Những lưu ý khi mua xe ôtô mới cận Tết Nguyên đán
Chỉ còn vài ngày nữa Tết Nguyên đán 2019 sẽ tới, vì thế nhu cầu mua xe ôtô để sử dụng bị đẩy lên rất cao. Dưới đây là một số lưu ý dành cho khách hàng mua xe hơi những ngày cận Tết.
Trên thực tế, chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là Tết Nguyên đán nhưng hiện các đại lý bán xe ôtô vẫn tấp nập người mua kẻ bán. Cũng khá dễ hiểu khi vào thời điểm này, cũng chính là lúc mà các công ty bắt đầu phát thưởng cho nhân viên và tâm lý tiêu dùng mua xe ôtô cận Tết sẽ có mức giá ưu đãi tốt.
Đó là suy nghĩ của những khác hàng nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia, mua xe cận Tết lại chính là thời điểm nhạy cảm nhất trong năm vì các hãng đồng loạt đưa xe mới về ra mắt, nhân viên kinh doanh muốn tăng số lượng bán hàng trong những người cuối năm và quan trọng nhất là khi xe đăng ký sẽ qua năm 2019 bớt bị ảnh hưởng lỗ một đời xe, dù là các xe sản xuất và được nhập về năm 2018.
Chỉ còn một tuần nữa là Tết Nguyên đán nhưng hiện các đại lý bán xe tô vẫn tấp nập người mua kẻ bán.
Chốt xe, tìm hiểu chính sách về giá cả và các chương trình khuyến mãi
Trong giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì hiện nay trong tầm giá thường có rất nhiều sự lựa chọn đến từ các thương hiệu Nhật, Hàn và cao cấp có các hãng từ Anh, Đức. Vì thế bạn phải chốt một chiếc xe sedan hoặc SUV phù hợp với túi tiền với nhu cầu của mình và gia đình.
Giá cả trên các phương tiện truyền thông thường là giá niêm yết và showroom xe luôn có mức giá bán chênh lệch từ 10 đến vài chục triệu đồng. Bạn nên khảo sát giá trước khi đưa ra quyết định mua xe một chiếc xe ôtô, đây là một việc cần và đưa lên ưu tiên hàng đầu. Bạn nên chủ động gọi cho các nhân viên kinh doanh để có mức giá gần với giá thực tế nhất.
Bạn cần phải chốt một chiếc xe sedan hoặc SUV phù hợp với túi tiền với nhu cầu của mình và gia đình.
Sau khi khảo giá, bạn hãy “chốt” chiếc xe muốn mua và thể hiện quyết tâm mua như đặt tiền cọc nếu đại lý cần, thậm chí trả hết tiền nếu được giá. Khi đó, “tiếng nói” của bạn trong việc đòi hỏi một mức giá ổn thỏa là có.
Sau đó, bạn nên mạnh dạn yêu cầu đại lý cung cấp đầy đủ các khuyến mãi dành cho sản phẩm và thậm chí “xin” thêm vài món. Với người lần đầu mua xe nên đi cùng người đã kinh nghiệm mua xe mới để có thể nói chuyện với nhân viên kinh doanh được tốt nhất. Đối với những chiếc xe mới, thường được tặng thêm hoặc trang bị những món đồ như lót sàn, khăn lau xe, gối tựa đầu hay thậm chí là phim cách nhiệt.
Video đang HOT
Nên chủ động lái thử xe trước khi xuống tiền
Hiện nay, hầu hết các đại lý đều chuẩn bị lượng xe mẫu (demo) cho khách hàng trực tiếp lái thử xe. Đây là việc hết sức quan trọng bởi vì đây chính là cảm nhận thực tế của bạn đối với chiếc xe bạn sẽ mua. Dù bạn có xem bao nhiêu clip trên mạng, có đọc bao nhiêu bài báo và có nghe bao lời khen chê từ bạn bè, người thân.
Nên chủ động lái thử chiếc xe mà mình cần mua trước khi xuống tiền.
Vì chính bạn là người sẽ sở hữu xe, chứ không phải là người thân hay bạn bè. Và bạn là người trực tiếp sử dụng chiếc xe đó hằng ngày. Nên bạn phải thử xem khi lái chiếc xe này, mình có hài lòng không, có cảm thấy thoải mái không hơn là việc nghe nói trên clip và xem qua phần ngoài xe.
Bên cạnh đó, việc lái thử xe với nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật của đại lý đi kèm là điều có lợi. Theo đó, họ sẽ là những người đầu tiên hướng dẫn bạn làm quen với xe cũng như những chức năng trên xe. Bạn hãy học sử dụng những chức năng này thay vì mua xe về và phải.. “mò” từ từ.
Tìm hiểu thêm về cách thức đăng ký các thủ tục cho xe
Thông thường, khách mua xe sẽ được đại lý báo luôn chi phí đăng ký ban đầu cho chiếc xe như: phí trước bạ, phí biển số, phí bảo trì đường bộ, phí đăng kiểm, bảo hiểm dân sự… Những loại phí này tất cả đều có biên lai, biên nhận nhưng còn một chi phí khác là chi phí đi lại thì sẽ không có biên lai, đó là “công” của nhân viên bán hàng.
