Những lưu ý khi bị mụn trứng cá
Đa số bệnh nhân mụn trứng cá có tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn người bình thường.
Tuyến này có ở toàn thân, nhiều nhất là ở mặt, ngực, lưng và mặt ngoài cánh tay trên. Da nhờn là một yếu tố thuận lợi để phát triển mụn trứng cá. Bã nhờn đọng lại ở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi trùng acne (trú ở tuyến bã nhờn), tạo thành mụn.
Trứng cá là một bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì do sự gia tăng androgen. Tổn thương đa dạng: tăng tiết bã, còi mụn, kén nhỏ, sẩn đỏ, sẩn mụn mủ hay những nốt sâu có thể rò mủ ra, để lại sẹo mất thẩm mỹ. Mụn thường bộc phát sau khi ăn nhiều đường, đôi khi có nhiều ở giữa ngày 15-20 của chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh lành tính, thường khỏi ở tuổi 20. Một số cách điều trị không đúng khiến bệnh diễn tiến nặng. Hai loại mụn thường gặp ở tuổi này là:
- Mụn đầu đen: Là những chồi sừng nhỏ trong các lỗ của tuyến bã, có thể thoát ra ngoài tự nhiên. Màu đen xuất hiện do sự oxy hóa chất bã và sự lắng đọng của melanin.
- Mụn đầu trắng: Là những chấm nhỏ màu trắng thường thấy ở má, cằm và là những sang thương đầu tiên; có thể bị ngứa, đau khi ta lấy tay đè lên. Mụn mủ và các nang vỡ ra tự nhiên, chảy mủ hay máu, dịch chảy ra không mùi.
Mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ 30-40 tuổi do sự tăng kích tố nam ở buồng trứng hay tuyến thượng thận, thường là do bệnh đa nang buồng trứng (biểu hiện: rậm lông, không có kinh hay kinh ít, rụng tóc hoặc tăng cân…).
Một số loại trứng cá nguy hiểm:
- Mụn trứng cá nốt nang: Xuất hiện do viêm nhiễm, sau khi vỡ nang có thể tạo thành lỗ rò, cuối cùng để lại sẹo lõm, co rút và cứng. Có những nang dạng biểu bì có nguồn gốc nang lông. Bệnh thường xảy ra ở phái nam, tổn thương có trên vùng mặt, ngực và lưng.
- Mụn trứng cá cụm: Tổn thương đa dạng gồm sẩn, kén, mụn mủ, cục và Abces tạo thành lỗ rò, chảy máu… Chúng tạo thành sẹo lõm và sẹo lồi. Mụn có thể kéo dài nhiều năm, để lại sẹo xấu trên mặt. Bệnh hiếm gặp, có thể gây ra biến chứng ung thư biểu mô tế bào gai trên sẹo.
Video đang HOT
- Trứng cá nang: Là một bệnh tàn phá nghiêm trọng, đòi hỏi điều trị tích cực. Nếu không, mụn sẽ tàn phá khuôn mặt, làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Lưu ý khi bị mụn trứng cá
- Việc điều trị đầy đủ sẽ làm giảm độ nặng trong mọi trường hợp và có thể loại trừ mụn hoàn toàn. Nếu không được quan tâm và điều trị đúng mức, bệnh có thể làm cho mặt có lỗ hoặc sẹo lồi.
- Ở đàn ông, mụn thường biến mất muộn hơn so với phụ nữ, thường ở tuổi 28-29.
- Cần quan tâm chế độ ăn uống, hạn chế các thức ăn ngọt và nóng như gừng, xoài, tiêu, mận , vải, rượu thịt chó; hạn chế thức khuya.
- Để không có sẹo và vết thâm da, tuyệt đối không tự nặn mụn vì việc này sẽ gây viêm nhiễm, mà cần đến các cơ sở Y tế có cấp phép chuyên môn để được lấy nhân mụn đúng cách, vô trùng. Đối với các vết thâm, cần phải có thời gian dài để cơ thể đào thải các tế bào thâm. Có thể uống thêm ” Tinh Hoa Sinh Tân “, hoặc uống nước cam, chanh để đẩy nhanh quá trình này. Khi bị mụn trứng cá nhiều, cần vệ sinh da hợp lý (thường xuyên rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt phù hợp).
“Tinh Hoa Tả Can” được bào chế từ bài thuốc cổ truyền “Tả can thang” có cách đây khoảng gần 1 thế kỷ, do Lý Đông Viên, một thầy thuốc nổi tiếng đời Tống-Kim (Trung Quốc) sáng tạo ra. Lý Đông Viên (1180 – 1251) ở vào thời kỳ chiến loạn giữa nước Kim và quân Nguyên Mông, nhân dân sống trong cảnh tinh thần luôn bị kích động lo lắng, ăn uống thiếu thốn và sinh hoạt thất thường làm cho bệnh tật dễ phát sinh, đặc biệt là những bệnh do thấp nhiệt mà điển hình là về gan, mật và tiết niệu. Trong hoàn cảnh đó ông đã phát minh ra một phương thuốc hiệu nghiệm đó là “Tả can thang” có tác dụng đào thải tác nhân gây bệnh đồng thời trên hệ gan mật và hệ tiết niệu, nhờ cơ chế này mà bệnh đã được chữa trị tận gốc. Mụn trứng cá do gan thận nóng gây nên, ngoài điều trị mụn “Tinh Hoa Tả Can”còn điều trị rất tốt bệnh viêm gan, viêm đường tiết niệu. Đào thải nguyên nhân gây bệnh đồng thời trên hệ gan mật và tiết niệu, chính là sự khác biệt của “Tinh Hoa Tả Can”.
