Những lưu ý giúp trẻ tránh tai nạn trên sân chơi
Mặc áo có dây rút hay đeo khăn quàng cổ trong khi chơi cầu trượt, xích đu có thể khiến trẻ bị siết cổ.
Sân chơi được coi là nơi an toàn để trẻ giải trí, kết bạn và vận động thân thể. Tuy nhiên, không ít trường hợp trẻ bị thương khi đang chơi đùa khiến phụ huynh cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu cách phòng ngừa tai nạn cho trẻ.
National Playground Safety Week chỉ ra một số mẹo an toàn mà phụ huynh, giáo viên hay người trông trẻ có thể áp dụng.
Giám sát liên tục
Thay vì mải mê đọc sách hay lướt tin trên mạng xã hội, bạn hãy dõi mắt theo trẻ hoặc tới chơi cùng, nhờ đó dễ dàng phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ thân thiện với mọi người trên sân chơi, nhưng cần cảnh giác khi nói chuyện với những người lớn xa lạ. Nếu họ cố gắng đưa kẹo hay tặng quà cho bằng được, rủ rê trẻ rời sân chơi, đó là dấu hiệu xấu. Trong trường hợp này, trẻ cần la lên hoặc chạy ngay đến chỗ bạn.
Kiểm tra thiết bị sân chơi
Trước khi bắt đầu để con chơi thỏa thích, bạn nên kiểm tra những chiếc xích đu, cầu trượt, thiết bị tập thể dục ngoài trời để đảm bảo độ an toàn. Nếu thiết bị xê dịch khi có lực tác động lên, trẻ không nên sử dụng. Nếu những phần tiếp xúc trực tiếp với cơ thể như bu lông, đinh vít bị xuống cấp, trẻ có thể bị trầy xước hoặc rách da.
Hãy gọi cho chủ sở hữu công viên hoặc công ty quản lý nếu bạn nhận thấy thiết bị sân chơi cần bảo trì hoặc sửa chữa.
Kiểm tra nhiệt độ
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, những thiết bị bằng kim loại, thiết bị bằng nhựa hoặc cao su tối màu có thể đủ nóng để làm bỏng da. Do đó, bạn cần chọn thời gian thích hợp và luôn kiểm tra bề mặt thiết bị sân chơi trong những ngày hè. Mặc giày và quần dài cũng có thể giúp trẻ tránh bị bỏng.
Ăn mặc thích hợp
Các phụ kiện khiến trang phục trở nên bắt mắt, nhưng có thể khiến trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm khi đang chơi đùa. Trẻ không nên đeo khăn quàng cổ, dây chuyền, áo có dây rút để tránh nguy cơ bị siết cổ. Khi đeo balo hoặc túi trên người, trẻ cũng khó cử động một cách tự do.
Video đang HOT
Trẻ nên ăn mặc thoải mái và tránh đeo phụ kiện khi ra sân chơi. Ảnh: Round Designs
Sau khi đạp xe, trẻ nên cởi mũ bảo hiểm rồi mới chơi đùa, bởi chiếc mũ cồng kềnh có thể khiến đầu trẻ bị mắc kẹt trong các khe hở khi chơi Monkey Bar – chiếc cầu thang ngang để di chuyển bằng tay như khỉ.
Cẩn thận với độ cao
Đa số chấn thương trên sân chơi xảy ra do ngã. Vì vậy, bạn cần chọn thiết bị có lan can hoặc thiết kế chống ngã, thường xuyên nhắc đến những rủi ro khi chơi cầu trượt để trẻ tự ý thức. Trẻ cần có thời gian làm quen với việc leo trèo và nhảy từ trên xuống, luôn lựa chọn độ cao phù hợp với cơ thể.
Chọn bề mặt sân chơi
Bề mặt sân chơi có thể giúp giảm chấn thương nếu trẻ bị ngã. Do đó, nếu bên dưới các thiết bị là bãi cát, sỏi hoặc vụn cao su, đó sẽ là lựa chọn an toàn dành cho trẻ. Phần bề mặt sân chơi này phải sâu khoảng 30 cm và kéo dài ít nhất 15 cm theo mọi hướng bên dưới thiết bị.
Thận trọng khi lắp đặt thiết bị sân chơi ở nhà
Những thiết bị cao, xích đu bằng lốp xe và tường có nhiều tay cầm để tập leo chỉ nên dành cho trẻ trên 5 tuổi. Trẻ mới biết đi cho đến tuổi mẫu giáo có thể vui chơi với hộp cát, ống nhựa để trườn bò và cầu trượt thấp.
Khi mua bất kỳ bộ đồ chơi nào về nhà, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ tuyệt đối về độ tuổi được khuyến cáo sử dụng. Ngoài ra, một số thành phần có trong nhựa hoặc gỗ có thể gây nguy hiểm nếu trẻ hít phải.
Chú ý côn trùng và thực vật
Công viên và sân chơi có thể là địa điểm lý tưởng để kiến lửa hay ong kéo đến làm tổ. Do đó, bạn nên bôi thuốc chống côn trùng nếu thấy cần thiết và cảnh báo con tránh xa tổ kiến.
Thùy Linh
Theo VNE
Những tai nạn hy hữu ở trường học thế giới
Dị ứng với sữa, bị dây xích đu quấn quanh cổ hay bị bỏ quên trên xe buýt... là nguyên nhân cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em.
Đầu tháng 12/2017, Brooklyn Thill, học sinh lớp 1 tại Học viện S. Christa McAuliffe K-8 STEM ở thành phố Greeley, bang Colorado (Mỹ) đã gặp tai nạn bất ngờ khi đang chơi xích đu.
Greeley Tribune thông tin, khoảng 4h chiều, sau giờ tan lớp, cô bé 6 tuổi ra sân chơi ở sau trường và bị dây đai ở xích đu quấn quanh cổ. Chiếc xích đu thiết kế cho học sinh khuyết tật nên phần đai này vốn có tác dụng giữ cho trẻ khỏi ngã.
Brooklyn Thill đã gặp tai nạn hi hữu với xích đu. Ảnh: FOX31 Denver
Những người chứng kiến đã cố gắng hồi sức tim phổi (CPR) cho Brooklyn. Cô bé được xe cứu thương đưa đến Trung tâm Y tế Bắc Colorado. Sau khi ổn định, em lại được chuyển lên Bệnh viện Nhi.
Phát ngôn viên của khu học chánh, Theresa Myers chia sẻ: "Đây là sự cố mà bạn nghĩ sẽ không thể xảy ra trong một triệu năm nữa". Trường đã dẹp bỏ những chiếc xích đu để đánh giá an toàn. Phụ huynh có con theo học ở McAuliffe cho biết họ khá yên tâm về sân chơi của trường và sự việc trên chỉ là hy hữu.
Tuy nhiên, sau vài ngày điều trị, Brooklyn đã không qua khỏi. Học sinh và giáo viên ở trường đã tổ chức "Ngày công chúa màu hồng" để tưởng nhớ cô bé.
Dị ứng nặng do bị ném pho mát vào áo
Karanbir Cheema (13 tuổi) ở ngoại ô London (Anh) đã qua đời sau một trò đùa nghịch tưởng như vô hại là ném pho mát vào áo. Tai nạn xảy ra vào tháng 6/2017 ở trường England High School, Greenford.
Theo Independent, Karanbir bị dị ứng nặng với lúa mì, gluten, tất cả sản phẩm từ sữa, trứng và mọi loại hạt. Kieran Oppatt, nhân viên y tế đầu tiên tới hiện trường cho biết, anh được nhân viên nhà trường báo cáo rằng có lẽ ai đó đã cầm pho mát trên tay khi đuổi theo nam sinh và ném vào áo em.
"Cậu bé có dấu hiệu ngừng tim, hô hấp rất chậm, thở một cách khó nhọc. Da em đỏ tấy lên và xuất hiện các vết mẩn", Oppatt nhớ lại.
