Những lưu ý nằm lòng khi ăn bún
Món bún là món mà khá nhiều người ưa thích. Mặc dù thế thực tế, ăn món bún có ích lợi đối với sức khỏe hay là không có lợi, dùng bún nhiều có tốt hay không?
Theo các chuyên gia, không có thực phẩm nào là tốt đặc biệt hay xấu đặc biệt, điều quan trọng là liều lượng và cách sử dụng.
Theo tìm hiểu, huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Nếu dùng trong bún sẽ tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún trông ngon mắt hơn rất nhiều.
Còn về hàn the là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the thường xuyên hay với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp, lâu dần tích tụ gây ngộ độc gan, thận rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bị dạ dày, đại tràng
Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra.
Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.
Video đang HOT
Trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.
Người bị ốm, sốt
Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.
Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.
Từ góc độ dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ với báo Gia đình Xã hội cho rằng, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa.
Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.
Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún. Với đặc tính lên men, có chất chua, nếu những người này ăn phải sẽ dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ đau dạ dày.
Để nhận biết bún sạch và bún ngâm hóa chất, người tiêu dùng có thể dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún để nhận biết.
- Những sợi bún sạch sẽ hơi nát, dễ đứt gãy.
- Bún độc hại chứa hàn the và hóa chất sẽ dai, khó đứt gãy.
- Bún sạch có màu trắng đục hoặc tối màu, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn.
- Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng, mẩy.
- Bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo, để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
- Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Đặc biệt, khi cho bún vào miệng nhai, bún nhiễm hóa chất sẽ không hề kích thích tuyến nước bọt tiết ra mùi vị.
Một cách khác, bạn cho một lượng bún vào chén chứa lượng nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu là bún sạch thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn khiến sợi bún mềm ra.
Còn sợi bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm rất ít và ngấm lâu hơn, sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the – hóa chất để bảo quản sợi bún.
Đây là khoảng thời gian phụ nữ sau sinh có thể đi làm trở lại, sớm hơn không có lợi cho cả sức khỏe mẹ và bé
Bác sĩ Sản khoa cho biết cơ thể phụ nữ sau sinh cần ít nhất 98 ngày để có thể trở lại làm việc. Đi làm sớm hơn thời gian này không có lợi cho cả mẹ và bé.
Sau sinh, theo chế độ thì phụ nữ có thể được nghỉ đến 6 tháng. Tuy nhiên vì đặc thù một số công việc nên mẹ bỉm sữa có thể phải đi làm sớm hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Sản khoa khuyên không nên sớm hơn 3 tháng bởi cơ thể phụ nữ sau sinh cần ít nhất 98 ngày để có thể trở lại làm việc. Sớm hơn thời gian này sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số lý do.
Mẹ và bé cần thời gian để làm quen với nhau
Ngay từ khi đứa bé chào đời, bé sẽ phải làm quen với một môi trường khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Lúc này, bé cần nhất là cảm giác an toàn và mẹ chính là người bé tin tưởng nhất. Người mẹ cũng cần có thời gian để quen với sự có mặt của thiên thần nhỏ, quen với những công việc chăm sóc một em bé để tăng thêm tình cảm gắn bó giữa mẹ con. 3 tháng chính là quãng thời gian để cả mẹ và bé quen dần.
Mẹ làm việc sớm sau sinh ảnh hưởng tới sữa mẹ và sự hồi phục của người mẹ
Sau sinh, khi cơ thể chưa kịp hồi phục mà mẹ đã lao vào làm việc thì khả năng lớn sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Mẹ bận làm có thể không ăn uống đầy đủ, bổ sung nước kịp thời để hỗ trợ quá trình tạo sữa. Điều này sẽ khiến mẹ vừa mệt mỏi mà bé lại thiệt thòi vì không được bú mẹ đầy đủ.
Bên cạnh đó, việc quay cuồng giữa chăm con và công việc sẽ khiến mẹ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi sau khi vừa trải qua thời gian bầu bí và cuộc "vượt cạn". Vì thế mẹ dễ mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
4 nhóm người nên nói không với bún kẻo rước họa vào thân Bún là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy nhiên, những nhóm người sau nên nói không với thực phẩm này nếu không muốn gây hại cho sức khỏe. Ăn bún không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa Những nhóm người không nên ăn bún - Phụ nữ đang mang thai Mặc dù bún không...