Nếu có đủ thời gian hãy tự đi đăng ký cho chiếc xe của mình.
Còn một chi phí khá “trời ơi” mà nhân viên bán hàng có thể báo với bạn là phí… “cà số khung, số máy”. Nếu bạn không thể làm điều này, ở các trạm đăng ký xe, bạn sẽ phải nhờ đến “cò” và số tiền đó cũng không có một mức cụ thể.
Chính vì vậy, nếu có đủ thời gian và muốn tiết kiệm, bạn hãy tự đi đăng ký cho chiếc xe của mình. Nếu không có thời gian hoặc muốn “nhanh gọn”, hãy giao việc đó cho nhân viên bán hàng, họ sẽ thành thục hơn, nhanh hơn và số tiền “boa” cho họ là tùy vào bạn.
Theo kienthuc.net.vn
15 lời khuyên hữu ích khi lái thử và chọn mua xe
Lựa chọn và lái thử xe là những việc quan trọng có liên quan trực tiếp tới quyết định chi tiền mua xe của một ai đó. Vậy nên có chút kinh nghiệm và biết được các lời khuyên ích cho chuyện này là rất tốt.
Lượng ô tô mới được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2018 dự tính đạt 256.000 xe, tăng 6.8% so với năm 2017, theo công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan. Với việc tỉ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam là khoảng 20 xe/1.000 người, thị trường ô tô trong nước có tiềm năng phát triển rất lớn nhờ thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng.
Khi bạn quyết mua một chiếc ô tô mới, câu hỏi thường được đặt ra là khi nào. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời điểm vàng để mua xe giá tốt là vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc tại các kỳ triển lãm ô tô, chẳng hạn như Triển lãm Ô tô Việt nam 2018 sắp diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 24/10/2018 đến hết ngày 28/10/2018 tới đây.
" Hiện nay, nhiều khách hàng của chúng tôi rất am hiểu về các trang bị trên xe. Họ tìm hiểu rất nhiều thông tin trên mạng. Nhưng việc lái thử chiếc xe trước khi mua vẫn quan trọng bởi việc tìm hiểu thông tin trên mạng dù nhiều cỡ nào cũng không thể thay thế được trải nghiệm trực tiếp." - ông Trần Đức Vũ, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị, GM Việt Nam cho biết.
" Lái thử xe còn quan trọng hơn khi xem xét ở khía cạnh tuổi thọ trung bình của ô tô trên đường là khoảng 10 năm, và những khách hàng đã từng sở hữu xe có thể không biết đến một số tính năng trên các mẫu xe mới hiện nay." - ông Vũ chia sẻ thêm.
Trước khi quyết định mua xe, dưới đây là 15 lời khuyên hữu ích mà bạn nên cân nhắc:
1. Chọn loại xe phù hợp với bạn: Loại xe nào phù hợp với phong cách sống của bạn? Một chiếc xe thể thao liệu có phù hợp với giao thông ùn tắc? Một chiếc xe cỡ nhỏ liệu có đủ an toàn? Liệu bạn có cần đến công năng của một chiếc bán tải không? Hay gia đình bạn sẽ thích một chiếc SUV hơn? Và cuối cùng, bạn có thể chi tối đa bao nhiêu?
2. Tìm hiểu thông tin trên mạng (thật nhiều): Tìm hiểu các mẫu xe và tính năng mà bạn thấy thú vị nhất, kiểm tra thông số xe trên trang web của thương hiệu và đọc những đánh giá mới nhất trên các trang web của người tiêu dùng và báo online. Hiểu biết càng nhiều, bạn càng có cảm nhận tốt khi lái thử và quyết định mua xe.
3. Lên một danh sách những thứ cần kiểm tra: Khi tìm kiếm thông tin, ghi lại những thứ bạn muốn kiểm tra khi lái thử để giúp bạn so sánh song song giữa mẫu xe này với mẫu xe khác. Danh sách này có thể gồm những đặc điểm về vận hành như: tăng tốc, đánh lái, xử lý và phanh và những hạng mục khác như màu sơn yêu thích, sự thoải mái của ghế ngồi, sự thuận tiện khi lên xuống xe, không gian hành lý, tầm nhìn, công nghệ và tính năng được trang bị trên xe.
4. Nói về việc mua xe: Trước khi hoặc trong quá trình tìm hiểu, việc trao đổi với bạn bè và người thân trong gia đình về chiếc xe bạn đang nhắm đến cũng rất quan trọng. Họ có thể quen một vài người đang lái chính chiếc xe đó và có thể chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm.
5. Chiếc xe bạn chọn có thuộc loại hay bị trộm không? Một số mẫu xe phổ biến nhất trên thị trường cũng chính là những chiếc xe dễ bị trộm nhắm đến nhất, đặc biệt là những mẫu xe đời cũ không có hệ thống an ninh quá phức tạp nhưng lại có những phụ tùng được tìm mua nhiều. Kiểm tra với các cơ quan chức năng xem chiếc xe bạn muốn mua có nằm trong danh sách thường bị trộm không.
