Những lưu ý quan trọng khi dùng cốc uống nước để tránh hại sức khỏe và chặn đứng nguy cơ bị ung thư
Không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
Cốc được sử dụng từ thời cổ đại để uống rượu hoặc uống trà với hình dạng chủ yếu là loại cốc có đường kính miệng tương đương với chiều cao của cốc, có phần đáy chân tròn hoặc chân cao.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại, con người ngày càng chú trọng sức khoẻ và việc uống nước mỗi ngày trở thành thói quen của bất kỳ ai. Cũng vì thế mà rất nhiều loại cốc ra đời với hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
1. Không dùng cốc làm bằng inox để uống cà phê
Không nên dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê hay nước cam.
Các loại cốc làm bằng inox thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có tác dụng giữ nhiệt tốt. Tuy nhiên inox là sản phẩm hợp kim, có thể hòa tan trong môi trường axit cho nên không thể dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê, đồ uống có ga hay nước cam. Vì có thể gây kết tủa kim loại nặng có trong thành phần của cốc và gây hại cho sức khỏe. Thêm một lưu ý khi dùng cốc inox thì bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ.
2. Cốc giấy dùng 1 lần có thể chứa chất gây ung thư tiềm ẩn
Loại cốc giấy dùng một lần trông có vẻ rất vệ sinh, tiện lợi. Nhưng trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được mức độ đạt tiêu chuẩn của loại cốc này và càng không thể phân biệt được độ sạch hay vệ sinh của cốc chỉ bằng mắt thường.
Video đang HOT
Nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng loại cốc 1 lần này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn thêm một lượng lớn chất huỳnh quang để tạo thêm độ trắng sáng cho loại cốc này. Chất huỳnh quang khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm các tế bào bị thay đổi và trở thành nguy cơ gây ung thư.
Hơn nữa loại cốc giấy không đạt tiêu chuẩn thông thường rất mềm, sau khi đổ nước vào cốc sẽ rất khó giữ được hình dạng ban đầu. Một số loại khác còn có mật độ kém, đáy cốc rất dễ bị thấm nước, khi đổ nước nóng vào dễ gây bỏng tay. Đặc biệt, có những chiếc cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình.
3. Cốc nhựa dễ bám bẩn
Cốc nhựa cũng không phải loại cốc nên được sử dụng rộng rãi. Bởi vì trong quá trình sản xuất người ta thường thêm nhiều loại chất phụ gia vào nhựa, trong đó có những loại hoá chất độc hại. Khi dùng những chiếc cốc này đựng nước nóng hoặc nước sôi, những hoá chất độc hại dễ dàng hấp thụ vào trong nước gây hại cho sức khoẻ. Mỹ và Canada cấm sử dụng cốc nhựa dùng một lần vì phát hiện chất Styrene gây hại đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt có thể gây ung thư.
Ngoài ra, với cấu trúc cấu tạo vi mô, bên trong chất liệu này có rất nhiều lỗ nhỏ dễ bám bẩn, nếu không rửa sạch thì những chất bẩn này sẽ gây ra các loại vi khuẩn vi trùng có hại. Bởi vậy nên khi chọn cốc nhựa, chúng ta nên chọn những loại cốc đạt tiêu chuẩn sản xuất của quốc gia.
Nếu lựa chọn cốc nhựa, người dùng nên chú ý đến thành phần nhựa thông qua những con số nằm trong ký hiệu tam giác dưới đáy ly:
Số 1: Nhựa PETE chỉ có thể chịu đựng nhiệt dưới 65 độ C, chịu lạnh tối đa là -20 độ C.
Số 2: Nhựa HDPE không nên tái sử dụng nhiều lần. Tốt nhất dùng 1 lần rồi vứt đi là tốt nhất.
Số 3: Không nên mua sử dụng những loại nhựa PVC này để đựng nước.
Số 4: Nhựa LDPE không chịu được nhiệt.
Số 5: Nhựa PP thường dùng làm hộp cơm, có thể dùng trong lò vi sóng, chịu được nhiệt đến 120 độ C.
Số 6: Nhựa PS có thể chịu được nhiệt độ cao và thấp nhưng không nên cho vào lò vi sóng.
Sô 7: Nhựa PC thường được dùng để làm ly đựng nước, chén hay bình sữa.
4. Cốc nhiều màu
Những chiếc cốc đựng đồ uống nhiều màu thường rất bắt mắt nhưng thực tế là những đồ dùng càng nhiều màu thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng cao, đặc biệt là những đồ trực tiếp dùng trong đồ ăn, thức uống hàng ngày.
