Những lưu ý khi bảo dưỡng xe cuối năm
Khi bảo dưỡng xe, đa số mọi người đều quan tâm tới việc làm mới bên ngoài như đánh bóng hoặc sơn phủ mới. Tuy nhiên, động cơ và những phần bên trong xe cũng quan trọng không kém.
Dầu bôi trơn luôn là phần quan trọng nhất trong một chiếc xe khi vận hành. Dầu bôi trơn sau một thời gian sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt, thì nhiệt độ cao trong động cơ sẽ bẻ gãy các phân tử dầu, khiến dầu dễ bị oxy hóa, dẫn đến giảm chất lượng bôi trơn. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của động cơ, ma sát giữa các chi tiết kim loại tạo ra muội và bụi kim loại li ti sẽ khiến dầu đặc dần, trở thành lực cản, khiến các chi tiết trong động cơ không thể chuyển động, gây tình trạng nóng máy, hư hỏng động cơ.
Đặc biệt, những chiếc xe được nhập khẩu từ châu Âu, khi gặp vấn đề này chắc chắn số tiền thay thế những bộ phận bên trong động cơ không phải là con số nhỏ. Do vậy, thời gian cuối năm khi mọi người mang xe đến xưởng dịch vụ, việc đầu tiên là nên thay dầu định kỳ để bảo vệ động cơ, tăng hiệu suất động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng, tránh những hỏng vặt của xe phát sinh trong dịp Tết Nguyên đán sắp cận kề.
Nước làm mát
Với xe hơi, trong những chuyến du lịch dài ngày thì nước làm mát có công dụng giảm nhiệt cho động cơ trên xe, tránh tình trạng xe bị quá nóng trong suốt quá trình sử dụng. Việc kiểm tra khá đơn giản, chủ xe chỉ cần mở nắp ca-pô để xem mức nước làm mát ở hai vạch Full/Low trên thân bình. Nếu trường hợp nước lúc cao lúc thấp, nằm ngoài hai vạch thì cần châm thêm hoặc rút bớt ra. Lưu ý khi thay nước làm mát, cần đổ đúng loại nước phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất và hạn chế sử dụng loại nước không đúng để tránh tình trạng kết tủa đáy két nước, khiến két nước bị gỉ sét.
Cuối năm, khi mang xe đến xưởng dịch vụ để bảo dưỡng định kỳ, việc đầu tiên là nên thay dầu nhớt để bảo vệ động cơ, tiếp theo là kiểm tra nước làm mát, bình ắc-quy, vỏ xe, thắng xe và một số bộ phận khác.
Bình ắc-quy
Bình ắc-quy là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ hỏa hoạn xe nghiêm trọng. Do vậy, tài xế cần kiểm tra ắc-quy trên xe thường xuyên để tránh những hiện tượng chập điện, gây cháy nổ có thể xảy ra. Việc bảo dưỡng, kiểm tra bình ắc-quy luôn là một công việc không bao giờ thừa thải.
Chủ xe cũng cần học kiểm tra bình ắc-quy để nắm bắt tình trạng cháy nổ có thể xảy ra. Công đoạn đầu tiên của việc kiểm tra bình ắc-quy, đó là cần kiểm tra điện cực phía trên nắp bình, đảm bảo tất cả điện cực được nối chính xác. Khi phát hiện vấn đề chập điện, cháy, rò rỉ chất lỏng… hãy thay mới ngay để tránh xảy ra cháy nổ, tai nạn. Sau đó, kiểm tra mực nước bên trong có nằm giữa hai vạch Upper và Lower hay không. Nếu mực nước quá thấp, cần đổ thêm hoặc thay bình mới.
Vỏ xe
Vỏ xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng đến khả năng vận hành, độ an toàn cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu của xe trong suốt quá trình sử dụng. Do vậy, người lái nên thường xuyên kiểm tra vỏ xe để tạo cảm giác yên tâm hơn khi di chuyển trên đường. Trường hợp vỏ xe quá mòn, có hiện tượng nứt gãy thì phải thay thế để tránh phát sinh nguy hiểm khi đang chạy với tốc độ cao.
Trường hợp vỏ xe vẫn còn trong thời hạn sử dụng và không bị hư hại nhiều, người lái nên kiểm tra áp suất lốp, không nên để lốp xe quá căng hoặc quá non sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường và mức tiêu hao nhiên liệu. Lưu ý là luôn bơm áp suất phù hợp với quy định của nhà sản xuất. Ngoài ra, tâm lý của đa số chủ xe thường có suy nghĩ chỉ chạy loanh quanh trong thành phố, ít chạy đường cao tốc nên không cần phải thay vỏ xe rất tốn kém. Tuy nhiên, vỏ xe quá thời hạn sử dụng sẽ có hiện tượng lão hóa lớp cao su, khi cố gắng sử dụng kéo dài, rất dễ xảy ra tình trạng nổ vỏ xe.
