Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ đón năm Kỷ Hợi
Với các gia đình người Việt, năm hết Tết đến, bên cạnh các công việc như trang trí nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm, cỗ Tết… thì việc lau dọn bàn thờ rất quan trọng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) đúng cách.
Ảnh minh họa
Các điều lưu ý khi bao sái
Người bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu trong nhà neo người/ người đàn ông vô thần/ người đàn ông không có sự nghiệp thì người phụ nữ có thể thay thế. Trước khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.
Ngày làm tốt nhất trong năm: Các ngày dọn dẹp bàn thờ tốt nhất: ngày 28/1/2019 (tức 23 âm) 9/10 điểm, ngày 29/1/2019 (tức 24 âm) 8/10 điểm, ngày 30/1/2019 (tức 25 âm) 8/10 điểm.
Thời gian tốt nhất: 6-11 giờ 55 phút trưa hoặc 1- 5 giờ 55 phút tối. Nên tránh 12 trưa và sau 6 giờ tối. Nếu làm vào ngày 23 âm thì lưu ý bao sái, tỉa chân hương, lau dọn trước khi cúng Ông Công Ông Táo.
Các bước dọn bàn thờ cơ bản
Trước khi bao sái, lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đồ cúng theo đủ 5 phần: Nến – tượng trưng cho lửa – sự ấm cúng trong nhà. Hương – thắp nén tâm hương – tấu lời bái bạch. Hoa – sắc hoa giăng bủa, tươi mát gia cư. Quả – đĩa ngũ quả dâng lên bề trên. Thực – đồ cúng cho bề trên hưởng dụng, theo đúng quan niệm trước cúng sau ăn.
Video đang HOT
Rượ.u trắng ngâm với 1 củ gừng để cả vỏ đã rửa sạch giã nát. Khăn sạch ngâm vào rượ.u gừng ít nhất 30 phút trước khi lau dọn.
Thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên / các quan thần linh / thần tài được dọn dẹp bàn thờ, xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn.
Hạ các đồ muốn lau dọn xuống. Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ. Hạ đồ thờ cúng xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ lên bàn. Nếu là ban thờ Phật thì phủ vải hoặc giấy vàng. Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.
Dùng khăn sạch đã ngâm rượ.u gừng lau toàn bộ các đồ thờ.
Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại.
Tiếp theo là bao sái, rút tỉa chân hương.
Ảnh minh họa
Rửa 2 tay sạch bằng rượ.u gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ. Sau khi lau dọn, lấy hai tay rút tỉa từng chân hương một cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).
Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải / giấy đỏ, sau đó hóa hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy. Xong lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống. Dùng khăn ngâm rượ.u gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành.
Cuối cùng, đặt lại đồ thờ cúng , thay nước , thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Lưu ý cho ban thờ Phật
Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật, lưu ý không dùng rượ.u để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được. Tuyệt đối không lau ban thờ Phật bằng rượ.u.
Theo pháp luật vn
Những chú lợn ngộ nghĩnh qua thư pháp mừng năm mới
Nếu như những chú lợn ngộ nghĩnh xuất hiện rất quen thuộc trong tranh dân gian hay tranh con giáp của các họa sĩ thì nay lại hiện hữu trong những bức thư pháp độc đáo, đặc sắc của nhà thư pháp Lê Thiên Lý, chủ nhiệm Câu lạc bộ thư pháp Hải Phòng.
Ba chữ Kỷ Hợi hình ly và cá.
Là tác giả của lối viết thư pháp sáng tạo là "nhân diện thư" và "vật điểu thư", từng được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục Việt Nam khi viết 1.000 chữ Long theo nhiều kiểu viết nhất dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, những bức thư pháp sinh động, tài hoa mang hình những chú lợn đáng yêu hay chữ Kỷ Hợi kỳ vọng một năm mới bình an, hạnh phúc, sung túc, bứt phá vươn lên.
Đã sáu năm nay, dịp Tết đến, xuân về, nhà thư pháp Lê Thiên Lý viết thư pháp theo lối "vật điểu thư", biểu tượng con giáp của mỗi năm. Kinh nghiệm viết thư pháp các con giáp như ngựa, dê, khỉ, gà, chó tiếp tục được phát huy qua những bức thư pháp hình chú lợn ngộ nghĩnh, đáng yêu . Lợn là một trong sáu loài vật đã gắn bó, gần gũi lâu đời với con người và đứng cuối cùng trong 12 con giáp, biểu trưng cho sự phồn thịnh và nhàn nhã, sung túc, sung mãn. Nhà thư pháp Lê Thiên Lýđã nghiên cứu kỹ lưỡng đặc trưng của loài lợn, nắm bắt thần thái, dày công viết thử đủ kích cỡ để có được một bức ưng ý và từ đó sáng tác hàng loạt thư pháp đón Xuân Kỷ Hợi.
Kỷ Hợi viết bằng chữ Hán hình mặt người.
