Những lưu ý khi pha thuốc kháng sinh cho trẻ
Trẻ còn nhỏ khó uống hay không nuốt được thuốc dạng viên nên một số thuốc được bào chế dạng bột để pha thành dạng dung dịch cho các bé dễ uống, nhanh hấp thu hơn. Đặc biệt, đối với kháng sinh cần đảm bảo cho bé uống đúng hàm lượng để đạt hiệu quả điều trị, bé nhanh hết bệnh và tránh bị đề kháng kháng sinh.
Pha thuốc dạng bột phải cẩn thận. Ảnh minh họa.
Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn (vi nấm). Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược. Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ, cho dù không biết bé bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt (thậm chí người mẹ cũng không cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ cho bé, mà chỉ phỏng đoán hoặc sờ vào trán con rồi nghĩ là cháu có sốt mà thôi).
Do vậy, cha mẹ chỉ dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ, khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì? mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ? thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn…)? Khi đã có đơn của bác sĩ, người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình, bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ).
Để đề phòng trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không hiệu quả hoặc hiệu quả kém bởi một lý do nào đó, ví dụ vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh đó chẳng hạn hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng… thì cần đến gặp lại bác sĩ đã khám và kê đơn để được tư vấn thêm và có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối không tự tiện đổi thuốc
Video đang HOT
Dược sĩ Lữ Ngọc Thuyền lưu ý, các bà mẹ phải đọc kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng liều, lượng, uống trước ăn hay sau ăn đối với một số thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn và cách thức pha thuốc đối với một số thuốc kháng sinh dạng bột (cốm) đóng gói hay đóng chai.
Những điều cần lưu ý khi pha thuốc kháng sinh:
- Rửa tay sạch trước khi pha thuốc, tập thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay nhanh trước khi cho con uống thuốc, cho con trẻ ăn, uống, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc hay thức ăn của con trẻ. Hạn chế khoảng tiếp xúc của bé và vi khuẩn, nâng cao an toàn của bé bằng cách rửa tay sạch khi tiếp xúc với trẻ.
- Chuẩn bị một ly nước đun sôi để nguội để pha thuốc: một số kháng sinh nhạy cảm với nhiệt độ, nên dùng nước nguội hoàn toàn để pha kháng sinh.
- Lắc chai thuốc bột, hay cốm để làm xốp bột, cốm để khi đổ nước vào pha thuốc sẽ phân tán đều, không bị vón cục.
- Đổ nước vào trong chai thuốc theo hướng dẫn trong toa (đổ nước tới vạch trên chai hay pha với bao nhiêu nước tùy từng loại sản phẩm có hướng dẫn trên toa).
- Sau khi pha thuốc nên bảo quản trong tủ mát và lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng thuốc.
- Cho bé uống đúng liều lượng toa thuốc.
- Không tự ý mua thêm thuốc kháng sinh cho con uống vì tùy theo đặc thù từng loại bệnh sử dụng kháng sinh khác nhau, điều chỉnh liều lượng khác nhau, uống sai thuốc, không đúng cách sẽ để lại các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.
Hiện nay, các nhà thuốc đều có các dược sĩ tư vấn, nếu chưa rõ cách dùng thuốc, các phụ huynh nên nhờ dược sĩ tư vấn để cho con dùng thuốc an toàn, hiệu quả.
Theo Vnmedia
Kháng sinh clarithromycin nguy hiểm với người bệnh tim mạch
Thuốc kháng sinh clarithromycin sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, có thể làm tăng 76% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
Một nhóm nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đánh giá nguy cơ tử vong bệnh nhân tim mạch liên quan đến việc dùng kháng sinh clarithromycin so với penicillin V.
Nghiên cứu được thực hiện trên 5 triệu người ở Đan Mạch dùng kháng sinh trong độ tuổi 40-74 từ năm 1997 đến 2011. Tổng cộng có 285 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Trong đó nhóm người từng sử dụng kháng sinh clarithromycin có liên quan đến nguy cơ tử vong do tim mạch cao hơn 76% so với người dùng kháng sinh khác như penicillin V.
Thuốc kháng sinh clarithromycin được cho là có liên quan đến nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch. Ảnh: UK News.
Mỗi năm có hàng triệu người được kê đơn clarithromycin để điều trị nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng tai, viêm xoang, da... Nó cũng được sử dụng để điều trị một số loại viêm loét dạ dày. Kháng sinh này kéo dài thời gian hoạt động điện của cơ tim - được gọi là khoảng QT. Do đó được cho là làm tăng nguy cơ các vấn đề về nhịp tim, có khả năng gây tử vong.
Uớc tính có khoảng 37 người tử vong do tim mạch trên một triệu người dùng clarithromycin trong nghiên cứu này. Tiến sĩ Mike Knapton, Giám đốc y tế tại Quỹ Tim mạch Anh khuyến cáo, tỷ lệ này khá nhỏ nhưng nhân viên y tế nên thận trọng khi kê toa clarithromycin cho bệnh nhân tim mạch.
Lê Phương (Theo UK News)
7 loại bệnh khó ngờ do thuốc kháng sinh gây ra Thuốc kháng sinh có thể giúp ích người bệnh trong những trường hợp nhiễm trùng nặng. Rất nhiều những đơn thuốc đã được kê trong đó có sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì chúng ta cũng không thể làm ngơ trước những mặt có hại của loại thuốc được ví như con dao hai lưỡi này. Thuốc kháng...