Video đang HOT
Vỏ xe dự phòng và hộp đồ nghề
Đối với những tài xế chuyên nghiệp, ngoài việc biết lái xe giỏi cũng cần phải học cách thay thế vỏ xe, đây là một nghiệp vụ quan trọng giúp hạn chế được những rủi ro xảy ra trong những chuyến du lịch dài ngày. Do vậy, người lái xe ngoài việc nắm bắt được các bước bảo dưỡng xe thì cần trang bị thêm vỏ xe dự phòng và hộp đồ nghề với một số bộ dụng cụ sửa chữa xe cơ bản.
Thắng xe
Vỏ xe đã quan trọng thì bộ phận đi kèm chính là thắng xe cũng cần phải được kiểm tra cẩn thận. Đặc biệt, giao thông tại Việt Nam khá hỗn loạn nên người lái thường sử dụng thắng xe nhấp, nhả liên tục dẫn đến tình trạng thắng mau chóng bị mài mòn, lâu ngày thắng sẽ bị mất tác dụng. Do vậy, việc kiểm tra thắng xe là một trong những bước quan trọng trong công việc bảo dưỡng, giúp xe vận hành an toàn hơn cho những chuyến du lịch dài ngày.
Theo Ngọc Quỳnh/doanhnhansaigon.vn
Quên mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ này, xe ô tô sẽ 'nhanh tã'
Mua ô tô đã tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ nhưng để ô tô bền đẹp mãi với thời gian thì chủ xe cần phải nhớ những mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ.
Mua một chiếc ô tô đã khó, giữ cho nó luôn bền đẹp với thời gian, đặc biệt là giữ cho động cơ bên trong xe luôn vận hành ổn định lại càng khó hơn.
Thực tế, có không ít những bác tài sẽ nghĩ là chỉ mang xe đi bảo dưỡng khi nó gặp vấn đề gì đó về động cơ hay hư hỏng một vài vị trí do va chạm trong lúc tham gia giao thông. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi cách giữ gìn, bảo quản "xế yêu" tốt nhất là mang chúng đi kiểm tra định kỳ tại trung tâm bảo dưỡng xe.
Hàng tháng
Việc hàng tháng bảo dưỡng xe không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết những bộ phận cần được chăm sóc của ô tô như đèn pha, đèn hậu, đèn phanh, đèn xi-nhan cần được kiểm tra để luôn vận hành ổn định nhất. Không may, một trong những loại đèn trên không hoạt động sẽ là vấn đề "đau đầu" với nhiều tài xế khi đi trên đường, nhất là đường cao tốc, nơi xa khu dân cư.
Cần nhớ những mốc thời gian bảo dưỡng xe ô tô
Hệ thống đèn cần được kiểm tra thường xuyên
Thường xuyên phải kiểm tra áp suất lốp xe vì nếu lốp thiếu áp suất sẽ rất dễ dẫn đến việc nổ lốp, mất lái khi ô tô đi với tốc độ cao. Luôn bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nước rửa kính lái cũng là bộ phận cần được quan tâm thường xuyên để lái xe luôn có tầm quan sát tốt nhất.
Thay dầu ô tô với mỗi 5.000 km
Đối với mỗi 5.000 km của ô tô, việc phải làm nếu muốn xe của mình được nâng cao tuổi thọ là thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thay dầu luôn là việc rất quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên, dầu bẩn sẽ khiến động cơ ô tô vận hành không trơn tru và gây tình trạng nóng máy.
Vệ sinh hệ thống làm mát: 3 năm/lần
Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2-3 năm. Hệ thống làm mát sau 2-3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, chúng ta nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.
Thay dầu phanh khi bảo dưỡng động cơ xe ô tô khoảng 2 năm/lần
Hệ thống phanh phải được kiểm tra về sự ăn mòn và hiệu năng làm việc theo thời gian quy định của hãng. Tuy nhiên, dầu phanh phải được thay và kiểm tra mỗi 2 năm để đảm bảo thắng xe có thể sử dụng tốt nhất nhằm tránh các tai nạn không đáng có.
Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần
Nếu xe có hệ thống trợ lực điện tay lái cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác. Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định thì chúng ta nên vệ sinh và thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và một phần nào gia tăng độ an toàn của xe ô tô.
Thay dầu hộp số sàn khi mang đi bảo dưỡng động cơ xe 50.000 km/lần
Dầu hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau. Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km chúng ta nên đưa vào hãng để có thể có đúng loại dầu thích hợp hoặc sử dụng một loại dầu cao cấp thay thế nếu được hãng khuyên dùng. Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian và khoảng cách đã đi được thì sẽ có những chuẩn bị tốt nhất nhằm giúp xe ô tô có tuổi thọ cao hơn.
Thay dầu hộp số tự đông: trong khoảng 50.000 - 100.000km
Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên thay dầu hộp số tự động mỗi 70.000-80.000km với điều kiện chạy xe bình thường. Trong điều kiện chạy xe khắc nghiệt, chúng tôi khuyên nên thay dầu sớm hơn với tầm khoảng 50.000-70.000km.
