Những lưu ý khi lái xe có con nhỏ
Nhiều trường hợp bố mẹ điều khiển ô tô đâm vào người thân, con cái đi cùng xe do bất cẩn. Đâu là kinh nghiệm cần lưu ý để tránh tình trạng này?
Vừa qua, một vụ tai nạn thương tâm khi người mẹ do bất cẩn đã lái xe, đâm va vào chính con trai mình. Vụ tai nạn khiến cháu bé 4 tuổi tử vong. Vụ tai nạn như lời cảnh tỉnh cho sự thiếu chú ý quan sát, bất cẩn của các bậc phụ huynh nói riêng và các tài xế điều khiển ô tô nói chung.
Hình ảnh cắt từ video vụ TNGT thương tâm tại Thái Nguyên
Theo ông Trần Hoàng Giang, Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe Học viện An ninh nhân dân (C500), tình trạng phụ huynh bước xuống hay lên xe, lơ đãng mà không chú ý, bất cẩn quên con hiện nay không phải hiếm gặp. Ngoài những trường hợp lơ đãng không biết con đã lên xe hay chưa như vụ TNGT ở Thái Nguyên vừa qua thì có rất nhiều vụ để quên con ở trên xe cũng rất nguy hiểm.
Video đang HOT
“Theo tôi, khi đi cùng con nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý lúc nào cũng phải để mắt đến con nhỏ. Thậm chí cha mẹ đi đâu, con cũng phải đi cùng. Xuống xe phải tắt máy, đưa con theo, không được nổ máy để con trên xe dù chỉ rời xe rất nhanh. Bởi yếu tố chủ quan có thể an toàn nhưng không thể tránh các yếu tố khách quan, có xe tông vào, nếu con vẫn còn trên xe thì rất nguy hiểm”, ông Giang chia sẻ.
Trước khi lên, xuống xe hay cho xe di chuyển, người lái cần chú ý quan sát xung quanh
Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho biết khi học viên học lái xe, các giảng viên sẽ đều hướng dẫn, dặn dò rất kỹ về việc làm sao lên xe một cách an toàn. Trước khi lên xe, người lái phải quan sát xung quanh xe xem có vật cản gì không, có an toàn để mở cửa xe hay không… Khi đã lên xe thì mọi người đều phải chấp hành các quy định theo Luật GTĐB, mọi vị trí ngồi trên xe đều phải thắt dây an toàn…
Thêm vào đó trước khi cho xe lăn bánh, người lái cũng phải rất chú ý quan sát xung quanh xe. Khi thấy an toàn, không có vật cản hay xe đang đi tới… mới bắt đầu cho xe lăn bánh.
Đề nghị tiếp tục thử nghiệm các thiết bị quản lý đào tạo lái xe
Với việc đưa vào ứng dụng các thiết bị quản lý đào tạo lái xe, công tác sát hạch lái xe đầu ra sẽ được đảm bảo nâng cao về chất lượng cho học viên.
Học viên thi sát hạch lái xe trên sa hình ở một trung tâm sát hạch lái xe tại Hà Nội. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ đề nghị tiếp tục thực hiện thử nghiệm các thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe.
Thời gian qua, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số địa phương đã tạm dừng công tác đào tạo lái xe dẫn đến việc thử nghiệm thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe ôtô-cabin học lái của Tổng cục Đường bộ bị gián đoạn.
Để đảm bảo lộ trình trang bị các thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe theo quy định, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện quá trình thử nghiệm đến tháng 9/2021 đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và tháng 12/2021 đối với thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe ôtô-cabin học lái xe ôtô; đảm bảo nhận dạng, giám sát thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của tối thiểu 50 học viên (trong đó, có ít nhất 3 học viên hoàn thành khóa học) đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và sử dụng cabin học lái xe để thử nghiệm dạy môn học thực hành lái xe cho học viên của các khóa học mới khai giảng.
Các Sở Giao thông Vận tải phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị đánh giá, báo cáo quá trình triển khai, nội dung thử nghiệm, ưu nhược điểm của thiết bị và đề xuất (nếu có) gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 5/8 để tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải.
Được biết, Thông tư 01/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2021) cho phép lùi thời điểm bắt buộc cơ sở đào tạo lái xe trang bị và sử dụng ca-bin học lái, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên thêm một năm.
Theo đó, thời điểm bắt buộc cơ sở đào tạo lái xe trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2022 và trang bị, sử dụng cabin học lái ôtô để đào tạo lái xe ôtô từ ngày 1/7/2022.
Trước đó, để thống nhất các quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, tại Điều 3 Thông tư 38/2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 1/12/2019 quy định các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
Cụ thể, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ôtô (trừ hạng B1) theo lộ trình quy định. Dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo...
Ngoài ra, thông tư còn bổ sung hai nội dung các học viên phải học khi tham gia đào tạo lái xe hạng B1, B2 và C gồm đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông./.
Những điều cần biết về hệ thống kiểm soát lực kéo TCS Hệ thống kiểm soát lực kéo là một trong những tính năng an toàn quan trọng được trang bị trên hầu hết mọi dòng xe ô tô hiện nay. Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS sử dụng chung các cảm biến tốc độ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS, được lắp...