Những lưu ý sức khỏe bạn nên biết khi ăn cà tím
Ngoài những giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, cà tím cũng là một loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu ăn nhiều.
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, cà tím cũng là một loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu ăn nhiều. Ảnh minh họa
Những lưu ý khi chế biến món ăn với cà tím
Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà. Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.
Video đang HOT
Cà tím có giá trị dinh dưỡng tốt, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Trong tất cả các cách ăn thì món salad cà tím giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Nhớ thêm chút giấm khi trộn như mẹo nhỏ đã nói ở trên sẽ khiến cho món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.
Món salad cà tím giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Ảnh minh họa
Những người không nên ăn cà tím
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Theo Trí Thức Trẻ
Ăn cà tím tốt cho sức khỏe
Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu.
Cà tím (cà dái dê) có tên khoa học là Solanum melongena, họ cà. Quả dài lòng thòng với hình dáng như tinh hoàn dê đực nên có tên cà dái dê. Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa cà dái dê có hai loài: Quả màu tím và quả màu xanh lợt.
Theo các nhà dinh dưỡng: 100g cà tím sinh 23 calori, có thành phần như sau: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protein, 220mg kali, 15mg photpho, 12mg manhê, 10ng calci, 15mg lưu huỳnh, 0,5mg sắt, 0,2mg mangan, 0,2mg kẽm, rất ít vitamin. Ruột quả nhiều chất nhày. Vỏ quả có violantine, một chất thuộc nhóm anthocyanosid. Cà tím thường được chế biến các món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt... khá ngon.
Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu... Tai của quả cà tím cũng dùng nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét. Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Những người đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước uống. Khi ăn cà dái dê nên ăn cả vỏ vì villantine ở vỏ quả có tính chống oxy-hoá.
Dưới đây là một số món ăn bài thuốc về cà tím:
- Phòng ngừa ung thư
Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía tô, rau mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị. Sau khi nấu cà cùng thịt chín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị, đảo đều, lấy ra ăn nóng.
- Giảm mỡ
Dùng cà tím nấu canh gà. Cách làm: Gà tơ 1 con, cà tím 200g, vị thuốc sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn, gia vị. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm, cho gà vào xào sơ qua. Tiếp đó, đổ nước vào, cho cà, sơn tra, gia vị vào, nấu với lửa lớn đến sôi, rồi hạ lửa nhỏ nấu thêm đến chín nguyên liệu. Mỗi ngày dùng một lần, có tác dụng tiêu thực, giảm mỡ.
- Trị viêm gan, táo bón
Cà tím cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn, 3 thứ trộn với nước tương, dầu, muối, đường, đem chưng cách thủy để ăn hoặc cà tím trộn gạo đem nấu cơm dùng trong 5-7 ngày đối với chứng viêm gan... Hấp cà tím (nửa kg) chấm với gừng tươi (4 lát), tỏi (tép) ăn lạt để trị táo bón.
- Hạ huyết áp
Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua 15 ml, dầu ăn, gia vị. Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo nước. Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị), đem rán vàng, phi hành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím. Hoặc dùng cà tím 200g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương.
Cà rửa sạch, cắt miếng, hành cắt khúc, gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ. Bắc chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành phi thơm, rồi cho cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
- Thông tiểu, tăng thải urê và acid uric
Ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, lòng, hải sản...) sẽ làm tăng urê-huyết. Chất purine có trong các loại thực phẩm này sẽ tích tụ gây bệnh Gout (thống phong) với triệu chứng sưng khớp... Ăn thường xuyên cà tím sẽ tăng bài tiết nước tiểu, thải bớt urê ra khỏi cơ thể. Các cơn sưng nóng khớp sẽ thưa dần.
Theo VNE
10 bài thuốc trị bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà Để chữa khỏi bệnh đau dạ dày, các bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian dưới đây trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày. Những bài thuốc này vừa dễ thực hiện vừa mang lại hiệu quả cao. 1. Bột nghệ vàng và mật ong: Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch...