Những lưu ý giúp lái xe an toàn vào ban đêm
Lái ô tô ban đêm được xem là thử thách không chỉ với “tài mới” mà ngay cả “lái già” đã có nhiều năm kinh nghiệm do tầm nhìn hạn chế, nhiều nguy hiểm tiềm ẩn và cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm, từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng thường lớn hơn gấp 2 – 3 lần so với ban ngày. Điều này phần nào cho thấy, việc lái xe khi trời tối luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy, đòi hỏi người lái phải cẩn trọng hơn. Ngoài những việc cần làm để đảm bảo tầm nhìn như vệ sinh đèn pha, bề mặt kính, chỉnh gương chiếu hậu… một số lưu ý sau đây sẽ góp phần giúp đảm bảo an toàn khi lái ô tô vào ban đêm.
Nắm rõ cung đường, lộ trình
Trước khi khởi hành chuyến đi vào ban đêm, với những cung đường mới lái xe nên nắm rõ lộ trình để tránh đi nhầm đường. Vì khi trời tối tầm nhìn hạn chế sẽ rất khó quan sát hết các bảng chỉ dẫn. Đa phần các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống định vị, dẫn đường lái xe nên sử dụng chức năng này để chọn hướng di chuyển phù hợp.
Lái xe nên nắm rõ lộ trình trước khi lên đường
Khi sử dụng hệ thống dẫn đường, hình ảnh, thông tin thường hiển thị trên màn hình trung tâm, lái xe nên chỉnh độ sáng phù hợp để dễ dàng quan sát và không bị chói mắt. Không nên sử dụng điện thoại khi lái xe, vì rất dễ làm bạn mất tập trung.
Di chuyển với tốc độ phù hợp, giữ khoảng cách an toàn
Tầm quan sát vào ban đêm không được tốt như khi lái xe ban ngày, vì vậy nên điều khiển ô tô di chuyển chậm hơn, phù hợp khoảng chiếu sáng của hệ thống đèn pha và không vượt quá tốc độ cho phép.
Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Bên cạnh đó nên tăng khoảng cách an toàn với các xe đi phía trước để kịp phản ứng trước những tình huống bất ngờ. Để căn khoảng cách, nhiều tài xế thường áp dụng nguyên tắc 4 giây. Theo đó, lái xe sẽ chọn điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới, khi xe phía trước đi qua điểm này, bạn bắt đầu đếm 4 giây. Sau 4 giây nếu xe vừa tới hoặc sắp tới điểm sáng đã chọn thì xe bạn đang ở trong khoảng cách an toàn. Ngược lại nếu xe vượt qua điểm sáng khi chưa đếm tới 4 giây, bạn nên giảm tốc độ để giữ khoảng cách phù hợp.
Theo nguyên tắc này, giả sử tài xế đang lái xe với tốc độ 60 km/giờ tương đương 16,6m/giây. Với tốc độ này, nếu áp dụng nguyên tắc 4 giây, cần phải giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước khoảng 16,6 x 4 = 66m.
Sử dụng hợp lý chế độ chiếu sáng pha, cốt
Video đang HOT
Chỉ nên sử dụng chế độ đèn pha khi lái xe trên không có xe đi ngược chiều
Đèn chiếu sáng thường có hai chế độ pha và cốt. Trong đó, đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường. Khi lái xe vào ban đêm qua các tuyến đường nội thành, khu dân cư nên giảm tốc độ và bật chế độ đèn cốt. Trong khi đó, đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Lái xe chỉ nên sử dụng chế độ đèn pha khi lái xe trên các đoạn đường cao tốc, đường trường ít phương tiện và không có xe đi ngược chiều.
Với những đoạn đường có dải phân cách thấp, hoặc ở chỗ có vạch liền hay vạch đứt, khi có xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt để tránh gây lóa cho tài xế của xe đi ngược chiều. Khi muốn vượt xe phía nên nháy đèn để ra hiệu xin vượt. Trước khi vào cua, nếu không có xe ngược chiều, lái xe có thể “đá đèn” pha để mở rộng góc quan sát sau đó chuyển về cốt.
