Những lưu ý trước khi đi đẻ mà các sản phụ cần nắm vững trong lòng bàn tay
Nên ăn gì trước khi lên bàn đẻ? Có được chọn sinh thường hay sinh mổ không? Tất cả những điều này các mẹ bầu đều nên biết rõ trước khi lâm bồn.
Giai đoạn chuyển dạ rất đau đớn, hầu hết các sản phụ đều mong muốn đội ngũ y tá, bác sĩ túc trực bên cạnh mình. Thực tế, nhiều mẹ gào khóc thảm thiết khi bắt đầu có những cơn co chuyển dạ, họ cảm thấy lo lắng vì không được y tá và bác sĩ chăm sóc đúng mức.
Đó không phải là do đội ngũ y tá, bác sĩ thiếu trách nhiệm, họ vẫn luôn dõi theo sát sao các sản phụ. Điều quan trọng là giai đoạn chuyển dạ thường kéo dài. Bác sĩ chỉ thật sự ở bên cạnh sản phụ khi biết chắc là sản phụ sắp sinh con.
Sản phụ nên ăn món gì trước khi sắp lên bàn đẻ?
Theo nguyên tắc, các sản phụ cần chọn khẩu phần thức ăn ít nhưng nạp đủ năng lượng, bởi việc sinh con đòi hỏi mất nhiều sức lực. Các sản phụ có thể ăn điểm tâm, socola, hoặc uống 1 lon nước tăng lực.
Ảnh minh họa
Sau khi vào bệnh viện chờ sinh, nhiều sản phụ muốn ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như khoai lang, khoai tây, rau củ, trái cây. Lời khuyên dành cho các sản phụ sắp lên bàn đẻ là không nên ăn nhiều chất xơ vào thời điểm này. Bởi thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng làm mềm phân, khi các mẹ lên bàn đẻ, quá trình thở, nín thở và rặn đẻ có thể khiến tình huống oái oăm là chất thải bên trong cơ thể cũng ra theo.
Các sản phụ cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng. Bởi trong quá trình chuyển dạ, thai nhi sẽ chèn ép trực tràng của các mẹ. Sản phụ bị gây tê nên không thể kiểm soát cơ vòng là cơ co giãn hậu môn, điều này sẽ gây ra tình trạng thải khí ra khỏi đường ruột qua hậu môn. Và đương nhiên đây cũng là tình huống khiến các mẹ ngại ngùng khi sắp sinh con.
Video đang HOT
Sinh mổ hoặc sinh thường sẽ căn cứ vào yếu tố nào? Và do ai quyết định?
Có 4 yếu tố để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác, an toàn cho các sản phụ.
1. Co thắt cơ tử cung
Ảnh minh họa
Sức lực sinh con của sản phụ sẽ bắt nguồn từ co thắt cơ tử cung, cơ bụng và cơ đáy chậu. Trong số đó, co thắt cơ tử cung là yếu tố quan trọng nhất, đây cũng là nguồn cơn khiến các mẹ đau dữ dội trong giai đoạn chuyển dạ tích cực.
Nếu các mẹ thiếu lực co thắt cơ tử cung, cho dù các mẹ có cơ bụng, dồi dào khí huyết thì vẫn đối mặt với nguy cơ đẻ khó và cần bác sĩ hỗ trợ bằng phương pháp sinh mổ.
2. Đầu của thai nhi bị mắc kẹt
Đầu của thai nhi sẽ đi qua tử cung và vùng xương chậu của người mẹ. Nguyên nhân khiến đầu thai nhi bị mắc kẹt là do kích thước xương chậu của người mẹ có hình dạng bất thường, hoặc bệnh lý liên quan đến vùng xương chậu, chẳng hạn như gãy xương.
3. Thai nhi ngược ngôi
Thông thường, vị trí thai nhi chào đời thuận lợi là đầu quay xuống dưới. Trường hợp thai nhi ngôi mông rất khó đẻ thường, các mẹ khó rặn đẻ và tỉ lệ trẻ mắc kẹt khi sinh rất cao, đồng thời đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con, nên bác sĩ sẽ chọn phương pháp sinh mổ.
Ngoài ra, nếu thai nhi bị chèn ép trong quá trình sinh và dẫn đến thiếu dưỡng khí, thì bác sĩ sẽ ưu tiên chọn phương pháp sinh mổ để cứu sống thai nhi.
4. Tinh thần của sản phụ không tốt
Yếu tố tinh thần của sản phụ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh con. Nhiều sản phụ có tinh thần mệt mỏi, không đủ sức sinh con, nên bác sĩ sẽ khuyên sản phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Bác sĩ là người sẽ căn cứ vào tình trạng của sản phụ để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Những sản phụ phù hợp với phương pháp sinh thường, nhưng muốn sinh mổ sẽ được bác sĩ tư vấn thông tin. Các sản phụ cần phải hiểu rõ tình trạng của mình, bởi sinh mổ sẽ khiến sản phụ đối mặt với nhiều nguy cơ như xuất huyết, nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối với quyết định sinh thường hoặc sinh mổ, người nhà của sản phụ không nên can thiệp, trừ khi sản phụ đã mất khả năng nhận thức.
Theo QQ
Sản phụ tử vong sau sinh mổ do rối loạn đông máu
Sau ca mổ bắt con, sản phụ Huê ở Hà Tĩnh bị ngừng tim hai lần rồi tử vong.
Ngày 30/4, sản phụ Nguyễn Thị Huê (36 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ sinh con thứ ba, được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh chờ sinh. Bác sĩ khám xác định thai đủ tháng phát triển tốt, chỉ định theo dõi sinh thường.
Chiều cùng ngày sản phụ khó thở, co giật toàn thân, mạch và huyết áp không đo được. Sản phụ được gây mê để mổ lấy thai. Bé trai nặng hơn 3 kg chào đời, phải chăm sóc đặc biệt trong lồng kính.
Sản phụ sau đó bị ngừng tim hai lần. Kíp trực phải cấp cứu ngừng tuần hoàn, bóp bóng nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực giúp bệnh nhân hồi tỉnh. Chiều muộn sản phụ tử vong.
Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng
Người nhà sản phụ tập trung tại bệnh viện, yêu cầu giải thích nguyên nhân tử vong.
Ông Hoàng Quang Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết toàn viện đã hội chẩn chẩn đoán sản phụ Huê tử vong do sốc mất máu, rối loạn đông máu.
"Đây là một trong năm tai biến sản khoa rất nặng, bất khả kháng, diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao và không lường trước được", ông Trung nói.
Bệnh viện khẳng định "làm đúng quy trình". Sở Y tế đã thành lập hội đồng chuyên môn để kiểm tra quy trình và đánh giá nguyên nhân sản phụ tử vong.
Đức Hùng
Theo VNE
42 ngày sau sinh các mẹ có nên đến bệnh viện tái khám không và đây là câu trả lời của bác sĩ 42 ngày là thời gian tiêu chuẩn phục hồi sau khi sinh nhưng có nên đi tái khám lại không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Nhiều mẹ có thể tự cảm nhận cơ thể mình phục hồi rất tốt, nhưng thực tế, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mới có thể biết chính xác tình trạng sức khỏe của...