Karanbir bị dị ứng nặng với các sản phẩm làm từ sữa. Ảnh: SWNS
Nhân viên y tế sơ cứu bằng Piriton - dụng cụ gồm ống hít và cây bút đặc biệt dùng để tiêm trong trường hợp sốc phản vệ. Khi thấy bệnh nhân ngừng tim, Oppatt và đồng nghiệp cố thực hiện CPR, dùng máy rung tim trên đường xe cứu thương đưa em đến bệnh viện. Tuy vậy, Karanbir đã qua đời 10 ngày sau đó.
Bị bỏ quên trong xe buýt
Tháng 8/2017, một cậu bé 3 tuổi đã chết sau khi bị bỏ quên trong xe buýt của trường mẫu giáo ở tỉnh zmir, vùng Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ. Tài xế xe buýt đã bị bắt hai ngày sau đó.
Hurriyet Daily News cho hay, sau khi xe đưa học sinh đến trường, Alperen Sakin đã vô tình bị nhốt một mình ở bên trong. Sau nhiều tiếng, nhân viên trường mẫu giáo phát hiện cậu bé bị ngất và đưa ra khỏi xe.
Sakin được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng bất chấp mọi nỗ lực cứu chữa, cậu bé đã không tỉnh lại.
Bố Sakin tố cáo lãnh đạo trường nói dối gia đình về vụ việc. "Ban đầu họ nói không thể đánh thức con tôi dậy để ăn trưa. Nhưng lời khai của họ có một số mâu thuẫn. Khi thằng bé được đưa đi cấp cứu đã là 6h30 tối, không ai ăn trưa vào giờ đó cả. Rồi tôi biết được sự thật là họ đã bỏ quên con tôi ít nhất 10 tiếng. Không đứa trẻ nào có thể sống sót trong xe buýt mà không có nước và thức ăn, trong khi zmir đang trải qua những ngày nóng nhất", ông Serkan Sakin chia sẻ, bổ sung rằng các bác sĩ nói cậu bé đã chết trước khi kịp đến bệnh viện.
Gia đình Sakin mong tài xế và những người liên quan bị trừng phạt thích đáng theo luật pháp.
Ăn sữa chua tiêm thuốc chuột
Năm 2013, trong một lần đón cháu đi học về, người bà ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã vô tình thấy túi sữa chua để bên đường ngay gần trường mẫu giáo và lấy cho cháu ăn. Hai cô bé, 5 tuổi và 6 tuổi, lập tức sùi bọt mép và co giật.
Bé 6 tuổi chết trên đường đến bệnh viện. Không lâu sau đó bé 5 tuổi cũng không qua khỏi. Theo China Daily, sữa chua đã được tẩm tetramine, một loại thuốc diệt chuột mạnh.
Cảnh sát ở Hà Bắc thông tin, Shi Haixia, hiệu trưởng trường mẫu giáo gần đó và nhân viên của cô là Yang Wenming "thừa nhận đã tiêm chất độc vào sữa chua rồi để nó trên đường phố". Ý định của họ là làm tổn hại danh tiếng của trường đối thủ, nhằm tranh giành học sinh trong khu vực.
Trước đó, hàng loạt cuộc tấn công gây sốc nhắm vào học sinh mẫu giáo và tiểu học đã xảy ra khắp Trung Quốc, khiến ít nhất 25 người chết và 115 người bị thương từ năm 2009 đến 2012. Một số kẻ tấn công bị bệnh tâm thần, những người khác được cho là muốn tìm cách trả thù.
Trước đó chiều 28/1, bé trai 3 tuổi ở trường mầm non xã Tân Sơn (Đô Lương, Nghệ An) tử vong do sợi dây cổ áo vướng vào ván cầu trượt khiến bé mắc kẹt.
Thùy Linh
Theo VNE
Một bà mẹ cảnh báo về vật dụng tưởng như an toàn nhất nhưng lại rất nguy hiểm với trẻ Không thể tin có một ngày, chiếc ghế an toàn mà bố mẹ nào cũng nghĩ rằng nó là vật bảo vệ tính mạng trẻ em lại chính là vật cướp đi mạng sống của con mình. Một người mẹ ở Aledo, Texa, Mỹ đã đăng dòng cảnh báo về sự nguy hiểm của chiếc ghế ngồi ô tô khi con gái 17...