Bài thuốc “Tả can thang” cũng đã được Bộ Y tế đưa vào sách Dược điển Việt Nam – quyển sách kinh điển của ngành dược Việt Nam.
Phòng bệnh
Kiêng đồ cay nóng như: ớt, tỏi, hạt tiêu, gừng, xoài, vải, mận, rượu, thịt chó… để phòng bệnh tái phát.
Điều trị tại chỗ: có sự khác biệt khi mụn nhỏ li ti thì có thể kết hợp phương pháp y học cổ truyền dùng kim châm lấy nhân để làm sạch mụn dễ dàng và triệt để.
“Tinh Hoa Tả Can” được công ty Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt sản xuất cao cấp dưới dạng viên nang nên tiện dùng, dễ uống, an toàn và hiệu quả cao. Mua “Tinh Hoa Tả Can” cũng thuận lợi vì có bán tại các tỉnh thành trong cả nước.
Theo 24h
7 vùng da cần lưu ý thoa kem chống nắng
Da đầu, khu vực sau tai, đôi môi, mu bàn tay, ngón chân... là những vị trí bạn dễ bỏ qua, nhưng lại cần dùng kem bảo vệ dưới ánh mặt trời.
Bạn thường được khuyên dùng kem chống nắng chứa SPF từ 30 trở lên để bảo vệ làn da khỏi ánh mặt trời. Tuy nhiên, sử dụng bao nhiêu và cho những vùng da nào để ngăn ngừa lão hóa, ung thư da... thì không phải ai cũng nắm rõ. Ngoài những vị trí bạn thường thoa kem như mặt, cánh tay, bắp chân... thì dưới đây là những khu vực da tiếp xúc nhiều với ánh nắng bạn cần để ý nhiều hơn:
1. Da đầu
Mái tóc thường hoạt động như một rào cản tự nhiên giữa mặt trời và làn da của bạn. Tuy nhiên, nếu mái tóc quá ngắn, làn da sẽ không được bảo vệ. Mái tóc có màu sáng cũng không bảo vệ được da nhiều. Hãy chọn một loại kem chống nắng dạng gel, ít dầu và hấp thụ nhanh hơn cho da đầu.
2. Tai
Vùng da sau tai cũng cần được bảo vệ, khi mà ngày càng nhiều người bị ung thư da ở khu vực này. Bạn có thể dùng bất cứ loại kem chống nắng nào dưới dạng gel, kem hay phun.
3. Đôi môi
Đôi môi dưới của bạn có nguy cơ tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn, vì thế, nên chọn loại kem dưỡng môi có chứa SPF. Bằng cách đó, đôi môi vừa được dưỡng ẩm lại vừa an toàn dưới nắng.
4. Mí mắt
Nhiều người thường sợ, không dám sử dụng kem chống nắng cho vùng da quanh mắt nhưng đây là một trong những vị trí nhạy cảm nhất, dễ bị ảnh hưởng bởi ánh mặt trời. Để tránh kích thích khu vực này, bạn nên chọn kem chống nắng dạng sáp. Nó sẽ không bám vào mắt. Hoặc bạn có thể đeo kính râm có thể chống lại cả hai tia UVA và UVB.
5. Mu bàn tay
Phần mu của bàn tay đón nhiều ánh nắng mặt trời nhất, đặc biệt là khi bạn phải lái xe. Khi đi ra ngoài trời, bạn đừng quên thoa kem cho vùng da ở đây.
6. Vai
Khi đi tắm biển, nhiều người cho rằng dây của áo tắm đủ để che vùng da ở vai nên không dùng kem chống nắng. Tuy nhiên, dây đai không bao giờ ở nguyên một vị trí, nó sẽ xô lệch. Vì vậy, dùng kem chống nắng trước khi mặc áo tắm sẽ đảm bảo chắc chắn da được bảo vệ.
7. Đầu ngón chân
Mùa hè, dép xỏ ngón hoặc những đôi giày hở mũi, sandals... sẽ là lựa chọn mát mẻ, phù hợp. Vì thế, bạn cần dùng kem chống nắng cho khu vực đầu ngón chân để giữ an toàn cho da.
Theo VNE
Nước - dưỡng chất cần thiết cho da Nước chiếm đến 70% trọng lượng mỗi người, giúp hạ nhiệt, duy trì cấu trúc vững chắc và vận chuyển dưỡng chất cho da. Nước chiếm đến 70% trọng lượng mỗi người nên thường được ví như "nguồn sống" của cơ thể và đóng nhiều vai trò đặc biệt với làn da. Khi hàm lượng nước của lớp sừng giảm xuống dưới 8%...