Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học
‘Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp’.
Thầy Huy trao xe đạp cho một học sinh nhà cách xa trường sau đợt bão lũ từ nguồn tiền quyên góp muaxe đạp cho học sinh khó khăn
“Tôi từng lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn. Khi tôi học cấp III, mỗi ngày cha đi làm vất vả cũng chỉ nhận được 14.000 đồng. Nếu học thêm một buổi là tôi tiêu tốn nửa số tiền đó nên tôi chỉ dám đi học một buổi ở trường. Giờ có thể giúp được ai thì tôi không ngần ngại”. Thầy Trịnh Xuân Huy, giáo viên Trường tiểu học Lâm Thượng (xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, Yên Bái) chia sẻ.
Bài học đạo đức cho học sinh
Thầy Huy là giáo viên dạy mỹ thuật, tổng phụ trách đội và kiêm nhiệm nhiều công việc khác của trường. Vì thế thời gian để làm việc thiện nguyện đều phải sắp xếp ngoài giờ hành chính, vào các buổi tối và ngày nghỉ.
Từ năm 2014, thầy mở lớp dạy về kỹ năng sống miễn phí. Trước dịch COVID-19 thầy dạy trực tiếp vào cuối tuần. Khi có đại dịch đến nay, thầy mở lớp trực tuyến vào 5h55 sáng trong khoảng thời gian 25 – 30 phút.
“Tôi không dạy theo chương trình nào cả. Thực chất các buổi lên lớp đó tôi chỉ trò chuyện với học sinh và phụ huynh. Phần lớn phụ huynh tham dự cùng con. Mỗi buổi tôi nói về một giá trị như sự hiếu thảo với cha mẹ, lòng trung thực, sự tử tế, sự chia sẻ, giúp đỡ đối với người khó khăn hơn mình…
Thầy Huy ở trường – Ảnh: VĨNH HÀ
Nói chung cũng là những bài học về giá trị, về ứng xử trong cuộc sống như bài học về đạo đức ở trường. Tôi chọn những câu chuyện cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với trẻ hoặc trải nghiệm của chính bản thân mình”, thầy Huy cho biết.
Có con dự lớp học đặc biệt của thầy Huy từ khi học tiểu học, chị Luyến (ở Lục Yên, Yên Bái) kể lại: “Tôi nhớ năm đó, con mới chỉ học lớp 4. Một hôm con bảo mẹ ơi con mắc màn cho mẹ. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao lại muốn mắc màn cho mẹ. Con nói thầy Huy đã dạy về tình thương của người mẹ nên con thấy phải làm những việc cụ thể đáp lại yêu thương đó.
Video đang HOT
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp. Sự tốt đẹp đó không chỉ là lời nói suông mà thể hiện bằng hành động”.
Có nhiều phụ huynh khác cũng bày tỏ về những thay đổi dù là rất nhỏ của con khi học “lớp thầy Huy”. “Con tôi rất nghe thầy. Cha mẹ nói chưa chắc đã nghe nhưng thầy nói là nghe theo ngay”, một phụ huynh khác cũng chia sẻ.
“Xuất phát từ thực tế khi tiếp xúc với cha mẹ học sinh của mình, tôi nhận ra chưa nhiều người quan tâm việc giáo dục đạo đức cho trẻ mà chỉ quan tâm đến chuyện học để có điểm số tốt. Trong khi đó, giáo dục gia đình rất quan trọng. Tôi chỉ muốn góp một chút để đồng hành cùng phụ huynh”, thầy tâm sự.
Hiện lớp học đặc biệt của thầy Huy không chỉ có phụ huynh, học sinh ở Lục Yên mà nhiều nơi khác tham dự. Có những buổi học có 60 – 70 người tham gia.
Thầy Trịnh Xuân Huy tạo hình trái tim chụp ảnh cùng học sinh – Ảnh: VĨNH HÀ
Dạy viết chữ đẹp
Cũng một lớp học miễn phí khác của thầy Huy đang duy trì đều đặn là lớp dạy viết chữ đẹp. Với lớp học này, thầy không trực tiếp lên lớp mà thiết kế các video hướng dẫn viết chữ. Sau đó thầy nhận lại bài viết của người học và tỉ mỉ sửa lỗi, chỉ dẫn.
Nói về điều này, thầy Đinh Công Hiển, hiệu trưởng Trường tiểu học Lâm Thượng, cho biết học sinh ở Lâm Thượng viết chữ rất đẹp một phần nhờ sự kiên nhẫn của thầy Huy.
“Luôn có khoảng trên dưới 100 người, đa số là học sinh theo lớp viết chữ đẹp này. Có cả thầy cô giáo cũng xin theo để luyện chữ. Nhiều bạn nhỏ Trường tiểu học Lâm Thượng chữ đẹp như chữ viết trên giấy khen”, thầy Hiển nói.
