Những lời tiên tri chính xác 99,99% của các thiền sư Việt
Thông qua những câu sấm truyền, nhiều thiền sư Việt Nam đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ.
Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước
Thiền sư Định Không (?-808) xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai.
Lời sấm truyền linh ứng sau 200 năm của ông về sự ra đời của nhà Lý vẫn còn được lưu lại đến nay, nội dung như sau:
Pháp khí xuất hiện
Thập khẩu đồng chung
Tính Lý hưng long
Tam phẩm thành công
Dịch ra tiếng Việt:
Hiện ra pháp khí
Mười khẩu chuông đồng
Họ Lý hưng long
Ba phẩm thành công
Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”.
Hơn 60 năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.
Sau này, sự chấm dứt của triều Đinh (968 – 980) cũng ứng với một lời sấm không rõ tác giả, xuất hiện vào năm 974:
Đỗ Thích giết hai Đinh
Video đang HOT
Nhà Lê sinh thánh minh
6 năm sau, trong bữa tiệc tối, nhân lúc vua quan say rượu, hoạn quan Đỗ Thích đã giết vua và người con cả Đinh Liễn. Sau đó Lê Hoàn nắm quyền kiểm soát triều đình và trở thành hoàng đế, mở ra thời Tiền Lê. Dưới thời của ông đất nước được thịnh trị và giành chiến thắng vẻ vang trước cuộc xâm lược của nước Tống.
Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý
Thiền sư La Quý (852 – 936) là người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Tương truyền, trước khi qua đời ông đã trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Diên Uẩn và để lại những bài kệ:
Đại sơn long đầu khỉ
Cù vĩ ẩn châu minh
Thập bát tử định thiền
Miên thọ hiện long hình
Thổ kê thử nguyệt nội
Định kiên nhật xuất thanh
Dịch là:
Đại sơn đầu rồng ngửng
Đuôi cù ẩn Châu minh
Thập bát tử định thành
Bông gạo hiện long hình
Thỏ gà trong tháng chuột
Nhất định thấy trời lên
Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau: Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”. Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.
Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh
Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về khả năng tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau:
Thọ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hoa đào mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sanh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Dịch là:
Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình
Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, trong câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua, chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua (Lê Long Đĩnh) sẽ chết yểu.
Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền.
Ở câu 3, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu 4, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi.
Trong câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác (Lê Lợi và nhà Hậu Lê) sẽ lại nổi lên…
Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng 5 thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê.
Việc cây gạo bị sét đánh và hiện ra lời sấm cũng đã được thiền sư La Quý tiên đoán trước đó với câu “Miên thọ hiện long hình” (Bông gạo hiện long hình), câu thứ 4 trong bài kệ năm 936 của ông.
Theo vietbao
Hà Nội sẽ xây cầu vượt qua đàn thiêng Xã Tắc
Chiếc cầu dài 500m, với kinh phí 766 tỷ đồng dự kiến được hoàn hành vào năm 2015 sẽ giảm nạn ùn tắc ở nút giao thông Ô Chợ Dừa.
Đàn Xã Tắc được xây dựng từ thời nhà Lý và phát hiện khi thi công đường Xã Đàn vào năm 2006
Chiều 26/3, ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội cho biết, sau 2 năm nghiên cứu đã có phương án kiến trúc cầu vượt hạn chế giải phóng mặt bằng tại ngã 5 Ô Chợ Dừa.
"Chúng tôi đã tham khảo và chọn nhiều phương án kiến trúc. Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo phải bảo vệ di tích đàn Xã Tắc và hạn chế giải phóng mặt bằng. Vì vậy, chúng tôi nghiêng về phương án kiến trúc thứ 3. Với phương án này, cầu sẽ cách nhà dân tối thiểu 5m, các mố cầu ở ngoài phạm vi đàn Xã Tắc" - lời ông Bảo.
Theo ông Bảo, cầu vượt thông theo hướng vành đai 1 tại nút giao Ô Chợ Dừa được xây dựng bằng bê dài 500m. Mặt cắt cầu rộng 14,5m gồm 4 làn xe. Ngoài ra, còn có hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, tổ chức giao thông... với tổng chi phí 766 tỷ đồng. Cầu vượt dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành năm 2015.
Hiện nay, tuyến vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu cũng đang được Ban dự án và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng vào quý 2, để có thể thông xe kỹ thuật trong năm nay. Theo ông Bảo, đoạn đường này đã thi công được khoảng 20% khối lượng. Từ tháng 11/2012 đã tiếp tục thi công, tuy nhiên do mặt bằng thu hồi chật hẹp nên việc thi công còn hạn chế. "Vẫn còn 77 hộ gia đình chưa nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng. Chúng tôi vẫn tiếp tục vận động họ chấp hành chủ trương của nhà nước và sẽ có biện pháp giải quyết đúng theo quy định của pháp luật" - ông Bảo nói.
Theo xahoi
Bỏ lại ví, điện thoại rồi nhảy xuống hồ tự tử Trước khi nạn nhân tự tử ở hồ Khe Mây, trên facebook nạn nhân nhắn với nội dung vẻn vẹn, rất buồn: "Có nhiều dự định không thể thực hiện được". Khoảng 23 giờ ngày 20/3, một nhóm thanh niên đi chơi trên đập hồ Khe Mây (khu phố 7, Phường 3, Tp. Đông Hà, Quảng Trị) thì phát hiện có một chiếc...