Những lưu ý quan trọng khi thiết kế tầng trệt nhà ở
Bài trí tầng trệt khoa học và tiện dụng là những tiêu chí mà gia chủ luôn hướng tới trong thiết kế nhà ở.
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Hiểu đơn giản, tầng trệt là khu vực sát mặt đất của ngôi nhà.
Thông thường, kiến trúc sư sẽ thiết kế phòng khách, bếp, phòng ăn và phòng dành cho người già ở tầng trệt. Ngoài ra, một số gia đình còn sử dụng tầng trệt làm nơi để xe.
Tầng trệt nhà ở thường được sử dụng để bố trí các không gian sinh hoạt chung. Đồ họa: Trang Thiều
Trên thực tế, thiết kế tầng trệt khoa học, tiện dụng là những tiêu chí mà gia chủ luôn hướng tới. Vì vậy, để sở hữu một không gian tầng trệt đảm bảo giá trị công năng thẩm mỹ, bạn cần lưu ý những điều sau:
Chiều cao của tầng trệt
Chiều cao tầng trệt sẽ ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt cũng như cách bài trí nội thất của ngôi nhà. Vì vậy, bạn nên nắm rõ những quy tắc về chiều cao tầng trệt:
- Chiều rộng rộng hơn 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.
- Chiều rộng từ 7-12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.
- Chiều rộng hơn 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.
Đặc biệt, tầng trệt nên có chiều cao từ 3,6 – 4,5m tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà. Bởi tầng trệt quá cao hay quá thấp đều khiến ngôi nhà bị mất cân bằng.
Video đang HOT
Tầng trệt luôn được ưu tiên trong thiết kế nhà ở. Đồ họa: Trang Thiều
Bài trí nội thất tầng trệt khoa học
Thông thường nội thất tầng trệt được gia chủ đầu tư kỹ lưỡng, bởi đây là không gian gây ấn tượng với khách. Tuy nhiên, bạn nên bài trí nội thất khoa học, tránh sử dụng quá nhiều nội thất. Hơn nữa, kích thước nội thất phải đảm bảo sự phù hợp với tổng thể căn nhà để tạo sự cân bằng.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Đây là tầng thấp nhất nên thường thiếu sáng, vì vậy bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp cửa kính ở một số vị trí để đón được ánh sáng từ bên ngoài.
Trong trường hợp các mặt của nhà ở đều tiếp giáp với nhà hàng xóm, bạn có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí trong nhà.
Căn hộ màu kẹo ngọt của đôi vợ chồng Sài Gòn
Căn hộ rộng 79 m2 ở quận 10 dành cho cặp vợ chồng trẻ thích đi du lịch cùng con gái hai tuổi.
Gia chủ là người hướng nội, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ và mong muốn tổ ấm được thiết kế để thể hiện được cá tính, sở thích của mình.
Bếp và phòng ăn trong nhà. Ảnh: Quang Trần.
Từ yêu cầu cũng như độ tuổi của các thành viên gia đình, sau năm tuần, kiến trúc sư đưa ra thiết kế với màu chủ đạo là trắng, hồng và xanh bạc hà, được cả em bé lẫn vợ chồng gia chủ yêu thích.
So với ban đầu, tường ngăn bếp được dỡ bỏ, thay bằng bàn bếp liền tủ. Không gian bếp - phòng ăn và phòng khách thông nhau, ngăn cách ước lệ bằng một chậu cây.
Phòng khách ngăn với phòng ăn bằng một chậu cây. Ảnh: Quang Trần.
Gia chủ mê du lịch, coi mỗi món đồ lưu niệm sau mỗi chuyến đi là một phần câu chuyện cuộc đời. Do đó, kệ trưng bày được đặt ở trung tâm căn hộ.
Vì em bé trong nhà mới hai tuổi, phần lớn nội thất được thiết kế tròn trịa, hạn chế góc cạnh sao cho bé có thể chạy chơi thoải mái. Những ô cửa cũng có hình vòm để hài hòa với đồ đạc trong nhà. Tủ âm tường và tích hợp với giường giúp gia chủ đủ chỗ đặt đồ mà nhà vẫn thoáng, rộng.
Bấm để xem hình ảnh về công trình.
Ảnh: Quang Trần
Thiết kế: Toki Home
Nhà làm từ vật liệu tái chế giúp gia chủ tiết kiệm chi phí Trọng tâm khi xây dựng là duy trì lối sống sinh hoạt trong mấy tháng về thăm quê, chủ nhà đã tận dụng lại các vật liệu từ nhà cũ, nhằm tiết kiệm chi phí. Nhìn bên ngoài đó là một ngôi nhà 2 tầng đơn giản, được xây dựng trên ô đất rộng 140m2. Tầng trệt là nơi diễn ra các hoạt...