Không nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều
Luật giao thông đường bộ có quy định về việc sử dụng đèn pha cốt, kèm theo mức xử phạt hành chính nếu vi phạm. Tuy nhiên, trong thực tế một số lái xe thiếu ý thức vẫn sử dụng chế độ đèn pha khi qua các tuyến đường nội thành hay ngay cả khi gặp xe ngược chiều.
Nếu cảm thấy bị chói do đèn pha của xe ngược chiều, nên chớp mắt ngay kết hợp với việc giảm dần tốc độ
Khi gặp tình huống xe ngược chiều bật pha, bạn rất dễ bị lóa mắt và khó quan sát. Vì vậy không nên nhìn trực diện vào đèn pha của xe ngược chiều. Nếu cảm thấy bị chói nên chớp mắt ngay kết hợp với việc giảm dần tốc độ, quan sát đường phía trước hoặc nhìn chếch về phía lề đường để canh xe đảm bảo an toàn.
Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ
Buồn ngủ được xem là mối nguy lớn nhất khi lái xe ban đêm. Vì vậy, trong quá trình lái xe nếu cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi bạn nên đỗ xe vào nơi an toàn, chợp mắt một lát cho tỉnh táo hơn rồi mới lái xe tiếp. Nên mang theo bảng báo hiệu có phản quang để sử dụng trong trường hợp phải đỗ xe bên đường.
Theo Thanhnien
Những món phụ kiện không thể thiếu khi sở hữu xe bán tải
Bên cạnh các trang bị có sẵn, những món phụ kiện dưới đây sẽ giúp cho chiếc bán tải của bạn thêm tiện nghi và hữu dụng hơn rất nhiều.
Phân khúc xe bán tải đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng Việt Nam nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như: lệ phí trước bạ thấp (chỉ 6%), khả năng di chuyển linh hoạt, có thể vừa chở người vừa chở hàng hóa, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau.
Bên cạnh những trang bị có sẵn trên xe, người tiêu dùng có thể lắp thêm một số phụ kiện giúp cho chiếc bán tải trở nên "ngầu" hơn và hữu ích hơn trong những hành trình đi chơi hoặc phục vụ cho công việc vận tải hàng hóa.
1. Nâng cấp hệ thống chiếu sáng
Những chiếc xe bán tải thường được các hãng sản xuất trang bị cụm đèn chiếu sáng halogen, và cho ánh sáng chưa thật sự tốt. Nên khi mua xe về chủ xe thường thay thế bóng chiếu sáng Halogen thành bóng Xenon hoặc bóng LED để có cường độ sáng tốt hơn. Ngoài ra còn có một số chủ xe chịu chơi thường chi thêm tiền để gắn thêm những dải đèn trợ sáng và tăng cường thêm những đèn tại một số khu vực khác trên thân xe.
2. Thay lọc gió nguyên bản bằng lọc gió tốt hơn
Lọc gió được ví von như là lổ mũi chiếc xe, là bộ phận đưa không khí trực tiếp đến khoang động cơ. Lọc gió nguyên bản thường được làm bằng chất liệu giấy và phải thay thế sau khoảng hơn 30.000 km và có mức giá từ 500 ngàn đồng tuỳ vào mỗi hãng. Ngoài ra, lọc gió "zin" cần được thay thế đúng hạn nếu không thì sẽ khiến động cơ bị quá nhiệt và công suất động cơ cũng giảm. Thay lọc gió "zin" bằng lọc gió có thương hiệu K&N có giá khoảng 1,5 triệu đồng cho các dòng xe bán tải. Ưu điểm là có thể tái sử dụng được qua hình thức vệ sinh. Lọc gió đồ chơi giúp tối ưu công suất dành cho động cơ mang lại sự mượt mà hơn khi đạp ga.
3. Nắp thùng phía sau
Nắp thùng vừa tiện lợi nhưng cũng có một số hạn chế khi chủ xe muốn vận chuyển những hàng hoá có kích thước cồng kềnh như: những chiếc xe mô tô phân khối lớn. Đi kèm với mức giá từ 18 - 26 triệu đồng cho tuỳ loại nắp thùng. Loại thùng cao bằng khoan chở người.