Mỗi bức thư pháp mang nét đặc trưng rất riêng của lối viết "vật điểu thư". Những nét bút mảnh mai, mềm mại xen kẽ nét đậm uyển chuyển, tinh tế bay bổng, phóng khoáng tựa những bức tranh hài hòa, sống động và cuốn hút. Những chú lợn không rập khuôn mà được cách điệu tạo nên từ các chữ cái, chữ số đa sắc với đầy đủ bộ phận, hiện lên chân thực mà gần gũi, thân quen. Chữ Kỷ Hợi biến hóa đa dạng, là chiếc thuyền, bông hoa, chiếc ly, con cá, chim, đỉnh hương, biểu tượng âm dương...pha trộn nét hoài cổ xen lẫn hiện đại trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu hút hồn người xem. "Cái khó là tính toán, sắp xếp các con chữ sao cho hợp lý, không hề khiên cưỡng lại vừa cách điệu thành hình những chú lợn trông bắt mắt, hấp dẫn", ông Lý chia sẻ.
Chữ Hợi hình lợn đỏ, lợn đen.
Với chữ Kỷ Hợi là hai con cá đang bơi thì chữ K tạo thành đầu và phần thân phía trên của con cá, chữ y tạo hình phần thân dưới, chữ H tạo thành đầu, chữ ơ là thân, chữ i là đuôi cá; còn chữ Kỷ là đầu, Hợi là thân và đuôi ghép thành hình một con cá trông rất bắt mắt. Có khi chữ Kỷ Hợi được tạo hình thành một cái bình độc đáo (chữ Kỷ là phần nắp và miệng bình, chữ Hợi ở dưới là thân, quai và vòi bình); biến tấu thành đôi chim tung cánh (chữ K là đuôi và cánh chim, chữ y và dấu hỏi tạo thành đầu và cánh còn lại). Hoặc đặc sắc hơn là bộ ba chữ Kỷ Hợi tạo thành hình hai chiếc ly và hai con cá hay chữ Kỷ Hợi 2019 được viết bằng lối "nhân diện thư" thành em bé (chữ Kỷ và chữ h, chữ i là tóc, chữ ơ là mặt, 2019 là cổ áo). Độc đáo không kém là đàn lợn chữ Hợi mũm mĩm, hồn nhiên quấn quít nhau (chữ H là đuôi và chân sau, chữ ơ là phần thân và chữ i là đầu và chân trước) biểu hiện sung túc, an nhàn, no đủ, gửi gắm thông điệp sinh sôi nảy nở, viên mãn hạnh phúc.
Chữ Hợi hình chú lợn đỏ.
Bên cạnh viết bằng chữ quốc ngữ để nhiều người có thể đọc và luận ngay được, nhà thư pháp còn viết chữ Kỷ Hợi bằng chữ Hán cách điệu theo lối vật điểu thư và nhân diện thư. Nhiều ước nguyện năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng, thành công...cũng được gửi gắm qua những bức thư pháp tài hoa: Mừng Xuân Kỷ Hợi/Có chú lợn hồng/Thuận vợ thuận chồng/Cát tường như ý; Có lợn đồng đen/Lộc tài luôn tới/Mừng Xuân Kỷ Hợi/Bách sự giai thành; Nhà có lợn đồng đen/Lộc tài nước triều lên/Vạn sự đời như ý/Đủ đầy tròn phúc duyên!; Có lợn đồng đen/Lộc tài luôn tới/Mùa xuân phơi phới/Như ý cát tường; Có lợn đỏ, lợn đen/Lộc tài luôn luôn tới/Đón chào xuân Kỷ Hợi/Trăm sự đều thành công!; Mừng Xuân Kỷ Hợi/thỏa chí tang bồng...Chữ Kỷ Hợi hình cá chép với thông điệp "Người rèn tài đức người nên nghiệp/cá vượt vũ môn cá hóa rồng", là đôi chim bay lên hay cháu bé khôi ngô biểu thị cho khát vọng, sức vươn xa gặt hái nhiều thắng lợi, là con thuyền vượt qua mọi khó khăn, bão tố hay chú lợn đỏ tươi tắn gửi gắm mơ ước năm mới may mắn, vui vẻ...
Chữ Kỷ Hợi hình hình hai con cá.
Dịp Tết này, ngày càng nhiều người tìm đến những bức thư pháp kỳ thú, đẹp mắt không chỉ bởi nét bút tài tình, lôi cuốn, những con chữ được sắp xếp uyển chuyển mà nhà thư pháp tài hoa đã thả hồn, trút hết đam mê với mong ước có một năm mới nhiều tài lộc, suôn sẻ, thành công, bình an, vinh hiển, giàu sang. Ông Lý cho biết, vào dịp Tết các năm tới sẽ tiếp tục sáng tạo để cho ra đời bộ sưu tập thư pháp đặc sắc mô tả đủ linh vật trong 12 con giáp biểu trưng cho từng năm.
Theo nhân dân
Chiêm ngưỡng những tác phẩm tượng phật dát vàng độc đáo trên thân cây cổ thụ Những ngày qua ở chợ hoa kiểng tết TP. Cần Thơ, đang thu hút sự chú ý của nhiều người dân miền Tây là tạc tượng, dát vàng lên thân cây cổ thụ còn sống như khắc hình tượng Phật, tượng ông Phúc, Lộc, Thọ hay Quan Âm, bộ Tứ Linh... Đó chính là anh Trần Quốc Việt (42 tuổi, ở phường Ba...