khám bên ngoài, khám âm đạo) và soi tươi dịch âm đạo khi đăng ký trước qua hotline 19006057 hoặc email booking@medelab.vn
(http://medelab.vn/vi/makeanappointment)
Phòng khám đa khoa Medelab Địa chỉ: 1B, Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Hotline: 19006057
Theo Dân trí
Sau mãn kinh là viêm đường tiết niệu Lâu lâu có thể gặp một đợt tái phát với triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục và có mùi hôi, đa phần chị em phụ nữ tự mua kháng sinh về uống mà chưa hiểu hết được về bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát và khó chữa dứt điểm... Tái phát liên tục viêm đường...