Không quên bảo trì hộp số vô cấp tự động khi đi bảo dưỡng động cơ xe ô tô mỗi 100.000 km
Hộp số vô cấp tự động cũng giống như các loại hộp số tự động khác bảo trì và thay dầu vào khoảng 100.000 km. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam chỉ có một số dòng xe sử dụng hộp số vô cấp tự động này nên chúng tôi sẽ làm rõ hơn vào những bài viết tiếp theo.
Kiểm tra nắp thùng máy và bên trong không gian buồng máy
Việc bảo dưỡng động cơ xe ô tô rất cần thiết theo đinh kỳ thời gian. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra kỹ thùng máy đặt động cơ xe ô tô mỗi tuần hoặc mỗi ngày. Việc các vật thể cứng lọt vào buồng máy hoặc các loại thú cưng hay chuột, có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn hại động cơ xe ô tô. Vì vậy, trước khi chạy xe chúng ta cần có những việc kiểm tra nhanh hệ thống không gian trong buồng xem liệu có tác động từ bên ngoài hay không. Điều đó sẽ đảm bảo an toàn hơn cho chính chúng ta và cả gia đình.
Thay đồ lọc gió cho động cơ xe ô tô: khoảng 20.000-30.000km
Thay đồ lọc gió trong động cơ và cả buồng lái vào mỗi khoảng 20.000 - 30.000km sẽ giúp cho hệ thống chạy ổn định và mát hơn. Đây là phần bảo trì rẻ và không tốn thời gian nên nếu có thời gian có thể thay sớm hơn để bảo vệ động cơ và chỗ ngồi khỏi thời tiết nắng nóng tại Việt Nam hiện nay.
Về việc thay lọc gió người dùng nên thay đồ lọc gió mới tại các cửa hàng uy tín. Nếu sử dụng lọc gió đã qua sử dụng thì nên kiểm tra kỹ và vệ sinh đồng thời thay dầu của các lọc gió. Bên cạnh đó, tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng của từng loại khi thay nhằm chọn được bộ lọc phù hợp nhất với xe ô tô.
Thay thế bộ lọc nhiên liệu trong động cơ xe ô tô: trong khoảng 50.000-100.000km
Tùy thuộc vào mỗi hãng xe nên chuẩn bị để thay bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 50.000- 100.000km. Đây là một bộ phận rất quan trọng nhưng thường bị làm lơ khi đi bảo trì của người lái xe. Những việc hỏng hóc động cơ thông thường cũng có một phần liên quan nếu bộ lọc nhiên liệu bị hư hoặc không hoạt động tốt. Những độc tố và cặn trong xăng có thể làm hao mòn động cơ và dẫn đến những hỏng hóc nặng nếu để lâu dài.
Thay thế bugi với các động cơ xe ô tô: trong khoảng 60.000- 100.000km
Bugi nên được thay thế trong khoảng 60.000 - 100.000 km và khoảng cách này chỉ mang tính tương đối. Với một số loại xe có turbo thì bugi sẽ phải được thay trong tầm 60.000-70.000 km còn với những động cơ bình thường thì con số này có thể lên tới 100.000 km. Vì vậy, để có thể có lái trong tình trạng tốt nhất, bugi hoạt động tốt luôn là một ưu tiên hàng đầu của mỗi xe ô tô dù cũ hay mới.
Hệ thống dây an toàn: trong khoảng 4-5 năm, 80.000- 100.000km
Hệ thống dây an toàn nên được kiểm tra vào mỗi lần bảo trì tại hãng. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc hay sờn cũ thì chúng ta nên thay tại lúc bảo trì. Tuy nhiên, tuổi thọ cao nhất cho dây an toàn có thể lên tới 4-5 năm tùy vào cường độ hoạt động hoặc 80.000-100.000km.
Tại Việt Nam, hầu hết các tài xê thường không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông do đoạn đường ngắn hoặc do thói quen có từ xưa dẫn đến khả năng thương vong khi gặp tai nạn nhiều hơn nhiều. Cho nên, để bảo vệ tính mạng cho mình và cho gia đình, hãy tập thói quen mang dây an toàn cho chính mình và thành viên trong gia đình.
Hệ thống tuần hoàn xăng của động cơ xe ô tô cần được chăm sóc kỹ
Sử dụng hệ thống tuần hoàn xăng để giảm thiểu sự tác động của các loại xăng bẩn hiện được sử dụng hàng ngày. Việc lọc lại xăng sẽ giúp động cơ bộc lộ được sức mạnh sẵn có và cả phòng ngừa những tình huống hỏng hóc do xăng gây ra. Nên sử dụng hệ thống được cung cấp bởi hãng xe nhằm bảo đảm tính an toàn và độ bền của của hệ thống xe tốt nhất.
Theo VietQ
10 thói quen 'phá' xe ô tô nhanh không tưởng tài xế nào cũng mắc phải Phớt lờ đèn cảnh báo, đi xe không chịu bảo dưỡng thường xuyên, không thay lốp... là những thói quen dễ gây hư hại cho xe ô tô nhất của nhiều tài xế Việt. Không coi trọng bảo dưỡng định kỳ Nhiều người do công việc quá bận rộn hoặc thấy xe mình vẫn chạy ổn định, không có hư hỏng gì nên...