Đây là một bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe bán tải, và trên thị trường hiện tại đang có khá nhiều loại nắp thùng, từ loại có chiều cao bằng với chiều cao của khoang chở người và loại nắp thùng chỉ ngang với mặt thùng. Ngoài ra, nắp thùng sẽ bảo vệ hàng hóa chở trên xe được khi di chuyển dưới trời mưa. Loại nắp thùng che khoảng hở trên.
4. Gương lồi trên kính chiếu hậu
Trên một số xe bán tải được hãng trang bị tính năng cảnh báo điểm mù trên kính chiếu hậu. Nhưng đa số thì chưa được trang bị chức năng này, nên vì thế việc trang bị thêm một cặp kính lối giúp người lái xe quan sát rộng hơn. Giá của sản phẩm này khá rẻ, chỉ từ mức vài chục ngàn đồng, nhưng hiệu quả mang lại khá tốt.
5. Camera hành trình
Một trợ thủ đắc lực của những người sở hữu xe khi xảy ra sự cố hay va chạm. Camera hành trình giúp lưu lại hành trình, tốc độ khi xảy ra vấn đề. Ngoài ra, camera ngày nay còn được tích hợp nhiều công nghệ hỗ trợ người lái. Giá thành của sản phẩm này từ 1 triệu đồng cho đến vài triệu đồng và được lắp đặt khá đơn giản.
6. Sạc thiết bị cầm tay qua cổng 12V
Sạc thiết bị cầm tay là một sản phẩm cực kỳ thiết yếu, mỗi gia đình khi sử dụng xe thường mang theo khá nhiều thiết bị cầm tay. Tuy nhiên, đa số trên các mẫu xe đều có tích hợp quá ít những cổng sạc, kết nối USB, vì thế cổng sạc 12V là lựa chọn gắn thêm cục sạc chuyên dụng sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu lỗ cắm sạc thiết bị cầm tay.
7. Dây ràng hoặc lưới trùm hàng hoá trên thùng sau
Sử dụng dây ràng để cột hàng hóa phía thùng sau xe.
Sử dụng lưới ràng đồ để đảm bảo an toàn cho hàng hóa ko bị văng khỏi xe khi vận hành.
Thực trạng hiện nay rất nhiều cá nhân hay công ty sử dụng thùng sau xe bán tải để vận tải hàng hóa, xe cộ. Để đảm bảo an toàn cho món hàng cũng như là những phương tiện di chuyển xung quanh thì dây ràng hàng là một sản phẩm không thể thiếu. Trên thị trường có rất nhiều loại dây như: dây có móc hai đầu và có thể co dãn, dây móc dạng lưới, dây tăng đưa khóa cố định, v..v. Loại dây ràng hàng có khả năng tăng đưa và đầu khóa cứng cáp và chịu tải tốt.
Ngoài ra, còn một phương án để ràng đồ thùng sau là dây thừng co giãn đan thành dạng lưới mắt cáo. Loại dây này thường được những người chủ xe không gắn nắp thùng sử dụng để ràng đồ phía sau một cách an toàn và không bị rơi hay văng khỏi xe trong lúc xe di chuyển. Với giá thành chỉ từ vài trăm ngàn cho đến hơn 1 triệu đồng tùy vào chất lượng của dây và đầu móc giúp kết nối với thùng xe.
8. Bơm bánh xe di động
Bơm bánh xe di động dùng nguồn điện 12V là một thiết bị không thể thiếu trên mỗi chiếc xe, không riêng gì về dòng bán tải. Trong những chuyến hành trình đi chơi xa, hay đang di chuyển trong phố vào buổi khuya, không may xe bạn bị xì hơi hoặc cán phải đinh thì giải pháp tốt nhất đã có máy bơm bánh xe di động giúp bạn làm căng vỏ xe hơn trước khi đến được cửa hàng vá vỏ xe.
Theo Khampka
Top xe ô tô cũ tầm giá 400 triệu đồng ít hỏng hóc vặt có thể mua cho gia đình Với 400 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn những mẫu xe cũ dưới đây để phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền. Những mẫu xe ô tô cũ tầm giá 400 triệu đồng đáng mua Với khoản tiền 400 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn những chiếc xe mới tinh trong tầm giá tuy nhiên ít tiện ích...