6. Đặt lịch hẹn với nhiều đại lý: Lái thử càng nhiều xe một ngày càng tốt vì nó sẽ giúp bạn so sánh tốt hơn và có thêm thông tin để đi đến quyết định mua hàng.
7. Đưa vợ hoặc một người bạn theo: Khi bạn đến đại lý xe, mục đích của tư vấn bán hàng là thuyết phục bạn mua xe. Khi đó, người bạn đi cùng có thể giúp bạn tập trung làm theo đúng trình tự đã đặt ra (ví dụ: kiểm tra các điểm trong danh sách, so sánh với các mẫu khác, v..v).
8. Đi một vòng quanh xe: Kiểm tra xem thân xe có bị trầy xước hay có dấu vết hỏng hóc nào không kể cả khi đó là xe mới. Xe thường bị hư hại trong quá trình vận chuyển (và lái thử) vì vậy hãy cẩn trọng.
9. Sự thoải mái là quan trọng nhất: Bạn có thể lên xuống xe một cách dễ dàng không? Nếu không, xe có trang bị bậc lên xuống không? Ghế ngồi có thoải mái không? Ghế có dễ điều chỉnh không? Bạn có thể điều chỉnh vô lăng không? Thử dùng gương chiếu hậu trong và ngoài xe xem bạn có dễ quan sát được bên ngoài và phía sau xe không? Khi ngồi ghế lái bạn có thể dễ dàng đạp chân ga, chân phanh và những chức năng điều khiển khác không?
10. Kiểm tra công nghệ: Bạn có thể dễ dàng kết nối điện thoại với hệ thống thông tin giải trí trên xe không? Bạn có hiểu hết chức năng của các thanh lẫy, nút bấm và các phím trên bảng điều khiển không? Khi lái xe bạn có biết ý nghĩa của các biểu tưởng hiện trên màn hình, đặc biệt là những biểu tượng có đèn báo nhấp nháy không? Những tính năng này có thể là những tính năng an toàn trên xe bạn chưa từng thấy trước đó và một ngày nào đó chúng có thể cứu tính mạng của bạn.
11. Hiểu biết về yêu cầu bảo dưỡng: Chiếc xe có sử dụng xăng dầu cao cấp hoặc cần dịch vụ bảo dưỡng đặc biệt nào không? Phụ tùng thay thế có dễ tìm mua không? Có trung tâm dịch vụ chính hãng nào gần nơi bạn sinh sống không?
12. Chọn lộ trình lái thử: Nếu bạn thường di chuyển hằng ngày trên đường cao tốc, hãy lái thử trên đường cao tốc. Nếu bạn thường phải đi trên con đường gồ ghề, hãy lái thử trên đường gồ ghề. Nếu bạn thường phải đỗ xe tại một vị trí chật chội, bạn cũng nên cần thử đỗ xe. Đừng chấp nhận theo lộ trình đại lý giới thiệu mà hãy lái thử trên một lộ trình giống với con đường bạn lái xe hằng ngày.
13. Lái xe với một bộ óc khắt khe: Chiếc xe xử lý như thế nào trên đường? Cảm giác có đầm chắc và ổn định không? Cảm giác đánh lái như thế nào? Bạn có thể điều hướng xe dễ dàng trong hầm gửi xe không? Khi bạn tăng tốc, độ ồn động cơ có lớn không? Xe có ồn không khi chạy không tải đợi đèn giao thông? Độ ồn trên đường và độ ồn của gió trên đường cao tốc như thế nào? Khoang xe có cách âm tốt không? Khi bạn tăng tốc, ga có nhạy không? Khi tăng hoặc giảm tốc, hộp số có chuyển số mượt mà không? Phanh có nhạy không? Hệ thống treo của xe và ghế ngồi có mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe không?
14. Đừng ra quyết định vội vàng: Đừng mua xe cùng ngày bạn lái thử nó. Ý nghĩ sở hữu một chiếc xe mới có thể rất hấp dẫn bạn và bạn có thể bị thôi thúc đưa ra quyết định vội vàng nhưng thường thì tốt hơn hết bạn nên đợi 1 đến 2 ngày trước khi quyết định.
15. So sánh về giá: Kể cả khi bạn nghĩ bạn đã quyết định chọn chiếc xe này rồi, hãy thử liên hệ các đại lý xung quanh xem liệu bạn có thể được hưởng giá tốt hơn không.
Duy Thành
Theo tin xe
Rút ngay 1 tỷ đặt cọc chỉ vì cuồng sắm xe Tết Gần đến Tết Nguyên đán, có những vị khách chịu chơi chấp nhận đặt cọc ngay 1 tỷ đồng chỉ để mua được xe, mặc dù giá xe chính thức còn chưa biết rõ. Thích là nhích, chi 1 tỷ đồng đặt xe không thành vấn đề Có lẽ, con số tiêu thụ tới 500.000 xe, Việt Nam sẽ vượt mặt Philippines về...