Màu sắc được phủ trên các loại cốc hoặc chén bát nhiều màu giá rẻ có thể chính là một loại sơn, trong quá trình sử dụng nó có thể bị thôi nhiễm vào nước uống, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4 loại cốc trên đây đều là những chiếc cốc gây ra hệ luỵ về sức khoẻ cho người dùng. Để đảm bảo cho sức khoẻ, chúng ta nên tuyệt đối tránh xa những loại cốc kể trên, thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các loại cốc thuỷ tinh, cốc làm từ chất liệu tử sa (cát tím), cốc inox hay các loại cốc làm từ gốm sứ…
Kỹ thuật tạo ra vật liệu nano giúp phát hiện sớm ung thư
Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Central Florida đã tạo ra vật liệu nano chức năng nhưng rỗng bên trong dùng để chế tạo các cảm biến sinh học có độ nhạy cao giúp phát hiện sớm ung thư.
"Các vật liệu nano rỗng tiên tiến này có tiềm năng lớn thúc đẩy các công nghệ hiệu suất cao trong nhiều lĩnh vực", PGS. Xiaohu Xia, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Chúng ta đang nói về một công cụ chẩn đoán tốt và ít tốn kém hơn, đủ nhạy để phát hiện dấu ấn sinh học với nồng độ thấp, trở nên vô giá để phát hiện sớm ung thư và các bệnh truyền nhiễm".
Vì vật liệu nano rỗng được làm từ hợp kim vàng và bạc thể hiện tính chất quang học vượt trội, nên đặc biệt tốt để phát triển công nghệ que thử hiệu quả hơn tương tự như que thử thai không cần kê đơn. Hiện tại, công nghệ được sử dụng để hiển thị các biểu tượng dương tính hoặc âm tính trên que thử không đủ nhạy để nhận các chỉ dấu thể hiện một số loại ung thư. Nhưng phương pháp mới tạo ra vật liệu nano rỗng có thể làm thay đổi điều đó.
Trong các que thử thông thường, các hạt nano vàng rắn thường được sử dụng làm nhãn dán, trong đó chúng được kết nối với các kháng thể và đặc biệt tạo ra tín hiệu màu sắc nhờ có hiện tượng quang học được gọi là cộng hưởng plasmon bề mặt cục bộ. Theo kỹ thuật của PGS. Xia, vật liệu nano kim loại có thể được tạo ra với phần bên trong rỗng. So với các cấu trúc cùng loại dạng rắn, các cấu trúc nano rỗng này có các hoạt động LSPR mạnh hơn nhiều nên cung cấp tín hiệu màu mạnh hơn. Do đó, khi các vật liệu nano rỗng được sử dụng làm nhãn trong các que thử, chúng có thể tạo ra sự thay đổi màu sắc rất nhạy, cho phép que thử phát hiện dấu ấn sinh học ở nồng độ thấp hơn.
"Công nghệ que thử được nâng cấp bằng cách thay thế các hạt nano vàng rắn bằng các hạt nano rỗng độc đáo, trong khi tất cả các thành phần khác của que thử được giữ nguyên", PGS. Xia nói. "Giống như que thử thai, que thử mới được sử dụng dễ dàng và kết quả có thể được xác định bằng mắt thường mà không cần bất kỳ thiết bị nào. Những tính năng này giúp que thử cực kỳ phù hợp để sử dụng tại những địa điểm đầy thách thức như những ngôi làng xa xôi".
Nghiên cứu mới tập trung vào kháng nguyên dành riêng cho tuyến tiền liệt, một dấu ấn sinh học của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Que thử mới dựa vào vật liệu nano rỗng có thể phát hiện PSA thấp ở mức 0,1 ng/mL, đủ nhạy để chẩn đoán lâm sàng ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu được công bố bao gồm hình ảnh kính hiển vi điện tử của vật liệu nano kim loại rỗng.
Thông qua cung cấp nền tảng chung và linh hoạt để thiết kế các vật liệu nano chức năng rỗng bên trong với các đặc tính như mong đợi, nghiên cứu mới có tiềm năng cho các ứng dụng khác ngoài phân tích sinh học.
N.P.D
Theo dantri.com.vn/Phys
Lợi ích đáng ngạc nhiên của trái dứa Bạn có biết rằng ăn trái dứa (thơm) có thể tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện độ chắc khỏe cho xương và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cân, theo Natural News. Shutterstock Dứa chứa lượng lớn vitamin C và chất xơ Một nghiên cứu mới đây cho thấy các loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt là dứa chứa rất...