Những lưu ý khi bài trí không gian thờ cúng
Nơi đặt bàn thờ, hay không gian tâm linh – tưởng nhớ có giá trị lớn lao trong đời sống tinh thần của con người.
Trong suy nghĩ và tâm thức của người Việt nói riêng và phương Đông nói chung, thờ cúng là một việc hết sức thiêng liêng và hệ trọng. Đó là một tín ngưỡng và cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp. Nơi đặt bàn thờ, hay không gian tâm linh – tưởng nhớ có giá trị lớn lao trong đời sống tinh thần của con người.
Không gian thờ cúng trong ngôi nhà truyền thống
Trong nhà ở dân gian – dù là nhà 3 gian hay 5 gian; vị trí của bàn thờ luôn được đặt vào gian giữa (trung cung của nhà) – nơi trang trọng nhất. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của việc thờ cúng trong cuộc sống và liên hệ trực tiếp với kiến trúc. Không gian tưởng nhớ này là thành phần chủ đạo trong không gian kiến trúc – nội thất, xét trên nhiều phương diện.
Với bố cục như vậy, khi bước vào cửa chính (cửa giữa) là nhìn thấy ngay bàn thờ, phía trước thường là một bộ phản hay bàn ghế tiếp khách. Hướng bàn thờ cũng là hướng nhà (đa phần là hướng nam) Tất cả hài hoà với với không gian kiến trúc của ngôi nhà truyền thống có hiên, sân, vườn cây phía trước; cũng phù hợp với lối sống, sinh hoạt ở làng xã mang dấu ấn nông nghiệp.
Không gian thờ cúng trong kiến trúc truyền thống dường như đang mai một dần. Kiến trúc đô thị có nhiều thay đổi, nông thôn đang bị đô thị hoá mạnh mẽ. Những thay đổi này đã tác động trực tiếp vào không gian kiến trúc mang yếu tố tâm linh này.
Bài trí không gian thờ cúng trong nhà ở hiện đại
Trong nhà ở hiện đại, tính chất, cấu trúc, diện tích đã thay đổi nhiều và rất đa dạng. Quan niệm xã hội, nhu cầu và thói quen sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, con người cũng tiếp cận với nhiều thông tin và cũng có nhiều quan điểm, tư duy khác xưa và khác nhau. Do vậy việc bố trí không gian thờ cúng cũng phong phú và đa dạng hơn.
Thông thường, với những nhà lô (nhà phố), bàn thờ hay được đặt trong một phòng riêng. Để phù hợp cả yếu tố tâm linh và sinh hoạt thì phòng thờ là phòng trên cùng, dưới mái. Đây gần như là giải pháp phổ biến nhất, mà nếu chủ nhà không yêu cầu thì kiến trúc sư cũng thiết kế như vậy. Bàn thờ đặt trong phòng riêng gây cảm giác trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng, lại thông thoáng và nếu gần sân thượng lại càng thuận lợi cho việc cúng ngoài trời, hay hoá vàng…
Video đang HOT
Tuy nhiên giải pháp này cũng có nhược điểm là khó khăn khi đi lên các tầng trên – nhất là đối với người già hay gây tâm lý sợ hãi cho nhiều người trẻ khi tới đó một mình.
Còn trong các căn hộ chung cư, việc sử dụng một phòng dành riêng cho thờ cúng là rất khó vì các phòng không có nhiều. Vì lẽ đó, nhiều người đã tìm cách kéo gần không gian thờ cúng tới gần không gian sinh hoạt chung, không gian sảnh – tiền phòng, hay các phòng chức năng phù hợp khác. Thư viện, phòng làm việc, phòng trà, phòng sinh hoạt trang trọng là những nơi phù hợp để có thể đặt bàn thờ. Không nên đặt bàn thờ ở những phòng sinh hoạt chung ồn ào như phòng đa phương tiện, phòng thể thao. Cũng không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ vì không trang trọng và khói nhang ảnh hưởng tới sức khoẻ tới người trong phòng; thêm nữa không gian thờ mang tính âm nên không phù hợp.
Nếu như phòng thờ là một phòng riêng biệt thì hệ thống tủ/ bàn thờ phải có quy mô và hình thức tương xứng trong không gian đó để tạo nên sự trang nghiêm. Không cần là quá hoành tráng về kích thước nhưng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng. Những nơi bàn thờ đặt ở các không gian khác như phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc… cần thiết kế phù hợp về tỷ lệ với kích thước phòng, và tương quan với các đồ nội thất khác.
Ở những không gian này, tủ/ bàn thờ nên được thiết kế đơn giản, tránh cầu kỳ lạc lõng, hay gây cảm giác nặng nề e sợ. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm mà vẫn gần gũi với những người trong gia đình và các sinh hoạt chung khác. Vật liệu và màu sắc của không gian thờ cúng cũng phải phù hợp. Nên sử dụng các màu trầm, tốt nhất là màu gỗ nâu sậm. Các chi tiết kiến trúc – nội thất (lát sàn, trần, chiếu sáng…), các vật dụng, đồ thờ (bát nhang, đèn nến, lọ hoa…) nên bày theo lối đăng đối.
Ở các căn hộ chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì tủ thờ có thể kết hợp với chức năng khác như tủ trang trí, tủ bày đồ lưu niệm – tất nhiên vẫn trên nguyên tắc phù hợp với không gian chung và các đồ nội thất khác. Ở tủ này nên có một ngăn riêng để các đồ thờ cúng liên quan như nhang, nến, gia phả…
Một số điều khác cần lưu ý
- Tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để bảo đảm an toàn.
- Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không nhỏ quá, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục điều này, có thể gắn một tấm kính ở phía trên trần
- Chiếu sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, gây cảm giác ấm cúng; nguồn sáng gián tiếp, tránh gây chói như đèn hắt tường. Bố trí chiếu sáng nên đăng đối theo bàn thờ. Kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần phù hợp với tủ thờ và không gian chung.
- Đặc thù của không gian thờ cúng là u tịch, hoài niệm, làm thịnh âm. Tuy nhiên nhà ở thuộc về dương nên cần làm tăng tính dương bằng cách đặt chậu cảnh, treo phong linh…
Thờ cúng là một tín ngưỡng và cũng là một tập quán tốt đẹp. Bàn thờ, không gian thờ cúng là không gian tâm linh, là nơi tưởng nhớ. Đó là sợ dây kết nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa những con người đang sống với nhau, thắt chặt tình đoàn kết trong gia đình – họ tộc. Đó là nơi để người ta có thể tĩnh tại sau những xô bồ của cuộc sống, tìm thấy sức mạnh tinh thần và hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ. Không gian thờ cúng không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, dù to hay nhỏ, dù giàu hay nghèo. Nhưng để không gian này thực sự có ý nghĩa, thì yếu tố vật chất kiến trúc là chưa đủ. Phòng thờ to rộng; tủ thờ hoành tráng, đẹp, cầu kỳ… chỉ là thứ yếu; mà quan trọng hơn là cái tâm, sự thành kính của gia chủ – thái độ ứng xử của mỗi con người trước không gian tâm linh – tưởng nhớ này./.
Những lưu ý khi dọn nhà đón Tết
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa cuối năm để "Tống cựu nghinh tân", chuẩn bị bước sang năm mới sáng sủa hơn, khỏe mạnh hơn, may mắn hơn, tài lộc dồi dào hơn.
Dọn dẹp đón tết tuy ai nấy cũng khá mệt mỏi nhưng cũng rất háo hức. Tuy nhiên dọn dẹp nhà cửa thế nào để hợp phong thủy, không xâm phạm những điều kiêng kỵ để tránh mất "Lộc" thì không phải ai cũng biết.
Việc dọn nhà đón tết giống như nỗi "ám ảnh" vì chúng ta sẽ chẳng biết nên bắt đầu từ đâu.
Ngôi nhà của chúng ta trong những ngày này bỗng dưng trở nên lộn xộn đến lạ thường. Việc dọn nhà đón tết giống như nỗi "ám ảnh" vì chúng ta sẽ chẳng biết nên bắt đầu từ đâu. Càng dọn nhà càng bừa bộn, lại lo sợ phạm phải những kiêng kỵ trong phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, bạn cần biết một số nguyên tắc khi dọn nhà đón tết:
Để tránh cứ dọn góc này lại thầy bừa bộn ở nơi khác, bạn nên tuân thủ nguyên tắc dọn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trong các vị trí hẹp ra đến nơi rộng rãi.Khi dọn dẹp nhà cửa đón tết, chú ý không để chất tẩy rửa gần bếp gas, dễ gây cháy nổ.Sử dụng đầy đủ dụng cụ vệ sinh, đồ bảo hộ khi làm vệ sinh.Hạn chế dùng những loại chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh, gây độc hại.
Dọn bàn thờ gia tiên: Việc dọn bàn thờ tổ tiên là rất quan trọng, không chỉ là làm sạch nhà ở. Hành động dọn dẹp còn mang ý nghĩa tâm linh, con cháu dọn sạch nơi ở để mời các vị tổ tiên, ông bà về đón tết cùng gia đình. Không hẳn chỉ đến Tết thì bàn thờ mới cần được lau dọn, gia chủ có thể thường xuyên lau dọn bàn thờ, quan trọng nhất là lau dọn một cách thành tâm và nghiêm túc, hướng đến người trên mà không phải vương vấn những chuyện khác, thể hiện sự tôn kính đối với thần linh, tổ tiên.
Sau khi tiễn ông Công, ông Táo, phần lớn gia đình tranh thủ lúc thần linh đi vắng để dọn bàn thờ ngày Tết, sửa sang lại bát hương và tỉa bớt chân hương. Trước khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, bạn nên tắm rửa sạch sẽ và thắp hương xin phép được dọn dẹp.
Chổi quét và khăn lau cần sạch sẽ, dùng nước sạch, nếu lau bằng nước nấu từ các loại lá thơm, rượu gừng càng tốt. Sau khi đã làm sạch bát hương, gia chủ đặt bát hương yên vị trên bàn thờ, không xê dịch. Nếu thêm tro mới cần cách miệng bát hương 1 đến 2 cm. Hoàn thành xong gia chủ thắp hương mời thần linh, gia tiên về nhà.
Nên thường xuyên tỉa chân nhang để bàn thờ không bụi bẩn, mất thẩm mỹ. Để tỉa bớt chân nhang, gia chủ rút từng cái một và để lại số lẻ (3, 5, 7, 9) trong bát hương và hóa tro những que rút, đổ xuống sông hoặc vùi gốc cây, không vứt ra thùng rác.
Lau chùi phòng ăn, nhà bếp: Theo phong thủy, nhà bếp là nơi sinh ra lửa, là nơi giúp gia đình làm ăn phát tài. Vì thế, để đón một cái tết phát tài phát lộc thì không thể nào quên đi việc dọn dẹp căn bếp của ngôi nhà. Không những vậy, việc dọn sạch căn bếp, phòng ăn cũng giúp căn nhà thêm thông thoáng hơn. Nếu nhà bếp có nhiều món đồ cũ, đã nứt vỡ thì bạn cũng nên nghĩ đến việc thay thế bằng món đồ mới nhé.
Kiểm tra và sửa lại đồ điện trước tết: Bạn nên kiểm tra và xử lý những món đồ hư hỏng trước tết. Vì trong những ngày tết mà đồ dùng điện, đường dây điện trong nhà bị hỏng sẽ không có thợ sữa chữa ngày Tết, nếu những món đồ này trục trặc sẽ gây cháy nổ rất nguy hiểm và đem tới điều không may mắn những ngày đầu năm.