Vì sao thầy muốn luyện chữ trong khi thời đại công nghệ số, người ta dùng máy gõ chữ là phổ biến? Trả lời câu hỏi này, thầy Huy cho rằng luyện chữ, nhất là đối với trẻ con cũng là rèn tâm, rèn tính. Nó là điều không có công nghệ nào thay thế được. Vào các dịp lễ, Tết, thầy Huy tổ chức các buổi viết thư pháp, thu hút học sinh tham gia để các em hiểu ý nghĩa, vẻ đẹp của chữ nghĩa.
Sẵn sàng dạy ôn thi miễn phí cho những học sinh vùng quê nghèo có nguyện vọng thi kiến trúc, mỹ thuật, thầy Huy cũng luôn là người mở lòng với nhiều học sinh gặp khó khăn khác.
Thầy kể: “Tôi không dùng mạng xã hội, trừ việc dùng Zalo dạy viết chữ đẹp. Vì thế tôi không bao giờ kêu gọi quyên góp tiền làm từ thiện trên mạng xã hội.
Thậm chí, khi đã giúp ai, tôi không cần họ phải thông tin hay gửi hình làm bằng chứng, cũng không muốn nói nhiều về những việc mình đã làm. Chỉ cần tâm trong sáng, cho đi là đã xong phần trách nhiệm của mình. Nên tôi sống nhẹ nhàng, vui với mỗi việc nhỏ có thể giúp đỡ được ai đó”.
Thầy Trịnh Xuân Huy trong buổi viết thư pháp đầu xuân với học sinh – Ảnh: NVCC
Giúp học sinh, người dân khó khăn
Thời gian bão lũ gây lụt nặng ở xã Minh Chuẩn, nhiều hộ dân bị cô lập, thầy Huy cùng với những người dân khác đóng thuyền giúp dân di chuyển, mua 3 tấn gạo cung cấp cho dân. Thầy Huy cũng tổ chức nấu cơm, phục vụ hơn 5.000 suất cơm cho người dân và bộ đội đến giúp dân trong những ngày lụt nặng.
Thầy quyên góp nhiều sách, vở, nhu yếu phẩm và hỗ trợ hàng trăm triệu đồng thông qua Phòng GD-ĐT huyện Lục Yên và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lục Yên cho người dân, giúp đỡ nhiều trường học bị thiệt hại nặng trong trận lũ lụt.
Thầy không kêu gọi quyên góp nhưng vì sao nhiều người vẫn gửi tiền, hàng qua thầy để cứu trợ? Trả lời câu hỏi này, thầy Huy cho biết: “Những người liên lạc, gửi tiền hàng qua tôi có khi là bạn bè đồng nghiệp, người tôi quen, có khi tôi không quen.
Tôi không rõ ai giới thiệu cho họ về tôi nhưng tôi ý thức được mình được tin tưởng thì tôi phải xem việc này như nhiệm vụ mình được giao phó. Tôi phải cố gắng, trao đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm một cách chu đáo”.
Thầy Huy cùng phụ huynh gói bánh cứu trợ dân trong bão lũ – Ảnh: NVCC
Theo một số phụ huynh, chính vì đã cùng con tham gia các lớp miễn phí của thầy Huy nên họ có niềm tin. Khi bão lũ xảy ra nhiều người ở các nơi khác muốn làm thiện nguyện nhưng không tiếp cận được vùng lũ, nên họ đã giới thiệu đến thầy Huy. Nhiều người ở Minh Chuẩn cũng sẵn sàng xắn tay cứu trợ khi thầy Huy cần trợ giúp.
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
Nhiều người đang lầm tưởng về giá trị của việc tặng quà ngày 20/11.
Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Đây chính là dịp để học sinh thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, tri ân đến những thầy cô giáo của mình.
Nhưng bên cạnh niềm vui của con trẻ, thì không ít bậc phụ huynh cũng đang đau đầu trăn trở một câu hỏi: "Làm sao để chọn được món quà vừa ý nghĩa, vừa phù hợp với từng thầy cô?". Đứng trước hàng ngàn lựa chọn quà tặng, họ không chỉ lo lắng về việc chọn món quà nào phù hợp mà còn đối mặt với áp lực xã hội, sự so sánh và những hạn chế về kinh tế.
Tuy nhiên, với các thầy cô giáo, món quà ý nghĩa nhất không phải là những món quà về vật chất xa hoa mà thay vào đó là những tình cảm chân quý mà học sinh và phụ huynh dành cho họ.
1. Món quà chân thành, không cần quá xa xỉ
Thay vì những món quà đắt tiền, việc tự tay làm một tấm thiệp, viết một bức thư, hoặc chuẩn bị một tiết mục văn nghệ nhỏ sẽ giúp học sinh thể hiện được tấm lòng chân thành và sự trân trọng đối với thầy cô. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày nhà giáo mà còn tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.
Một số phụ huynh có thể cho rằng việc tặng quà càng đắt tiền thì sẽ thể hiện càng sự kính trọng với thầy cô. Tuy nhiên, suy nghĩ này chỉ xuất phát từ việc "phú quý sinh lễ nghĩa" và điều này thực sự là không cần thiết. Món quà ý nghĩa nhất chính là sự chân thành và lòng biết ơn của học sinh. Thay vì chạy đua theo những món quà đắt đỏ, chúng ta có thể dạy con cái mình rằng, việc thể hiện lòng biết ơn có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, như một tấm thiệp tự làm, một lời cảm ơn chân thành.
2. Một món quà mang thông điệp ý nghĩa
Thực tế, không phải ai cũng có năng khiếu hoặc có hứng với việc làm thủ công hay viết lách. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thể hiện lòng biết ơn. Một bó hoa tươi thắm, đơn giản mà ý nghĩa, cũng sẽ là món quà tuyệt vời. Việc tặng hoa không chỉ là một hành động đẹp mà còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Mỗi loài hoa lại mang một thông điệp riêng, như hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, hoa cẩm chướng tượng trưng cho sự tôn trọng. Việc lựa chọn loài hoa phù hợp sẽ giúp chúng ta truyền tải được những tình cảm chân thành nhất.
Tuy nhiên, khi lựa chọn hoa để tặng thầy cô, chúng ta cần lưu ý đến sự tinh tế. Việc so sánh số lượng hoa hay ý nghĩa sâu xa của từng loài hoa có thể tạo ra một bầu không khí không mấy thoải mái. Quan trọng nhất là tấm lòng chân thành mà chúng ta muốn gửi gắm.
3. Hành động thật lòng thay cho những món quà vật chất
Công việc của giáo viên không chỉ đơn thuần là đứng trên bục giảng. Nghề giáo bên cạnh đó cũng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau: người thầy, người bạn và người quản lý, thậm chí là cả người chăm sóc. Từ việc soạn giáo án, giảng dạy, đến việc chăm lo cho sức khỏe, an toàn của học sinh, giải quyết những vấn đề tâm lý, giáo viên phải đảm đương rất nhiều trách nhiệm. Dù vậy, họ vẫn luôn yêu và một lòng nhiệt huyết với nghề, với trò.
Bởi vậy, với học sinh, mặc dù học tập là nhiệm vụ chính của các em, nhưng nếu có điều kiện, các em vẫn có thể cùng thầy cô chia sẻ một số công việc nhỏ để giúp thầy cô giảm bớt gánh nặng cũng như làm mối quan hệ thầy trò trở nên thân thiết hơn. Tuy nhiên, cần tránh những hành động chỉ mang tính hình thức hoặc làm vì mục đích khác. Điều quan trọng là sự chân thành và lòng nhiệt tình trong mỗi việc làm.
3. Những bông hoa "điểm 10"
Học tập là nhiệm vụ chính của học sinh, còn việc giúp học sinh tiến bộ là sứ mệnh cao cả của thầy cô. Vì vậy, trong ngày tôn vinh nghề giáo, món quà lớn nhất chính là sự hợp tác cùng gia đình giáo dục các em thật tốt, để sự chăm chỉ của các thầy cô có thể biến thành những thành tựu và tiến bộ rõ rệt cho các em.
Ngược lại, nếu học sinh học tập không có tiến bộ, cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi lên lớp thì đó không phải là món quà mà giáo viên mong muốn. Thay vào đó, niềm vui lớn nhất của thầy cô là khi thấy học trò tiến bộ, thành công. Đó mới là món quà ý nghĩa nhất mà chúng ta có thể dành tặng thầy cô.
Để giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn thầy cô một cách văn minh và ý nghĩa. Việc tặng quà không phải là điều bắt buộc và có rất nhiều cơ hội, cách thức khác nhau mà các em học sinh có thể thể hiện sự kính trọng, tình cảm chân thành đối với những người đã dìu dắt mình. Hãy cùng nhau xây dựng một nét đẹp văn hóa mới, nơi mà tình thầy trò luôn được trân trọng.
Bài văn tả mẹ cao 30cm của một bé gái tiểu học bỗng được "đào" lại: Biết danh tính tác giả mà cười vỡ bụng Mẹ của chủ nhân bài văn này cũng không cao thật, nhưng 30cm thì có phải hơi... quá rồi không? Bằng sự thật thà cộng thêm trí tưởng tưởng tượng quá mức, học sinh tiểu học đã cho ra "lò" những bài văn mà khi đọc cả phụ huynh và giáo viên cũng phải chết cười. Danh hài Thuý Nga cũng từng vinh...