Cửa chính và cổng nhà cũng được quan tâm: Gia chủ không thể nào bỏ qua việc dọn cửa chính và cổng nhà vào dịp năm hết tết đến. Cửa chính của căn nhà là nơi đón cát khí, sự may mắn của cả gia đình. Vì thế, khi dọn nhà đón tết, bạn hãy luôn chú ý đến việc dọn cửa chính thật sạch sẽ. Với cửa sổ, gia chủ cũng nên lưu tâm đến việc làm sạch để tăng sự lưu thông của vận khí, giúp ngôi nhà thu hút được nhiều tài lộc, may mắn.
Chú ý dọn dẹp phòng khách: Phòng khách luôn được xem là bộ mặt của ngôi nhà là nơi để tiếp đón khách đến thăm nhà, là nơi quây quần ấm cúng của người thân, bạn bè tới thăm hỏi, chúc Tết gia chủ. Vì vậy, vào dịp cuối năm, hầu hết mọi nhà đều cố gắng dọn dẹp khu vực này và bày biện trang trí nhiều vật dụng phù hợp với năm mới để bộ mặt căn nhà thêm bừng sáng, tinh tươm.
Trước hết, bạn nên lưu ý tới những khu vực như sảnh vào cửa chính, bậc thềm, bậu cửa sổ... những nơi đón, tiễn khách cần đặt để những chậu cây cảnh, bonsai đẹp, hợp phong thủy hoặc các bức tượng trang trí, tranh ảnh, câu đối, treo đèn lồng vừa tăng phần sinh động, vừa tạo sinh khí trong nhà trong dịp Tết đến xuân về. Ngoài ra, những vật sắc nhọn, quá góc cạnh như đèn trang trí nhiều góc cạnh, tiêu bản động vật có hình thù kì quái, rùng rợn cũng nên hạn chế trưng bày trong phòng khách dịp năm mới.
Dọn dẹp phòng làm việc: Trước Tết, bạn nên dành thời gian dọn dẹp, di chuyển vật dụng, sách vở, thiết bị văn phòng sao cho gọn gàng, sạch sẽ nhất. Đặc biệt, bàn làm việc nên cố gắng kê ở gần cửa sổ, nơi có thể nhìn ra không gian phía ngoài thoáng đãng. Đặt ở vị trí này sẽ giúp công danh sự nghiệp của gia chủ sáng sủa, thăng tiến.
Chú ý đến việc bỏ đi những dụng cụ không cần thiết: Trong nhà sẽ có những vật dụng không cần thiết được cất giữ lại do chưa có thời gain dọn và không nỡ bỏ. Bạn nên soạn hết những món đồ dùng không cần thiết và mang chúng ra khỏi nhà để đảm bảo căn nhà được dọn dẹp triệt để. Như vậy vừa giúp ngôi nhà thông thoáng, rộng rãi mà bạn không mất quá nhiều thời gian để dọn dẹp, tìm chỗ cất giữ chúng. Khi bạn vứt bỏ những món đồ không cần thiết cũng giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn, bụi bẩn gây bệnh cho gia đình.
Đối với việc thay đổi một số vị trí của đồ vật, nhiều gia đình sẽ chọn thay đổi vị trí của một số món đồ để tạo sự mới mẻ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, chính sự thay đổi này có thể làm xáo trộn đến vận khí của cả ngôi nhà. Vì vậy, nếu muốn đổi vị trí thì bạn cũng cần quan tâm đến yếu tố phong thủy, điều kiêng kỵ để đảm bảo có cái tến tốt đẹp, suôn sẻ nhất.
Năm kiểu nhà càng ở càng nghèo nàn, đừng để mô giới bất động sản lừa bạn Nếu ngoài cửa mà tận dụng hết chỗ đặt kệ giày dép, đồ lặt vặt ngoài cửa thì rất có thể điều này sẽ hung dữ đến nhà bạn. 1. Nhà có cửa chính thông với cửa hậu Theo phong thủy nếu cửa chính thông với cửa giữa, cửa hậu là điều tối kỵ, tạo thành thế ba cửa thông nhau. Khí vào...